Quảng Cáo

Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay cấp và mãn tính Bộ Y Tế

10/07/2020

Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay là tài liệu quan trọng giúp các bác sĩ có phương án chẩn đoán và chữa bệnh hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng với bạn đọc những thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề này! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Phác đồ điều trị mề đay cấp

Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay cấp và mãn tính Bộ Y Tế
Phác đồ điều trị mề đay cấp gồm những thông tin gì

Các triệu chứng chẩn bệnh lâm sàng: 

  • Trên bề mặt da có các vết màu trắng hoặc đỏ in hằn lên, có hình dạng thay đổi theo thời gian.
  • Các nốt này gây ra cho người bệnh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
  • Ban đầu sẽ xuất hiện nốt mẩn ở một khu vực sau đó có thể lan toàn cơ thể
  • Ở các vị trí có nốt nổi mẩn sẽ nóng rát
  • Khu vực lưỡi, vòm miệng có dấu hiệu sưng.

Chẩn đoán cận lâm sàng để xây dựng phác đồ điều trị mề đay cấp:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Test ba sáu dị nguyên: là xét nghiệm thử máu nhằm xác định sự có mặt của kháng thể IgE đặc hiệu trong máu của người bệnh. Từ đó xác định được nguyên nhân dị ứng. Ba sáu dị nguyên thử là các dị nguyên từ thực phẩm và đường hô hấp.

Lên phác đồ điều trị mề đay cấp:

Dùng thuốc Tây có công dụng cắt đứt các triệu chứng mày đay cấp như giảm phù mạch, tiêu mẩn đỏ, hết ngứa…Đây là biện pháp điều trị nhanh chóng, để bệnh kịp thời dứt điểm không bị chuyển sang giai đoạn mãn tính.

  • Thuốc kháng Histamin H1 như: Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên, Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên, Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên
  • Khi người bệnh có dấu hiệu phù mạch cấp thì trong phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay câp có ghi rõ cho dùng Epinephrin (adrenalin) phối hợp kháng Histamin liều cao.
  • Corticoid (uống hay tiêm): chỉ dùng khi mày đay cấp, nặng và/hoặc có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thường.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh: Trong quá trình dùng thuốc không ăn thực phẩm giàu protein, trứng, sữa, thủy hải sản. 

Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay cấp và mãn tính Bộ Y Tế
Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay của Bộ Y tế

Theo phác đồ điều trị dị ứng nổi mẩn trên da của Bộ Y Tế phân ra hai dạng:  Cấp tính và mãn tính.

Các triệu chứng chẩn bệnh lâm sàng: 

  • Thông thường là các nốt sẩn phù xuất hiện đầu tiên có đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nó có màu đỏ hoặc trắng, gây ngứa. Nốt sẩn hình dạng tròn, nhẫn hoặc bản đồ nồi lên ở một khu vực hoặc là toàn bộ cơ thể. Mặt khác, nó nổi theo từng mảng trong một thời gian rồi lặn mất hoặc hay tái phát trở lại. Đây là triệu chứng quan trọng nhất để làm tài liệu xây dựng phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay.
  • Phù mạch là tình trạng các vùng mí mắt, niêm mạc, môi hay bộ phận sinh dục đột ngột sưng phù, gây cảm giác căng tức. 
  • Bên cạnh sẩn phù và phù mạch thì còn theo một số dấu hiệu: sẩn nhỏ, sốt, sẩn mụn nước, xuất huyết…
  • Tiến triển của bệnh: 

Dạng bệnh cấp tính thường kéo dài hai tư giờ hoặc một hai ngày không quá sáu tuần. Dạng mãn tính thời gian sẽ trên sáu tuần và tái phát nhiều lần. 

Chẩn đoán cận lâm sàng trong phác đồ điều trị mày đay:

Tiến hành các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da của bệnh nhân. Các biện pháp kiểm tra y tế gồm có:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này nhằm chắc chắn vấn đề dị ứng liệu có do nhiễm khuẩn trong đường huyết hoặc nồng độ các hoạt chất từ thuốc mà bệnh nhân sử dụng có đủ lớn để gây kích thích da hay không.
  • Kiểm tra áp bì: Là xét nghiệm thực hiện bằng cách áp một tấm dán đặc biệt lên bề mặt làn da bệnh nhân để tìm ra yếu tố gây nên tình trạng nổi mẩn. Kỹ thuật được áp dụng nhiều trong quy trình xác định thông tin lập phác đồ điều trị mề đay cấp và mãn tính.
  • Kiểm tra lẩy bì: Kỹ thuật này khá giống với kiểm tra áp bì. Các bác sĩ sẽ nhỏ một lượng thuốc lên da của bệnh nhân và đợi các phản ứng hóa học xảy ra nhằm xác minh nguyên nhân gây dị ứng.
  • Xét nghiệm sinh thiết: Nếu tình trạng mẩn ngứa kéo dài sáu tuần thì việc thực hiện kiểm tra này là bắt buộc với người bệnh.
  • Định lượng globulin miễn dịch E: Đây là xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân chính xác của viêm da dị ứng do cơ địa.

Chẩn đoán phân biệt trong phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay:

  • Nổi mẩn từng mảng trên da do cơ thể bị côn trùng tấn công.
  • Mỏi mẩn ngứa và đỏ do bệnh lý lupus.
  • Mày đay nổi theo đường mạch.
  • Hội chứng phù quincke.
  • Rối loạn chứng năng da dermatographism.

Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay (dạng mãn và cấp tính):

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng nổi mẩn trên da mà các bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.

  • Thuốc uống: Thuốc chẹn histamin không gây buồn ngủ (cetirizine hoặc fexofenadine), thuốc epinephrine, thuốc kháng sinh, thuốc kháng immunoglobulin E.
  • Thuốc bôi ngoài da: Kem dưỡng chứa calamine.

Chú ý khi áp dụng phác đồ điều trị nổi mề đay

Khi áp dụng phác đồ điều trị, người bệnh cần chú ý một số những vấn đề sau:

  1. Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Người bệnh nên có thời gian nghỉ ngơi điều độ, tránh thức quá khuya, tránh để tâm lý quá căng thẳng và áp lực.
  2. Người bệnh nên lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái và có chất liệu cotton không gây kích ứng da. Tránh mặc đồ bó sát khiến cơ thể dễ đổ mồ hôi và tích tụ chất bẩn lên làn da vốn dễ kích ứng.
  3. Thực phẩm là một yếu tố quan trọng: Bên cạnh việc dùng bằng thuốc thì thực đơn dinh dưỡng cũng đóng góp vai trò hỗ trợ cải thiện quan trọng trong phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay. Người bệnh có thể bổ sung rau quả tươi và uống đủ 2l nước mỗi ngày. Bệnh nhân cũng cần chú ý đến những thực phẩm có khả năng cao gây kích ứng dị ứng như trứng, đậu phộng, các loại hạt và động vật giáp xác (tôm, cua, sò, hàu,..).
  4. Người bệnh nên sử dụng máy tạo ẩm và hút bụi thường xuyên cho không gian phòng ốc trong nhà. Điều này sẽ giúp hạn chế phấn hoa, lông thú nuôi và bụi bẩn, những thứ có khả năng gây dị ứng mẩn ngứa cao.
  5. Người bệnh nên tránh tối đa việc gãi hoặc chà xát làn da: Nổi mày đay thường đi kèm với cảm giác khó chịu, châm chích trên làn da khiến bệnh nhân muốn dùng tay gãi ngứa. Tuy nhiên, việc này dễ khiến da tổn thương, nhiễm trùng dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Người bệnh bên cạnh chữa trị theo đúng phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay có thể dùng giải pháp tắm thường xuyên hơn để giảm ngứa, nhưng cần chú ý sử dụng loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ nhất.
  6. Khi đi ra ngoài, người bệnh chú ý đeo khẩu trang để tránh bị yếu tố bên ngoài kích ứng và che chắn làn da bị nổi mẩn cẩn thận. Thoa một lớp kem chống nắng cũng là cách bảo vệ da tốt nhất.
  7. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ lộ trình theo phác đồ điều trị mề đay cấp hoặc mãn tính, uống thuốc đúng giờ và đủ liều lượng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên tự ý sử dụng thêm các bài thuốc nam, thuốc thảo dược mà chưa hỏi ý kiến của chuyên gia.
Phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay cấp và mãn tính Bộ Y Tế
Người bệnh dùng thuốc đúng chỉ định

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến phác đồ điều trị dị ứng nổi mề đay. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc kiến thức mới bổ ích nhất trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống!

các từ khóa liên quan: