Ho có đờm kéo dài là gì, triệu chứng ra sao, nguyên nhân và thuốc trị cho trẻ và người lớn hiệu quả luôn là băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Ho có đờm là gì?
Nhiều người chắc hẳn không biết rằng ho là một dạng phản xạ cơ thể dùng để đẩy những chất bụi bẩn, vi khuẩn có hại ra môi trường ngoài. Vì vậy, một số trường hợp ho có đờm là một phản xạ cần có và thậm chí nó còn có lợi cho cơ thể trong quá trình hô hấp.
Đờm hay đàm thực chất là chất nhầy được tạo ra mỗi ngày nhằm bôi trơn hoạt động của các bộ phận trong hệ hô hấp. Tuy nhiên, khi ho có đờm xảy ra do niêm mạc của các bộ phận này bị tổn thương thì sẽ sinh ra nhiều hơn mức bình thường dẫn đến lượng chất nhầy vượt ngưỡng cho phép và đồng thời có chứa những bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây hại.
Việc ho có đờm là do cổ họng bị kích thích ngứa để có thể ho và đẩy bớt những chất nhầy này ra. Thực chất đây không phải là một bệnh riêng lẻ mà là một triệu chứng cần có của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, tắc nghẽn phổi, lao phổi, viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản,…
Ở người bị ho có đờm chất nhầy sinh ra là do niêm mạc vòm họng, các ống dẫn khí hoặc các phế nang, phổi bị viêm nhiễm, tổn thương. Vì vậy khi phát hiện bản thân gặp phải các triệu chứng này thì người bệnh nên xác định rõ nguyên nhân gây ra ho và tiến hành thăm khám ở các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện để có được hướng điều trị nhanh nhất.
Triệu chứng ho có đờm
Những triệu chứng của bệnh có thể kể đến như sau:
- Đầu tiên là cảm giác nặng ở ngực, có cảm giác có thứ gì đó vướng ở cổ họng.
- Triệu chứng ho có đờm có thể kèm theo dịch chất nhầy màu trắng, vàng đục hoặc xanh đục. Đặc biệt triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm và sáng sớm.
Khi phát hiện bản thân bị ho có đờm nhưng chỉ tầm 1-3 tuần là hết thì đây chỉ là những triệu chứng của những căn bệnh hô hấp nhẹ. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài trên 3 tuần kèm theo những biểu hiện dưới đây thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
- Triệu chứng ho có đờm kèm theo những đợt sốt ngắt quãng, có thể là sốt nhẹ hoặc nặng, kèm theo đó là cơ thể luôn cảm thấy lạnh run.
- Khi ho có đờm thì có vài tia máu nhỏ xuất hiện trong phần chất nhầy thải ra khi khạc nhổ.
- Khi ho cảm thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh và gấp.
- Ban đêm có hiện tượng đổ mồ hôi lạnh dù nhiệt độ trong phòng đang rất nóng.
- Người bị ho có đờm thường xuyên mệt mỏi, ăn không ngon và bị sụt cân.
Nếu bị mắc những triệu chứng trên thì chắc chắn người bệnh đã bị những bệnh liên quan đến đường hô hấp ở mức độ nặng như ho có đờm, viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi, giãn phế quản,… Lúc này người bệnh cần nhanh chóng có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân ho có đờm
Như đã nói ở trên, ho có đờm có nguyên nhân là do mắc các bệnh về đường hô hấp. Tùy theo bệnh mà ho kèm theo đờm sẽ khác nhau đôi chút. Người bệnh có thể phán đoán sơ lược dựa trên những gợi ý sau của chúng tôi:
- Nguyên nhân ho có đờm do cảm cúm: Ho ngắt quãng, đờm trong, không có màu và lỏng.
- Do viêm phế quản: Ban đầu sẽ là những triệu chứng ho khan, sau đó sẽ là những cơn ho kèm theo đờm xanh đục hoặc vàng đục.
- Nguyên nhân bệnh ho có đờm do viêm phổi: Tần suất những cơn ho xuất hiện nhiều hơn, đờm có màu vàng đậm, khi ho kèm theo những cơn đau tức ngực.
- Ho có đờm do lao phổi: Ho liên tục với chất nhầy tiết ra màu trắng đục, đôi khi kèm theo máu. Đặc biệt bệnh nhân thường sốt vào chiều tối.
- Do giãn phế quản: Ho có đờm màu vàng đục, đặc quánh như mủ và đờm sẽ kết dính thành khuôn, thường xuất hiện các triệu chứng ho vào sáng sớm.
Ngoài những nguyên nhân trên thì ho có đờm còn do môi trường sống quá ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn, vi sinh vật gây hại. Việc ho và kèm theo đờm xảy ra là cách để cơ thể đào thải những tác nhân xấu đó ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó, ho có đờm kèm theo tiết chất nhầy còn xảy ra vào khoảng thời gian giao mùa khi cơ thể người bệnh chưa quen, hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này các vi khuẩn, virus gây bệnh có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Qua những nguyên nhân gây ra ho có đờm đã được liệt kê trên đây thì người bệnh có thể nhanh chóng nhận ra được bệnh tình của mình và có phương pháp chữa trị phù hợp.
Lưu ý khi trẻ ho có đờm nhưng không sốt
Trẻ ho có đờm không sốt có thể là phản xạ bình thường
Khi trẻ ho ra đờm không sốt có thể là hiện tượng cơ thể bé đang tống các chất nhầy, đờm hoặc dị vật ra ngoài. Các chất dịch này có thể xuất pháp từ đường hô hấp ở các cơ quan như phế nang, phế quản, các xoang hốc mũi, hàm trán…Một số loại chất khác cũng có thể gặp nhưng rất ít như mủ, bã đậu, máu…
Chính những loại đờm, dị vật trên sẽ làm cản trở hoạt động hô hấp, khiến trẻ phải ho thì mới tống chúng được ra môi trường bên ngoài. Cho nên, trẻ ho có đờm còn được xem như một hiện tượng phản xạ sinh lý tốt nhưng có thể gây nên nhiều khó chịu cho bé.
Khi bé ho nhưng vẫn ăn ngủ, chơi đùa như bình thường không quấy khóc quá nhiều thì phụ huynh không nên lo lắng quá. Lúc này, ba mẹ chỉ cần chú ý kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ và điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp hơn.
Trẻ ho có đờm không sốt có thể là biểu hiện của bệnh lý
Mặc dù vậy, nếu trẻ ho kèm đờm lặp lại thường xuyên đó có thể là biểu hiện của một số loại bệnh lý như:
- Hen phế quản: Đi kèm với đó bé thường bị thở khò khè nghe như có tiếng rít khẽ, ho dai dẳng kéo dài đến 10 ngày. Tình trạng ho nặng nhất là về đêm.
- Viêm tiểu phế quản: Lúc này trẻ ho có đờm thường bị thở khò khè, khó thở, hơi thở nhanh và nông.
- Ho gà: Chủ yếu là bé bị ho khan, ít có đờm, tiếng ho rất nhanh và khô khốc, khi bé hít mạnh sẽ có âm thanh the thé nhưng tiếng gà.
- Trào ngược dạ dày: Biểu hiện là bé thường ho nhiều sau khi ăn và càng ho nặng hơn khi nằm. Các triệu chứng kèm theo là ho khan, lách cách, ho không đều.
- Viêm tắc thanh quản: Trẻ ho phổ biến về đêm âm thanh ho khô khốc.
- Một số trường hợp khác: có thể là trẻ ho có đờm do đang bị nhiễm lạnh, dị ứng, nôn trớ nhiều, viêm xoang hoặc hít phải các khí, đồ chơi, thức ăn độc hại…
Các bệnh lý như hen phế quản, viêm tắc thanh quản, ho gà, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày… nếu để lâu sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Thuốc trị ho có đờm tại nhà
Đối với những triệu chứng ho do những bệnh cảm sốt thông thường, ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tham khảo sử dụng những loại thuốc ho dưới đây:
- Thuốc ho Bảo Thanh: Đây là sản phẩm được mệnh danh là sản phẩm dành cho gia đình bởi nó dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng ho có đờm, ho gió, ho khan,…
- Cách trị ho có đờm với Atussin: Đây là một sản phẩm thuốc ho của Việt Nam có tác dụng long đờm, giúp giãn phế quản. Với thành phần chủ yếu là các tân dược nên tùy theo thể trạng người bệnh có thể sinh ra một số phản ứng phụ như buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn,… Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên lưu ý khi sử dụng.
- Cách trị ho có đờm bằng Methorphan: Đây là một sản phẩm của công ty cổ phần Traphaco dùng được cho mọi lứa tuổi. Loại thuốc này chuyên trị các chứng ho như ho kèm theo đờm, ho do dị ứng, ho do cảm cúm, ho gió, ho khan,… Tuy nhiên với thành phần tân dược thì nó cũng gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn cho người bệnh.
- Thuốc trị ho có đờm – Cao bổ phế Tâm Minh Đường: Đây là một loại thuốc Đông Y cung cấp dưỡng chất cho phế quản và các cơ quan khác của hệ hô hấp. Đồng thời với các tinh chất chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên thì loại sản phẩm này còn đặc trị các chứng ho đờm, ho gió, ho khan,… rất hiệu quả.
Ngoài những loại thuốc trị ho được sản xuất sẵn như trên thì người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc trị ho dân gian được ông bà ta tin dùng dưới đây:
- Cách trị ho có đờm với củ cải trắng: Củ cải trắng rửa sạch ép lấy nước cốt. Sau đó đun sôi phần nước cốt này với vài lát gừng. Để hỗn hợp còn âm ấm thì cho thêm chút mật ong và uống. Ngày uống 2 lần sáng tối sẽ giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.
- Cách trị ho có đờm tại nhà với rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi sau đó giã nát, lọc lấy nước cốt. Đun hỗn hợp nước cốt này với nước vo gạo rồi để ấm uống mỗi ngày. Với tính sát trùng, diệt khuẩn, tiêu đờm, giảm ho thì đây là bài thuốc đơn giản người bệnh nên lựa chọn.
- Cách trị ho có đờm với chanh: Chanh rửa sạch cắt lát mỏng, trộn chung với muối và tiêu. Sau đó ngậm những lát chanh này 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra còn có thể pha nước chanh và mật ong uống ấm mỗi sáng cũng sẽ giúp giảm những cơn ho.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề ho có đờm là bệnh gì, triệu chứng, nguyên nhân cũng như những cách trị hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết này người bệnh sẽ sớm thoát khỏi những cơn ho.