Quảng Cáo

Rối loạn cương dương có con được không, có gây vô sinh không?

10/07/2020

 Rối loạn cương dương có con được không, gây vô sinh không là băn khoăn được nhiều cánh đàn ông quan tâm. Bệnh lý tình dục này ảnh hưởng rất nhiều không chỉ đến sức khỏe mà còn cả tâm lý của nam giới. Bạn đọc hãy cùng dành thời gian đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên với bài viết ngày hôm nay.  Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Rối loạn cương dương có con được không?

Theo khoa học, có hai yếu tố chính quyết định đến khả năng sinh sản ở nam giới, đó là số lượng và chất lượng tinh trùng cùng con đường đưa tinh binh đến với trứng. Nếu nam giới gặp trở ngại ở hai vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến khả năng làm cha, nguy hiểm hơn là bị vô sinh. Những vấn đề sức khỏe sinh lý rất dễ ảnh hưởng đến chuyện thụ thai, vậy thì bị rối loạn cương dương có sinh con được không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên tỷ lệ này rất hiếm hoi. Các trường hợp nam giới bị suy giảm khả năng cương cứng nhưng vẫn xuất tinh trong lúc giao hợp, nó gặp trứng đúng thời điểm thì khả năng thụ thai vẫn diễn ra bình thường. Lẽ dĩ nhiên, mức độ sinh sản ở nam giới bị bệnh có phần hạn chế hơn người khỏe mạnh.

Việc này được giải thích là do trong quá trình ân ái, dương vật chậm hoặc không “chào cờ”, hay nếu có nhưng lại mau chóng “ngã trận” khiến lượng tinh trùng tiết ra trong âm đạo chưa đủ để gặp trứng. Mặt khác, người bệnh rối loạn cương dương dẫn đến không có con thường có cảm giác mặc cảm, mất hứng thú quan hệ, ngại sinh hoạt chăn gối làm giảm tần suất giao hợp của hai bên, từ đó giảm khả năng thụ thai.

Rối loạn cương dương có con được không, có gây vô sinh không?
Rối loạn cương dương có con được không

Có một số trường hợp tiêu cực hơn, nam giới bị bệnh lý này có nồng độ hormone sinh dục thấp (trung bình lượng testosterone trong máu ở nam giới trưởng thành là 10 – 35 nanomol/lit để đảm bảo khả năng tình dục), ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng của tế bào ở ống sinh tinh và “nòng nọc” không đủ khỏe mạnh. Hệ quả là tinh binh vừa khan hiếm, vừa yếu ớt nên không thể  “tấn công” trứng để thụ thai.

Đối với nam giới càng lớn tuổi, tỷ lệ rối loạn cương dương không có con càng cao. Tuy nhiên, đối tượng bệnh có biểu hiện ngày càng trẻ hóa do lối sống thức khuya thường xuyên; dùng nhiều bia, rượu, thuốc lá; lạm dụng chất kích dục; stress nặng trong công việc; bị chấn thương tâm lý tình dục; có tiền sử các bệnh tim mạch, tiểu đường; bị thừa cân béo phì…

Khi nam giới có tâm lý che giấu, ngại ngùng trong việc chữa trị thì có thể dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn như liệt dương, vô sinh, hiếm muộn, hoàn toàn mất đi thiên chức làm cha, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Do đó, đấng mày râu cần thẳng thắn chia sẻ và đối mặt với tình trạng bệnh để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị kịp thời.

Rối loạn cương dương có gây vô sinh không?

Như đã nói, bệnh là tác nhân “gián tiếp” gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới do các vấn đề sau:

  1. Dương vật bị khó khăn trong việc tiếp cận sâu vào “cô bé” hoặc có xâm nhập được nhưng không lâu đã về trạng thái “xìu”. Điều này làm nam giới và bạn tình không thể “đạt đỉnh” trong các lần ân ái, đời sống tình dục thiếu hòa hợp, dẫn đến tâm lý không “mặn mà” hoặc né tránh khi quan hệ. Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm mất khả năng sinh sản của nam giới.
  2. Ở người bị rối loạn cương dương không có con, lượng tinh dịch phóng ra thường không đạt yêu cầu. Tinh dịch là hỗn hợp chất lỏng xuất ra từ dương vật khi nam giới đạt cực khoái, trong dịch có chứa tinh trùng. Trạng thái tinh dịch không tốt cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh do tỷ lệ “binh lính” dị dạng, di chuyển chậm chạp, chết yểu trước khi gặp được trứng, nếu không chữa trị dễ dẫn đến vô sinh.
  3. Xuất hiện dấu hiệu lão hóa cơ thể ở nam giới trung niên từ 40 – 65 tuổi. Khi đó, lượng hormone nam sản sinh ra không còn ổn định như thời kỳ sung mãn được nữa, nồng độ testosterone trong máu cũng suy giảm làm các cơ quan sinh dục thứ phát chậm phát triển, giảm ham muốn tình dục, kìm hãm chức năng “phòng the”. Do đó, nam giới bị rối loạn cương dương gây vô sinh khó có cảm giác phấn khích.
Rối loạn cương dương có con được không, có gây vô sinh không?
Rối loạn cương dương có thể làm bạn không có con

Tuy nhiên, hiện tượng vô sinh ở nam còn do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như: Lạm dụng các loại thuốc kích dục gây xáo trộn trong quá trình xuất tinh; biến chứng hậu phẫu thuật cắt bao quy đầu, cắt chọn lọc dây thần kinh lưng dương vật nhằm điều trị xuất tinh sớm sẽ gây ra các rối loạn chức năng sinh lý về sau của sự cương cứng dương vật, liệt dương.

Bên cạnh rối loạn cương dương gây vô sinh, phái mạnh bị mắc các bệnh lý phụ khoa hoặc “bệnh xã hội” lây qua đường tình dục: Quan hệ không an toàn; tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên; làm việc căng thẳng; lối sống thiếu khoa học; di truyền cũng khiến phái mạnh nguy cơ không có con rất cao.

Người bệnh muốn có con, không bị vô sinh cần làm gì?

Rối loạn cương dương có con được không, có gây vô sinh không?
Rối loạn cương dương vẫn có thể có con
  1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp; tập luyện các môn vận động tăng độ dẻo dai cơ bắp và tuần hoàn máu; cân bằng thời gian làm việc để không bị kiệt sức; liệu trị tâm lý giảm căng thẳng do sự ức chế tình dục; dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  2. Chia sẻ tình trạng bệnh và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu rối loạn cương dương không có con do suy giảm hormone sinh dục thì người bệnh cần tăng cường lượng nội tiết tố nam testosterone bằng cách uống thuốc, tiêm thuốc. Nếu tinh trùng quá yếu thì các cặp đôi có thể cân nhắc đến việc thụ tinh nhân tạo.
  3. Hạn chế sử dụng thuốc kích dục để kéo dài quan hệ do phương pháp này chỉ có tác dụng tức thời chứ không chữa dứt điểm, nguy hiểm hơn là chúng gây ra các tác dụng phụ, gây biến chứng và bất lực ở đàn ông. Ngoài ra, người bệnh hạn chế thủ dâm và giao hợp trong thời gian điều trị để “bộ hạ” có điều kiện nghỉ ngơi hồi phục.

Với những thông tin trên đây thì chắc hẳn chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề “Rối loạn cương dương có con được không và có gây vô sinh không? Làm cách nào để khắc phục bệnh lý này?” Để điều trị dứt điểm bệnh là quá trình dài, cần người bệnh kiên trì, mạnh mẽ đối mặt để cải thiện đời sống vợ chồng và không bị mất đi thiên chức làm cha vĩnh viễn.

các từ khóa liên quan: