Quảng Cáo

Người đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì, có ăn được thịt gà?

10/07/2020

Đau nhức xương khớp nên ăn gì và khiêng ăn gì? Là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì?

Theo lời khuyên của những chuyên gia y tế hàng đầu, những nhóm thực phẩm sau đây sẽ là “kẻ thù không đội trời chung” với căn bệnh này. 

Người đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì, có ăn được thịt gà?
Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?
  • Những loại đồ ăn nhanh: Như các bạn đã biết, đồ ăn nhanh luôn được tẩm ướp bằng nhiều loại gia vị và chiên đi chiên lại không biết bao nhiêu lần dầu mỡ. Chỉ vậy thôi cũng đã ảnh hưởng quá nhiều đến những bệnh lý về xương khớp nói riêng và sức khỏe của bạn nói chung. Còn chưa kể tới thành phần những chất phụ gia, chất bảo quản và thực phẩm không rõ nguồn gốc nữa.
  • Thức ăn giàu photpho: Nội tạng động vật, thịt có màu đỏ, thịt đóng hộp … là những thực phẩm chứa hàm lượng photpho cao mà người bệnh không nên ăn. Vì vậy cần phải hạn chế đến mức tối đa.
  • Thực phẩm chữa nhiều chất béo (chất béo bão hoà): Được xếp vào loại chất béo xấu người bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn và thực sự không tốt cho người có vấn đề về xương cốt vì nó sẽ khiến tình trạng viêm nặng hơn. Loại chất béo này thường có trong mỡ động vật, trứng, một lượng nhỏ hơn ở trong cacao, dừa, cọ và một số loại cây dầu.
  • Thực phẩm làm tăng lipid máu: Điển hình là xúc xích, thịt mỡ, dăm bông, bơ, kẹo ngọt, bánh ngọt … Việc tăng lipid có thể khiến cơ thể bệnh nhân bị rối loạn lipid trong máu, ngoài ảnh hưởng tới xương khớp thì còn có nguy cơ dẫn đến những bệnh lý khác như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, viêm tụy, bệnh mạch vành … 
  • Cà muối: Món ăn dân gian truyền thống của người Việt Nam đến nay vẫn còn rất nhiều người yêu thích và sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn.  Người bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn gì? Các loại cà muối đặc biệt là cà muối ghém và cà pháo người bệnh nên tránh xa.
  • Thực phẩm nhiều đường và muối: Cả 2 loại gia vị này đều không nên được sử dụng quá nhiều cho các món ăn vì có thể khiến tình trạng bệnh bệnh ngày càng xấu đi. Muối có vai trò giữ nước cho cơ thể, tuy nhiên nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép trong cơ thể sẽ làm thận phải bài tiết canxi quá mức. Do đó, 1 ngày bạn chỉ cần tiêu thụ 1000 – 1500mg muối và có thể thay thế chúng bằng nhiều loại thảo mộc hoặc hương liệu khác cùng vị.
  • Các loại đồ uống có ga, chất kích thích, rượu, bia và thuốc lá: Đây đương nhiên là kẻ thù số 1 của cơ thể con người không chỉ với xương khớp mà còn cả gan, phổi, thận và đường hô hấp. Người bệnh đau nhức xương khớp tuyệt đối phải tránh xa những loại đồ uống này vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe xương khớp.
  • Ngô (bắp): Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng theo những nghiên cứu cho thấy, trong ngô có chứa một hoạt chất gây viêm khớp, dị ứng nên đây là loại thực phẩm cần tránh khi bạn có bất kỳ tình trạng đau nhức nào.
  • Thực phẩm có hàm lượng oxalat cao: Thường xuất hiện ở rau chân vịt, củ cải Thuỵ Sĩ, tỏi tây, đậu bắp, socola, trà … Oxalat sẽ là một loại axit hữu cơ có khả năng ngăn cơ thể hấp thụ canxi, gây ảnh hưởng không nhỏ tới xương khớp.
  • Thịt chó và canh cua: Là 2 món ăn chứa quá nhiều đạm và không tốt cho xương khớp.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì? 

Để có thể chữa khỏi và ngăn không cho bệnh tái phát thì bệnh nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong và sau khi điều trị bệnh. Bên cạnh những phương pháp và đơn thuốc được áp dụng, thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng chiếm 50% yếu tố quyết định tình trạng bệnh. 

Một số loại thực phẩm dưới đây đã được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Người đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì, có ăn được thịt gà?
Ăn gì chữa đau nhức xương khớp? Xương hầm rất tốt cho người bệnh

Nhóm thực phẩm tốt cho sụn khớp

  1. Nước hầm xương, hải sản, sụn động vật: Đây là món ăn chứa hàm lượng canxi tiêu chuẩn dành cho những tổn thương của xương và sụn khớp. Bên cạnh đó, chondroitin và glucosamin là 2 chất cơ bản cấu thành xương.
  2. Các loại cá: Trong cá có chất béo, tuy nhiên đây là acid béo tốt, đặc biệt là acid omega 3 và có một lượng vừa đủ, không hoà tan mà sẽ biến đổi thành prostaglandin nuôi dưỡng và ngăn ngừa viêm nhiễm trong sụn khớp.
  3. Sữa: Mặc dù trong sữa có chất béo nhưng cũng đồng thời chứa vitamin D và canxi chống loãng xương, cải thiện tình trạng chất lượng xương. Người đau nhức xương khớp nên ăn gì? Sữa một trong những loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  4. Ngũ cốc: Như lúa mạch, lúa mì, gạo lứt, đậu nành … là những thực phẩm từ hạt ngũ cốc kích thích collagen sản sinh tế bào sụn khớp hiệu quả.
  5. Nấm: Tác dụng chống lão hoá, viêm xương khớp, thoái hóa khớp và ngăn ngừa các biến chứng tê bại chân tay. 
  6. Các loại rau củ quả và trái cây: Đương nhiên những thực phẩm xanh-sạch và giàu chất xơ như thế này luôn là một sự lựa chọn hoàn hảo cho cơ thể.

Đau nhức xương khớp nên ăn thực phẩm tăng chất nhờn

  1. Nước: Bổ sung nhiều nước cho cơ thể sẽ khiến khớp hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn, tăng cường đệm khớp.
  2. Dầu hạt nho: Ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hoá sắt, đào thải lượng sắt dư thừa để sản sinh dịch khớp bôi trơn.
  3. Dầu oliu nguyên chất: Chứa oleocanthal giúp giảm nguy cơ gây thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?

Đây là một loại thực phẩm chứa nhiều protein và acid amin thiết yếu cho cơ thể. Nhưng đối với người bị đau nhức xương khớp cần phải hạn chế tối đa, hoặc có thể kiêng hoàn toàn cho đến khi khỏi bệnh trong thời gian dài. Vì trong thịt gà chứa hàm lượng kẽm cao có thể phá vỡ cấu trúc sụn. Ăn thịt gà nhiều có thể dẫn tới hiện tượng đau nhức trầm trọng hơn và gây viêm khớp. Do đó, bệnh nhân có vấn đề về xương và sụn nên tránh xa thịt gà.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì và không nên ăn gì? Câu trả lời đã quá rõ ràng trong bài viết trên đây. Hi vọng các bạn có thể lưu lại và chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng của mình để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

các từ khóa liên quan: