Sa búi trĩ là biến chứng cấp độ nặng của tình trạng trĩ nội. Bệnh gây ra những cơn đau buốt, ngứa rát khó chịu cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này một cách đơn giản tại nhà những vô cùng hiệu quả. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Sa búi trĩ là gì?
Khi nhắc đến khái niệm bệnh trĩ là gì, bên cạnh vấn đề gây phiền toái, rắc rối trong sinh hoạt, nhiều người cũng chỉ biết rằng đây là căn bệnh có hai dạng: Trĩ nội và trĩ ngoại. Còn khái niệm sa búi trĩ thì không phải ai cũng biết và thực sự hiểu về tình chất tình trạng này.
Đây là cụm từ để chỉ tình trạng búi trĩ vốn xuất hiện ở trực tràng nhưng do nhiều yếu tố mà di chuyển ra bên ngoài thông qua lỗ hậu môn. Nói một cách đơn giản hơn, sa búi trĩ là trĩ nội độ 3, độ 4 của bệnh. Dù bệnh trĩ ngoại cũng có thể có búi trĩ phình to rồi lòi ra ngoài “cửa sau” nhưng lại không được gọi với khái niệm như vậy.
Các triệu chứng phổ biến của sa búi trĩ là:
- Một cục u: Bạn sẽ cảm thấy có một cục u ở hậu môn khi bạn lau rửa sau đại tiện. Nó có thể gây đau khi chạm vào hoặc không mang lại cảm giác gì.
- Sa búi trĩ gây chảy máu: Bạn có thể nhìn thấy máu dính trên phân và giấy vệ sinh. Máu thường đỏ tươi và lỏng vì nó chảy ra từ chính búi trĩ chứ không phải từ lớp lót trực tràng.
- Ngứa ngáy: Vùng da hoặc nếp viền lỗ hậu của bạn sẽ rất ngứa nấu bị sa búi trĩ.
- Cảm giác khó chịu: Một khi búi trĩ sa tăng trưởng về kích thước, nó sẽ mang lại sự khó chịu khó tả. Cảm giác này xảy ra kể cả khi bạn không đi vệ sinh hoặc chạm vào nó. Và cường độ sẽ gia tăng lúc bạn phải ngồi quá lâu trên một bề mặt cứng.
Trong nhiều trường hợp, sa búi trĩ có thể tự tiêu giảm kích thước hoặc nó co lại bằng các biện pháp điều trị tại nhà. Nhưng vẫn có một số bệnh nhân phải nhờ sự can thiệp của phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Nguyên nhân sa búi trĩ
Về cơ bản thì sa búi trĩ vẫn là một dạng của bệnh trĩ nội. Trĩ hình thành ở trực tràng do các tĩnh mạch bị giãn. Vậy nguyên nhân nào khiến nó bị sa ra khỏi hậu môn? Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm được lý do chính xác nằm sau vấn đề này.
Những giả thuyết hàng đầu đều cho rằng nguyên nhân gây sa búi trĩ là vì sự suy giảm (yếu đi) các mô nâng đỡ bên trong của lớp đệm nền trong ống hậu môn. Khi trĩ nội không được điều trị, kéo dài trong một thời gian, chịu nhiều áp lực từ nhu động ruột, chúng sẽ lòi ra khỏi “cửa sau”.
Những yếu tố nguy cơ có khả năng liên kết với việc suy yếu của mô nâng đỡ gây sa búi trĩ gồm có:
- Sự căng thẳng xảy ra trong quá trình đi tiêu: Bạn có thể dễ dàng gặp căng thẳng ở đường ruột (bao gồm cả ruột non, đại tràng và cửa hậu) khi bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy. Trong một số trường hợp táo bón, bệnh nhân còn dùng lực để rặn, đẩy chất thải ra ngoài. Tất cả những điều này dễ khiến áp lực đè nén lên búi trĩ.
- Mang thai: Mang thai cũng là một khả năng hay gặp làm tăng nguy cơ cho bệnh trĩ. Theo các báo cáo y tế, có đến 40% phụ nữ khi mang thai bị trĩ và nếu không điều trị, sa búi trĩ rất dễ xảy ra ( nhất là sau khi đẻ thường).
- Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ khác: Vì việc cân nặng quá mức bình thường sẽ gây căng thẳng cho các tĩnh mạch ở trực tràng, gây ra sa búi trĩ.
- Lạm dụng chất kích thích: Hút thuốc lá cũng sẽ gây hại cho các mạch máu trong cơ thể bạn, bao gồm cả tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
Sa búi trĩ phải làm sao?
Đôi khi bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất cho bạn là nếu bạn nghi ngờ mình bị sa búi trĩ, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Nhất là khi búi trĩ có biểu hiện đau đớn, ngứa ngáy và chảy máu kéo dài, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa (chuyên về tình trạng hậu môn và trực tràng hoặc các chuyên gia tiêu hóa (chuyên về bao tử cũng như đường ruột).
Trong trường hợp bạn cảm thấy có một khối u nhỏ ở hậu môn nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào khác kèm theo, bạn vẫn cần đi khám tại bệnh viện. Bởi vì bạn nên chắc chắn đó có phải là sa búi trĩ hoặc là bất kỳ vấn đề sức khỏe có thể gây hại nào khác hay không.
Sa búi trĩ có thể dễ dàng được chẩn đoán nhờ vào các bài kiểm tra thể chất hoặc xét nghiệm kỹ thuật số. Các bác sĩ sẽ trực tiếp dùng tay đã đeo găng và bôi trơn để thăm dò khu vực hậu môn cũng như trực tràng của bạn, xem xét búi trĩ.
Sa búi trĩ vốn là một phần của bệnh trĩ nội. Nếu búi trĩ tăng sinh, nó có thể sa ra bên ngoài hậu môn. Bệnh trĩ nội được phân theo bốn cấp độ sau:
- Độ 1: Những búi trĩ lúc này đã hình thành bên trong trực tràng nhưng bạn vẫn không thể cảm nhận hay nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, triệu chứng sa búi trĩ cấp tính chảy máu có thể xảy ra.
- Độ 2: Những búi trĩ nội sẽ xuất hiện khi bạn đi đại tiện, nhưng sau đó chúng lại co lên.
- Độ 3: Sa búi trĩ xảy ra nhiều ở cấp độ 3, lúc này búi trĩ nội không còn chỉ thò ra khi bạn đi tiêu hoặc khi dùng sức cố gắng rặn ra nữa. Bạn phải dùng tay đẩy lên thì nó mới thụt vào.
- Độ 4: Những búi trĩ nội này đã sa ra hoàn toàn khỏi ống hậu môn và không thể đẩy lùi vào bên trong cũng như nằm trong trực tràng nữa. Bệnh trĩ độ 4 cũng có thể chuyển thành huyết khối nếu nguồn máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc nghẽn do áp lực từ cơ co thắt hậu môn.
Cách chữa trị sa búi trĩ
Nếu tình trạng bệnh của bạn rơi vào cấp độ 2 và 3, các phương pháp dùng thuốc và điều trị tại nhà vẫn có thể phát huy tác dụng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số các biện pháp tại nhà cùng với bạn đọc.
Chữa sa búi trĩ bằng các loại thuốc bôi
Đây là cách đơn giản và không tốn kém thời gian hay công sức chuẩn bị. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là đi đến nhà thuốc và tìm mua các kem, thuốc mỡ bôi trĩ dùng trực tiếp hoặc thuốc đặt hậu môn có chứa hydrocortison.
Phương pháp bồn tắm Sitz
Biện pháp tại nhà này rất thích hợp cho sa búi trĩ độ 2 hoặc chớm bước sang giai đoạn 3. Bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm, có thể thêm vào một nhúm muối epsom để tăng tính khử trùng, sát khuẩn và chống viêm. Sau đó, hãy dành từ 15 phút đến 20 phút để ngâm vùng mông và hậu môn của bạn trong chậu nước, nó rất tốt để cải thiện tình trạng trĩ bị sa.
Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải làm khô hoàn toàn khu vực hậu môn sau khi tắm Sitz để giảm thiểu kích ứng da xung quanh “cửa sau”.
Thay đổi chế độ ăn uống
Mục đích chính của cách chữa sa búi trĩ này là làm mềm phân, từ đó giúp nhu động ruột giảm áp lực phải chịu mỗi khi bạn đi cầu, giảm sưng, khó chịu và chảy máu từ búi trĩ.
Bạn hãy tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Nếu có thể, hãy nạp đạm và protein từ các thực phẩm như thịt cá, thịt ức gà, các loại đậu và trứng thay vì thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu). Người bị sa búi trĩ nên bổ sung đầy đủ chất lỏng cũng là một vấn đề quan trọng. Vì nước giúp làm trơn đường ruột và giảm căng thẳng cho trực tràng, hậu môn. Uống đủ từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chữa sa búi trĩ bằng các bài tập đơn giản
Những người bị sa búi trĩ không nên ngồi quá lâu hoặc ngồi quá nhiều. Nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng (làm việc văn phòng), bạn có thể tìm mua các tấm đệm mềm hoặc đệm cao su tại nhà thuốc để tránh phần nào việc phải để hậu môn tiếp xúc với bề mặt cứng.
Tập thể dục thường xuyên rất có ích trong việc làm giảm táo bón và áp lực lên các tĩnh mạch của búi trĩ. Các bác sĩ cũng khuyên rằng người bị sa búi trĩ nên đi đại tiện càng sớm càng tốt ngay sau khi cảm giác muốn đi xuất hiện. Nếu bạn nhịn, phân sẽ trở nên cứng hơn, gây ra táo bón và rồi áp lực lại đè nén lên búi trĩ. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
Cao Tiêu Trĩ – Triệt tiêu búi trĩ
Sa búi trĩ là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến nặng. Nếu không chữa trị kịp thời búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài và không co lại được, gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt.
Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Cao Tiêu Trĩ – Sản phẩm dứt điểm bệnh trĩ cấp độ 1,2,3.
Cao Tiêu Trĩ là một công trình nghiên cứu của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Bài thuốc được bào chế từ 100% dược liệu nước nhà, bao gồm các vị thuốc quý như:
Để cô đọng được dược chất tối đa từ thảo mộc, các lương y đã ứng dụng phương pháp bào chế cao nguyên chất. Tức nấu thảo dược bằng củi khô trong suốt 48h, trải qua quá trình chắt lọc tỉ mỉ, loại bỏ hoàn toàn tạp chất, phần nước cốt thu được mới đem cô thành cao. Để tìm hiểu thêm về lợi ích của việc bào chế dạng cao, mời độc giả theo dõi video chia sẻ của Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương dưới đây:
[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/i-Hf6hTuryE” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Cao Tiêu Trĩ ở dạng cao nên rất dễ hấp thụ vào thành dạ dày, giúp nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch, nhuận tràng, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh còn được kết hợp thêm với bài thuốc ngâm từ Đại Hoàng giúp sát trùng, co búi trĩ, cầm máu nhanh chóng. Tác động “trong uống – ngoài ngâm ” mang tới hiệu quả như sau:
Trong gần 10 năm có mặt trên thị trường, Cao Tiêu Trĩ đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân chấm dứt “nỗi đau khó nói” chỉ sau 2-3 liệu trình. Điển hình là trường hợp của Bác Đinh Văn Khuông:
[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/hq9F6IpabNo” width=”668″ height=”376″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn cần tư vấn thêm, bấm vào khung chat với bác sĩ dưới góc màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chủ đề “Sa búi trĩ là gì, phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà” không phải là vấn đề quá nan giải nếu bạn dành thời gian tìm hiểu nó. Hy vọng với những thông tin kể trên, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức mới và bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.