Nguyên nhân đau lưng dưới, trên, trái, phải ở phụ nữ và nam giới là gì? Dựa vào cảm nhận, người bệnh sẽ không thể xác định được mình đau do nguyên nhân nào. Bởi mỗi vị trí sẽ có những tác nhân gây bệnh khác nhau. Để biết rõ hơn về đặc điểm của mỗi loại, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Nguyên nhân đau lưng dưới
- Viêm xương, viêm khớp: Khi khớp gặp các chấn thương hoặc áp lực quá tải sẽ gây nhiễm trùng, viêm xương khớp.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau lưng dưới phổ biến nhất, chính xác là vùng thắt lưng, nơi có đốt sống l3, l4, l5. Thắt lưng phải chịu toàn bộ trọng lượng từ nửa thân trên đè xuống, dẫn đến tình trạng trào nhân đĩa đệm ra ngoài lớp vỏ bảo vệ.
- Ngồi lâu: Một số công việc có đặc thù phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn sẽ bị căng cứng cơ, mạch máu không tuần hoàn, khô khớp, vẹo cột sống lưng,…
Nguyên nhân đau lưng dưới ở phụ nữ
Ngoài các nguyên nhân chung được nhắc ở trên, một vài yếu tố khác sẽ gây đau ở vùng lưng dưới chỉ xuất hiện ở nữ giới. Cụ thể:
- Các bệnh về phụ khoa: Khi cổ tử cung của bị tổn thương, phụ nữ sẽ bị đau bụng dưới rốn. Ngoài ra, triệu chứng đau còn lây lan sang vùng lưng dưới, gần với mông. Các loại bệnh phụ khoa này bao gồm u xơ cổ tử cung, viêm cổ tử cung,…
- Mang thai vào những tháng cuối: Bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, bào thai đã phát triển khá lớn. Vì vậy, cột sống vùng lưng dưới của người mẹ phải cong hết cỡ để đỡ thai nhi. Thêm vào đó, trọng lượng thai tác động vào cột sống rất nặng và duy trì trong thời gian dài.
Nguyên nhân đau lưng trên
Lưng trên bao gồm 12 đốt sống nối từ vai xuống ngực, đây là vị trí ít có khả năng bị đau nhất. Các cơn đau tại đây chủ yếu là do tuổi tác và chấn thương gây ra, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân do thoái hóa cột sống: Khi tuổi cao, xương chậm hấp thụ khoáng chất, cơ thể không tự chữa lành được các tổn thương nhỏ. Điều này sẽ gây nên tình trạng cột sống bị thoái hóa ở người già. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận như dây thần kinh, gân, khớp, các bó cơ,…. Từ đó, người bệnh xuất hiện cơn đau phía trên lưng dữ dội.
- Nguyên nhân gây ra đau lưng trên do gai cột sống: Khi đốt sống bị thoái hóa, dần dần sẽ mọc lên một mẩu xương dư thừa, có đầu nhọn chĩa ra ngoài được gọi là gai cột sống. Phần gai này chọc thẳng vào các bộ phận xung quanh làm người bệnh bị đau cả ngày, đặc biệt cơn đau sẽ đến dữ dội khi di chuyển.
- Loãng xương: Đây là một loại bệnh xuất hiện chủ yếu ở người từ 50 tuổi trở lên. Người cao tuổi sức đề kháng gần như bằng 0, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, thể trạng rất yếu. Vì vậy, xương dần khô, thiếu chất, loãng xương và dễ bị vỡ gây nên các cơn đau âm ỉ.
- Nguyên nhân gây đau lưng trên do chấn thương: Trong quá trình sinh hoạt và lao động hằng ngày, khi bị một lực va đập quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ. Các mô mềm bị tụ máu, không cung cấp đủ không khí và dưỡng chất. Thêm vào đó, lưng trên có khả năng bị vỡ đĩa đệm, vỡ xương, gãy dây chằng, bong gân,…
Nguyên nhân đau lưng bên phải
Đau ở vùng thắt lưng bên phải và bên trái có các nguyên nhân gần giống nhau. Theo thống kê từ bộ y tế, trường hợp đau bên phải rất ít khi xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương hoặc ảnh hưởng của các bệnh lý về xương.
- Xem Thêm:Thuốc trị đau lưng của Nhật bản, Mỹ, Việt Nam tốt nhất
- Chấn thương: Khi không may bị chấn thương tập trung vào bên phải, người bệnh sẽ bị đau nhức toàn bộ vùng lưng này. Nguyên nhân là do va đập mạnh làm gãy xương, tụ máu, giãn dây chằng.
- Nguyên nhân do viêm xương khớp: Một số trường hợp hậu chấn thương không được điều trị tận gốc, không bồi dưỡng cho xương vững chắc trở lại sẽ làm khô khớp. Sau một thời gian vận động nhiều dẫn tới mòn lớp sụn, bể xương, nhiễm trùng và cuối cùng mắc bệnh viêm xương khớp.
- Nguyên nhân bị đau lưng bên phải do thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm lồi nhân nhầy qua bên phải của đốt sống làm các bộ phận lân cận bị chèn ép. Điều này gây nên tình trạng đau đớn, tê bì lưng phải.
- Vẹo cột sống: Đĩa đệm bị thoát vị, xẹp đi và vẹo cột sống lệch sang một bên. Phía lưng bên phải bị cong, các đốt xương cọ vào nhau gây nên cơn đau dữ dội.
- Nguyên nhân do gai cột sống: Gai cột sống mọc phía bên phải của đốt sống, đâm vào toàn bộ mô mềm và dây thần kinh gây đau cột sống thắt lưng. Thêm vào đó, gai sẽ cọ vào các đoạn xương khác làm người bệnh đau đớn khi cử động.
- Lao động sai tư thế: Thói quen thuận một bên, hay mang vác, đeo đồ vật bên phải lâu ngày sẽ gây đau nhức. Thêm vào đó, dáng ngồi không đúng cách, ngồi vẹo lưng cũng gây nên tình trạng này.
Nguyên nhân đau lưng bên trái
Khi bị đau bên trái vùng lưng, phần lớn nguyên nhân xuất phát từ xương và nội tạng của người bệnh. Có rất nhiều bộ phận nằm trong cơ thể phía bên trái có thể nhiễm bệnh dẫn tới đau bụng, ngực và lan cả sang lưng trái. Dưới đây là một số nguyên nhân để bạn tham khảo:
- Bệnh co thắt ruột: Dạ dày bị tổn thương do dư thừa acid hoặc nhiễm khuẩn sẽ làm các cơ co thắt ruột rối loạn. Khi acid quá nhiều trong đường ruột sẽ kích thích cơ bị co thắt quá đà, gây đau ở bên trái lưng.
- Nguyên nhân đau lưng bên trái do đau thần kinh tọa: Dây thần kinh này nối dài từ mông đến tận gót chân, đây là một bộ phận rất dễ bị đau do trọng lượng quá tải đè nén. Thông thường, bệnh chỉ làm đau từ mông, đùi xuống chân, nhưng nếu bệnh tiến triển quá nặng sẽ làm lây lan lên vùng lưng trái.
- Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Nếu đĩa đệm bị trào nhân sang phía bên trái của đốt sống, toàn bộ dây thần kinh, gân, dây chằng,…. sẽ bị chèn ép và gây ra đau cột sống.
- Nguyên nhân bệnh đau lưng trái do gai cột sống lưng: Gai cột sống có thể mọc bất kì vị trí nào trên đốt sống. Vì vậy, khi gai mọc phía bên trái cơ thể, toàn bộ vùng lưng bên thuận sẽ bị đau, nhức, không thể cử động như bình thường.
- Bệnh về nội tạng, cơ quan sinh dục: Đau cột sống phía bên trái lưng có thể là do mắc các bệnh trong nội tạng như viêm tụy, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm đại tràng,…. Ngoài ra, việc bị viêm nhiễm tử cung cũng sẽ gây ra các cơn đau.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân đau lưng dưới, trên, trái, phải ở phụ nữ và nam giới. Khi có dấu hiệu đau dữ dội hoặc đau dai dẳng hơn 1 tuần, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh mắc phải các biến chứng nguy hiểm.