Quảng Cáo

Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?

10/07/2020

Nổi mề đay ở cổ là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chữa như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được cách xử lý cực tốt từ chuyên gia. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ do đâu?

Nổi mề đay ở cổ là tình trạng da ở cổ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu. Những triệu chứng này có thể lan nhanh ra các vùng da khác trên cơ thể nếu không được xử lý tốt. Nếu tình trạng bệnh nặng có thể gây ra một số biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng thậm chí là sốc phản vệ.

Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?
Nổi mề đay ở cổ là bệnh da liễu phổ biến

Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm căn bệnh bùng phát như.

  • Thời tiết: Khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng, độ ẩm thấp, thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là giai đoạn chuyển mùa thì rất hay gặp bệnh lý này.
  • Đồ ăn: Các loại hải sản như tôm, cua, ba ba, ghẹ… là nguyên nhân hay gặp mề đay ở cổ. Ngoài ra, sữa hoặc đồ hộp cũng rất dễ khiến cơ thể xảy ra tình trạng dị ứng.
  • Các dị nguyên: Khói bụi, phấn hoa, lông chó, lông mèo,…
  • Tác nhân vật lý như ánh sáng, nhiệt độ hoặc tác nhân hóa học như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, phụ gia,…
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng được đề cập và nghiên cứu khá nhiều trong bệnh mề đay ở cổ. Nếu bố mẹ hoặc người thân mắc các bệnh lý liên quan đến miễn dịch dị ứng khác như viêm da cơ địa, hen phế quản, lupus ban đỏ thì nguy cơ con cái của họ sinh ra bị mắc bệnh mề đay là rất cao.
  • Thuốc: Một nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ cũng hay được nhắc đến đó là thuốc. Các nhóm thuốc kháng sinh đặc biệt là penicilin hay nhóm an thần, giảm đau thực chất là các kháng nguyên lạ đưa vào cơ thể. Phản ứng kháng nguyên kháng thể xảy ra khiến người bệnh xuất hiện tình trạng dị ứng.
  • Bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan và các bệnh lý liên quan khác cũng làm cho tình trạng mề đay vốn có xảy ra mãnh liệt hơn. Nguyên nhân do gan là nhà máy thải độc của cơ thể, khi chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Các nguyên nhân này cũng tương tự như nổi mề đay ở lưng, bụng, tay,… Tuy nhiên có những lúc không tìm ra được yếu tố nào dẫn đến tình trạng này, bệnh thường xuyên tái phát và tự biến mất. Tình trạng này được gọi là nổi mày đay vô căn.

Nhận biết các nốt nổi mề đay ở cổ

Triệu chứng của bệnh rất giống với một số bệnh viêm da khác khiến người bệnh nhầm lẫn. Tuy nhiên chúng có một số đặc điểm nhận dạng sau:

  • Trên da cổ xuất hiện các nốt sần có nhiều kích thước khác nhau, từ dạng chấm nốt đến các đám có đường kính 1-2 cm, thậm chí nặng hơn thành từng mảng. Chúng có màu đỏ, hồng hoặc trắng xám ở giữa màu hồng.
  • Ngứa: Khi mề đay xuất hiện bệnh nhân cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu, đây là triệu chứng gây phiền toái và lo lắng nhất cho người bệnh. Càng gãi sẽ càng thấy ngứa và mề đay tiếp tục lan rộng ra, tạo thành vòng xoắn bệnh lý ngứa-gãi.
  • Các nốt mề đay ở cổ xuất hiện nhanh chóng sau vài giờ đến vài ngày và có thể tự biến mất. Khi lành bệnh không để lại sẹo hoặc các sắc tố khác trên da.
  • Trường hợp nếu dị nguyên gây bệnh quá mạnh hoặc tiếp xúc quá nhiều mề đay không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn xuất hiện ở cả tay chân, thậm chí nặng hơn nếu gặp ở thanh quản sẽ gây ra khó thở, tụt huyết áp, trụy tim. Lúc này, người bị nổi mề đay ở cổ sẽ rất khó chịu.
Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?
Da cổ bị mề đay gây ngứa ngáy và dễ lan rộng ra các vùng da khác

Nếu vùng da cổ bị mề đay không được vệ sinh sạch sẽ hoặc gãi nhiều gây trầy xước có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Cách xử lý nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ

Để không làm các biểu hiện nêu trên lan ra các vùng da khác và các nốt nổi mẩn ngứa nhanh chóng biến mất thì người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp xử lý sau:

  • Dừng ngay tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh là việc làm đầu tiên của bạn. Nó giúp tình trạng nổi mày đay không trở nên nặng hơn.
  • Histamin có vai trò quan trọng trong phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Chính vì thế các thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn quá trình này làm giảm các triệu chứng ngứa do mề đay gây ra. Các thuốc hay dùng như: Fexofenadin, loratadin,…Có thể bôi trực tiếp lên các vị trí ở cổ xuất hiện mề đay hoặc sử dụng đường uống.
  • Corticoid: Hydrocortisone, Flucinar, Triamcinolone, prednisone, cortisol. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp nặng hoặc dùng thuốc kháng histamin không có hiệu quả. Tuy nhiên corticoid có rất nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm vì thế tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, không sử dụng khi không có sự kê đơn của bác sĩ.
  • Nếu tình trạng mề đay gây nguy hiểm đến tính mạng như sốc phản vệ hoặc khó thở dữ dội phải tiêm ngay ephedrin.
  • Miễn dịch liệu pháp cũng là một phương pháp mới trong điều trị mề đay mạn tính.
  • Một số phương pháp điều trị nổi mề đay ở cổ tại nhà cũng rất hiệu quả như: Chườm đá lạnh, sử dụng nhựa cây lô hội bôi lên vùng da bị bệnh, hoặc tắm lá khế, lá trầu không, chè xanh,…
Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?
Thuốc bôi trị nổi mề đay ở cổ

Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên có những biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát bệnh như:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân khiến da bị bệnh.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tăng cường trái cây và các vitamin cần thiết.
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên giúp nâng cao thể trạng, rất có lợi cho sức khỏe.

Chúng ta không nên chủ quan khi bị nổi mề đay ở cổ vì có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Cần biết rõ nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn. Hy vọng bài viết giúp ích được cho quý độc giả.

Chấm dứt nổi mề đay ở cổ nhờ bài thuốc gia truyền

Theo Đông y, chứng nổi mề đay ở cổ còn được bết đến với tên gọi Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chấn khối hay dân gian vẫn quen gọi là Phong ngứa, Tầm Ma Chẩn,…Muốn loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng nổi mề đay ở cổ, người bệnh cần loại bỏ bệnh từ bên trong, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân bệnh. Đó cũng là nguyên tắc được áp dụng thành công trong bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Chỉ sau một thời gian ngắn ứng dụng, bài thuốc đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh lý nổi mề đay ở cổ.

Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đánh bay nổi mề đay ở cổ

Ngưu bì giải độc ẩm là bài thuốc có sự kết hợp hoàn hảo của một phác đồ điều trị toàn diện gồm 3 yếu tố, cụ thể:

  • Bài thuốc uống: Được bào chế dưới dạng thang, người bệnh đun sắc uống ngày 1 thang. Thuốc có mùi thảo dược đặc trưng, rất thơm và dễ uống. Bài thuốc uống đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bổ gan, nhuận gan, hoạt huyết, hóa ứ, thông mật, giải độc, ổn định cơ địa điều trị mề đay ở cổ từ căn nguyên.
  • Thuốc bôi: Người bệnh sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da nổi mề đay giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thuốc ngâm: Bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm ngứa, sưng phồng, giúp da khỏe mạnh, chống lại tác nhân nổi mề đay, ngăn tái phát.

Tất cả các nguyên liệu có trong bài thuốc đều được đầu tư trồng tại Vườn Dược Liệu nên đảm bảo an toàn 100%. Thành phần cấu thành lên bài thuốc uống là 11 vị thuốc nổi tiếng trong Đông y gồm: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kim Ngân Hoa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Xích Thược và Cam Thảo. Đây là những vị thuốc có trong các bài thuốc cổ xưa với tác dụng điều trị bệnh ngoài da hiệu quả vượt trội.

Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Khảo sát trên các bệnh nhân đã điều trị nổi mề đay ở cổ bằng bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm cho thấy, trên 90% bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng bệnh ngay sau 1 liệu trình đầu tiên kéo dài 10 ngày. Đặc biệt chỉ có vài trường hợp bệnh nhân lâu năm hoặc quá nặng thì cần điều trị tối đa 30 ngày là triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để kết nối ngay!

Nổi mề đay mẩn ngứa ở cổ có sao không, cần làm gì cho hết?

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

các từ khóa liên quan: - Related searches - nguyên nhân nổi mề đay - thuốc trị mề đay mẩn ngứa - nổi mề đay kiêng gì - cách chữa dị ứng mẩn ngứa - nổi mề đay có lây không - nổi mẩn ngứa - nổi mề đay tiếng anh - nổi mề đay ở trẻ em. Nguồn : bacsydakhoa.com