Quảng Cáo

Hen suyễn là gì, ăn gì tốt? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc trị bệnh

10/07/2020

Hen suyễn là một trong những bệnh mãn tính khó chữa nhất trong nhóm bệnh hô hấp. Vậy bệnh này là gì, nên ăn gi, đâu là các dấu hiệu, nguyên nhân và thuốc trị căn bệnh này. Cùng bài viết tìm hiểu ngay sau đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là cụm từ mô tả tình trạng phế quản đang gặp vấn đề, thuộc dạng mãn tính có liên quan tới hệ thống hô hấp. Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh cảm thấy khó thở do ống phế quản bị sưng viêm, co thắt và các chất nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường. Do đó, bệnh còn được biết đến với cách gọi khác là hen phế quản.

Hen suyễn là gì, ăn gì tốt? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc trị bệnh
Hen suyễn là gì

Nếu để hiện tượng sưng viêm ngày càng nặng nề và kéo dài thì sự co thắt phế quản cũng vì vậy mà diễn biến xấu, vô cùng khó lường. Người bệnh hen suyễn sẽ gặp khó khăn khi thở, gây ra sự phiền hà tới cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Không chỉ vậy, sức khỏe của người mắc suyễn cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Có thể kể tới một số biến chứng của bệnh bao gồm: Phế quản hẹp vĩnh viễn, phế quản nhiễm khuẩn, tràn khí ở màng phổi, suy hô hấp cấp tính, biến dạng lồng ngực, suy tim, não tổn thương… Đặc biệt, người bệnh cần thật cẩn trọng vì hen suyễn hoàn toàn có khả năng gây ra tử vong.

Theo các bác sĩ, bệnh hen bao gồm 4 mức độ (nhóm) như sau:

  • Mức nhẹ: Các triệu chứng hen suyễn diễn ra theo từng đợt, chỉ tối đa 2 ngày/tuần. Nếu gặp các biểu hiện bệnh vào ban đêm thì tối đa là 2 đêm/tháng.
  • Mức vừa phải: Biểu hiện của bệnh > 2 lần/tuần, tối đa 1 lần/ngày.
  • Mức trung bình:Biểu hiện bệnh hen suyễn xuất hiện > 1 đêm/tuần và diễn ra hàng ngày.
  • Mức nặng: Các triệu chứng thường xuyên diễn ra, đặc biệt là vào ban đêm.

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và ăn gì tốt?

  • Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
  1. Tránh xa các loại đồ uống đóng chai: Các loại đồ uống đóng chai (trừ nước suối) với hàm lượng hương liệu nhân tạo, hóa chất, chất bảo quản… không tốt cho người bị bệnh suyễn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm nước uống từ hoa quả tươi giúp đường thở được thư giãn tốt hơn.
  2. Người hen suyễn kiêng rượu bia và các chất kích thích: Cảm giác khó thở của người hen phế quản sẽ càng tăng sau khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích. Rượu bia còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp, thần kinh gây khó thở, suy giảm hệ miễn dịch.
  3. Bệnh nhân không nên ăn hoa quả sấy khô: Các loại hoa quả sấy khô như quả dứa, mơ, nho, anh đào và các loại rau củ quả đóng hộp chứa nhiều đường và chất bảo quản không tốt cho hệ hô hấp. Vì thế, trong danh sách bệnh hen suyễn kiêng ăn gì nên chú ý tránh loại thực phẩm này.
  4. Nói ‘không’ với đồ muối chua: Các loại đồ muối chua có thể sản sinh sulfite có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp mà người bệnh hen cần lưu ý để tránh xa.
  • Món ăn tốt cho người hen suyễn
  1. Cần bổ sung thực phẩm chứa vitamin C: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh hen cần bổ sung lượng vitamin C đầy đủ giúp tăng sức đề kháng, hạn chế các triệu chứng bệnhsuyễn. Một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm hoa quả họ cam, bưởi, chanh, các loại rau xanh, ổi, thanh long, rau mồng tơi…
  2. Người hen suyễn nên ăn thực phẩm chứa Beta Caroten: Beta Carotene giúp kiểm soát các cơn hen, giảm tình trạng bệnh hiệu quả. Vì thế, với người bệnh hen nên bổ sung các thực phẩm chứa carotene tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm trong danh mục gồm khoai lang, bí ngô, cà rốt, ớt chuông đỏ, gấc.
  3. Bị hen suyễn nên ăn thực phẩm chứa omega 3: Các thực phẩm chứa lượng lớn omega 3 không thể thiếu trong danh sách bệnh suyễn nên ăn gì. Omega 3 giúp giảm tình trạng viêm, hạn chế chứng khó thở ở người bệnh. Một số thực phẩm trong danh sách bao gồm cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trúc, những loại hạt có dầu như hạt óc chó, hạt lanh…

Triệu chứng hen suyễn

Bệnh suyễn có thể được nhận biết qua những dấu hiệu dưới đây:

Hen suyễn là gì, ăn gì tốt? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc trị bệnh
Hen suyễn có triệu chứng là gì
  • Ho nhiều:Thường xuất hiện vào buổi đêm hoặc mỗi khi tới gần sáng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của người bệnh.
  • Gặp khó khăn khi thở, thở tiếng khò khè, thở rít: Xảy ra do hiện tượng ống phế quản sưng viêm, phế quản co thắt.
  • Khó chịu vùng ngực: Hen suyễn gây tức ngực hoặc đau như có cảm giác bị đè nén, bóp nghẹn.
  • Thở dốc, thở nhanh: Biểu hiện này rất thường thấy và vô cùng phổ biến nếu mắc bệnh. Đặc biệt chúng sẽ càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn mỗi khi hoạt động, hay thực hiện các động tác nặng.
  • Triệu chứng bệnh hen suyễn gây đờm: Có thể xuất hiện cả đờm, cảm giác muốn khạc đờm.
  • Tình trạng khó thở: Đôi lúc ra nhiều mồ hôi nếu thở khó, thiếu oxy.
  • Cơ thể mệt mỏi: Những triệu chứng bệnh hen suyễn kể trên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, dẫn tới việc cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, xanh xao, thậm chí là suy nhược nếu tình trạng kéo dài.

Nguyên nhân hen suyễn

Bệnh suyễn có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên lý do chính xác gây nên bệnh thì lại chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào. Có chăng là chỉ nhận biết được điều này qua những phản ứng quá mẫn của đường hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung đối với những tác động bất thường. Có thể kể đến bao gồm:

  • Hen suyễn do thường xuyên tiếp xúc cùng với nhiều tác nhân có hại như ô nhiễm không khí, bụi bẩn xung quanh, nấm mốc, lông động vật, phấn của hoa cỏ, khói từ thuốc lá, hít nhầm một số loại mỹ phẩm (phấn trang điểm, gôm xịt tóc…), môi trường làm việc có nhiều loại hóa chất nhưng không được bảo hộ kỹ…
  • Các virus, vi khuẩn, nấm… xâm nhập, hoặc do cơ thể bị nhiễm lạnh và gây nên hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp phía trên ( hen suyễn và các bệnh lý liên quan tới xoang, mũi, dây thanh quản, vùng họng…).
  • Do dị ứng thực phẩm (hải sản, rượu bia, đồ khô, đồ chế biến sẵn, món nhiều dầu mỡ…).
  • Do ảnh hưởng từ việc sử dụng các loại thuốc: Ibuprofen, aspirin, beta-blockers…
  • Do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình.

Thuốc trị hen suyễn

Thực tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp để loại bỏ dứt điểm bệnh suyễn mà chỉ có thể ngăn ngừa, hạn chế bệnh diễn biến nặng nề hơn. Chính vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh hãy nhanh chóng tới khám bác sĩ để biết được chính xác tình trạng của mình, từ đó tìm ra được cách điều trị kịp thời, phù hợp. Thông thường, chứng hen suyễn có thể điều trị bằng những loại thuốc sau đây:

Thuốc Tây trị hen suyễn

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị suyễn. Sau khi thăm khám và biết được nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định và kê đơn thuốc. Người bệnh chú ý tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được hướng dẫn, bởi có thể mỗi trường hợp hen suyễn khác nhau lại phải dùng những loại thuốc và liều lượng không giống nhau.

Một số thuốc Tây y thường dùng bao gồm: Corticoid đường hít, Corticosteroid đường uống, SABAS, LABAS, kháng Leukotriene, Theophylline (ít dùng), Ipratropium, Omalizumab… Người bệnh phải tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ để không xảy ra những trường hợp xấu.

Chữa hen suyễn các bài thuốc dân gian

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc trị hen suyễn từ Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kết hợp với những bài thuốc dân gian để hỗ trợ quá trình trị bệnh. Dưới đây là một số cách chữa từ các nguyên liệu tự nhiên sẵn có:

  1. Lá trầu không: Xay nhuyễn 1 nắm khoảng 5 – 6 lá cùng với vài lát gừng mỏng. Sau đó ngâm hỗn hợp trong 1 cốc nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Lọc qua rây để lấy nước uống, sử dụng sau khi ăn. Uống 1 đợt trong vòng 7 ngày, 1 lần/ngày. 30 ngày sau có thể thực hiện lại nếu hen suyễn chua dứt hẳn.
  2. Quả quất: Ngâm 1kg quất cùng 0.5kg đường trắng trong bình thủy tinh khoảng 7 – 10 ngày. Mỗi ngày lấy 1 – 2 thìa cà phê nước ngâm để ngậm, sau đó nuốt từ từ để cải thiện triệu chứng hen phế quản.
  3. Thuốc chữa hen suyễn bằng lá diếp cá: Giã nát 5 – 6 lá diếp cá, vắt lấy nước cốt uống ngay. Áp dụng phương pháp này 7 ngày liên tục, 1 lần/ngày.

Cách chữa bệnh hen suyễn khác

Thực tế, những thói quen trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới các triệu chứng suyễn. Theo đó, để cải thiện được bệnh hen suyễn cần phải thay đổi, tạo dựng một lối sống tốt, lành mạnh đồng thời bảo vệ sức khỏe kỹ càng.

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc cùng với những tác nhân có hại: Bụi bẩn, khói thuốc, lông vật nuôi, nấm mốc, phấn hoa… Khi ra ngoài phải sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa ô nhiễm. Nếu làm việc trong môi trường nhiều hóa chất phải có dụng cụ và quần áo bảo hộ đầy đủ.
  • Người bệnh hen suyễn nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa để luôn có không gian thoáng mát. Các vật dụng như vỏ gối, ga giường, chăn, khăn tắm… cũng phải được giặt đều đặn nhằm phòng ngừa các loại bụi bẩn bám trên bề mặt có thể tác động tới người bệnh.
  • Các thực phẩm nên ăn với người bị hen suyễn: Gạo lứt, các loại đậu, hành, tỏi, bí đỏ, khoai sọ, củ sen… Các thực phẩm cần hạn chế: Thịt, tôm, cua, thực phẩm nhiều đạm, món chiên rán, món nướng, bia rượu…
  • Vận động thường xuyên, tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải.
  • Tự theo dõi diễn biến hen suyễn của mình, đồng thời khám bệnh theo định kỳ.
Hen suyễn là gì, ăn gì tốt? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc trị bệnh
Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp bảo vệ hệ hô hấp

Bài viết trên đây đã đưa tới lời giải đáp cho vấn đề hen suyễn là gì, bệnh như thế nào, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa ra sao để mọi người cùng tham khảo. Người bệnh cần lưu ý khi nhận thấy cơ thể xuất hiện bất cứ một dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng tới khám bác sĩ để điều trị kịp thời, phòng tránh những tác động xấu đối với sức khỏe.

các từ khóa liên quan: - Related searches - bệnh hen suyễn có chữa được không - hen suyễn tiếng anh - hen suyễn ở trẻ. Nguồn : bacsydakhoa.com