Quảng Cáo

Sa dạ dày là bệnh gì? Chẩn đoán, thăm khám, phẫu thuật, bài thuốc chữa

10/07/2020

Sa dạ dày là gì? Đây là căn bệnh ít gặp nhưng nếu chủ quan sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy khi mắc bệnh có cần phẫu thuật không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài biết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Sa dạ dày là bệnh gì? 

Sa dạ dày là bệnh gì? Chẩn đoán, thăm khám, phẫu thuật, bài thuốc chữa
Sa dạ dày là bệnh gì

Sa bao tử là tình trạng dạ dày bị lệch so với vị trí bình thường. Dạ dày của con người có dạng hình sừng bò nằm ở trên khoang bụng, nếu dạ dày đột ngột sa xuống thấp hơn thành dạng móc câu sẽ khiến người bệnh có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn. 

Sa dạ dày sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau bụng kéo dài đặc biệt là ở vùng thượng vị. Vì lúc này, hệ tiêu hóa suy giảm bị tổn thương nên gây ra các hiện tượng như khó tiêu, chướng bụng. Nếu bệnh dạ dày này không điều trị sớm sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày hoặc nôn ra máu, gầy ốm, suy nhược cơ thể,…

Cách chẩn đoán sa dạ dày

Để chẩn đoán bệnh sa bao tử các chuyên gia thường dựa vào các triệu chứng sau đây:

  • Có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, căng tức như có vật đè lên bụng dưới. 
  • Có tiếng động bên trong dạ dày.
  • Miệng hôi, thường xuyên hay ợ chua do axit dạ dày trào lên. 
  • Người bị sa dạ dày chán ăn, miệng đắng, lưỡi khô.
  • Khó ngủ, lạnh.
  • Rối loạn tiêu hóa. 
Sa dạ dày là bệnh gì? Chẩn đoán, thăm khám, phẫu thuật, bài thuốc chữa
Đắng miệng, chán ăn là một dấu hiệu của sa bao tử

Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, đừng chủ quan hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Nguyên nhân sa dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, cụ thể là:

  • Do chế độ ăn uống: Sau khi ăn no vận động mạnh sẽ khiến cho thức ăn chưa tiêu hóa hết bị đẩy xuống nhanh gây ra sa bao tử. 
  • Cơ thể suy nhược: Những người bị suy nhược cơ thể khiến khí huyết hư tổn, máu kém lưu thông sẽ dẫn đến tới dạ dày không nhận đủ dưỡng, gây ra sa dạ dày.
  • Làm việc quá sức:Thường xuyên làm việc nặng sẽ gây áp lực lên dạ dày, lâu ngày dẫn đến hiện tượng dạ dày bị sa.
  • Căng thẳng, bị stress: Mệt mỏi, suy nghĩ nhiều kèm theo chế độ ăn uống thiếu điều độ sẽ dẫn đến tình trạng khó hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tỳ vị suy yếu. 
  • Giảm cân: Để giảm cân, nhiều người thường có chế độ ăn kiêng quá mức khiến dạ dài ngày càng hẹp, lỏng lẻo hơn và thậm chí là sa dạ dày. 
  • Dùng thuốc tây: Lạm dụng thuốc trong thời gian dài như thuốc huyết áp, canxi, thuốc chống co thắt,… sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh dạ dày. 
  • Mắc các bệnh lý: Tiểu đường, viêm đa cơ, lupus ban đỏ,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sa bao tử. 

Khám sa dạ dày bằng cách nào?

Sa dạ dày là bệnh gì? Chẩn đoán, thăm khám, phẫu thuật, bài thuốc chữa
Khám sa dạ dày bằng cách nào

Dựa vào các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành cho làm các xét nghiệm để xác định chính xác bệnh. Sau đó, sẽ thông qua hình ảnh lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm hay phương chụp MRI cộng hưởng để kết luận tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp. 

Bệnh sa dạ dày tiến triển khá chậm nên có thể điều trị khỏi hoàn toàn giúp chức năng dạ dày hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 

Phẫu thuật sa dạ dày

Theo các chuyên gia, sa bao tử không cần phải phẫu thuật chỉ cần dùng thuốc để điều trị kết hợp với phương pháp châm cứu hoặc vật lý trị liệu và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp dạ dày trở lại vị trí bình thường.

Bác sĩ sẽ kê một số thuốc để hỗ trợ hệ tiêu hóa, kiểm soát các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu sẽ giúp cơ thành bụng co bóp dễ dàng hơn. Việc phẫu thuật sa dạ dày sẽ gây ra nhiều rủi ro có thể đe dọa đến tính mạng nên không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định mổ. Nếu bệnh quá nặng gây ra biến chứng nguy hiểm thì mới bắt buộc mổ nội soi. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ để sớm khỏi bệnh. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Bài thuốc chữa sa dạ dày

Hiện nay, để chữa sa bao tử nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian, vừa an toàn cho sức khỏe và có hiệu quả nhanh hơn.

Cây sa nhân trị sa bao tử hiệu quả

Một trong những cây thuốc nam chữa sa dạ dày rất tốt là cây sa nhân. Theo YHCT, cây sa nhân có tính ấm, vị cay sẽ đi vào kinh tỳ và tỳ vị giúp hóa thấp, hành khí, ôn trung chỉ tả, kiện tỳ. Nhờ vậy, cây thuốc này giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau thượng vị, ợ chua….

Cách làm: Chuẩn bị 50g rễ và lá sa nhân, vỏ quýt, thanh bì, mạch nha, vỏ vối mỗi vị 5g. Sắc lấy với 3 chén nước đến khi còn 1 chén để uống sẽ giúp cải thiện bệnh. 

Dùng mật ong, chuối tiêu và táo tây chữa sa dạ dày

Mật ong là một trong những nguyên liệu chữa các bệnh đau dạ dày hiệu quả. Kết hợp với táo tây và chuối tiêu sẽ giúp đẩy dạ dày về vị trí ban đầu.

Nguyên liệu: 2 quả táo tây, 2 trái chuối tây, 3 thìa mật ong.

Cách làm: Rửa sạch chuối và táo bỏ vỏ rồi đem xay nhuyễn cho mật ong vào trộn đều hỗn hợp. Chia ra 2 lần uống ngày, kiên trì thực hiện liên tục 1 tuần sẽ có kết quả. 

Bài thuốc chữa sa dạ dày bằng củ sen và cam thảo

Chuẩn bị: Củ sen 100g, cam thảo 5g, 2 quả táo, bạch thược 12g. 

Cách làm: Rửa sạch táo, củ sen gọt vỏ ép lấy nước. Tiếp đó, cho cam thảo và bạch thược vào với 300ml nước nấu khoảng 15 phút trộn chung với hỗn hợp nước củ sen chia ra uống ngày 2 lần. 

Bài thuốc chữa sa dạ dày bằng thương truật

Trong Đông y, thương truật là vị thuốc giúp chữa các bệnh tiêu hóa, trong đó có bệnh sa bao tử.

Chuẩn bị: 20g thương truật.

Cách làm: Hãm thương truật với nước nóng khoảng 20 phút uống thay trà mỗi ngày. Uống trong vòng 1 tháng sẽ thấy hết các dấu hiệu khó chịu, đầy bụng do bệnh gây ra.

Bài thuốc chữa sa dạ dày bằng tỏi đen

Đã từ lâu, tỏi đen được xem như vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, sa bao tử. Trong tỏi có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên allicin giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn và thúc đẩy lưu thông máu đến dạ dày. Hơn nữa, tỏi đen có vị thơm ngọt nên rất dễ ăn.

Sa dạ dày là bệnh gì? Chẩn đoán, thăm khám, phẫu thuật, bài thuốc chữa
Tỏi đen chữa sa dạ dày hiệu quả

Chuẩn bị: 100g tỏi đen, mật ong nguyên chất.

Cách làm: Bóc sạch vỏ tỏi cho vào lọ thủy tinh đổ đầy mật ong vào ngập. Ngâm khoảng 1 tháng là uống được. Mỗi lần dùng khoảng 1 thìa, nên uống vào buổi sáng và tối sẽ giúp dạ dày co bóp tốt, hồi phục lại vị trí cũ. 

Khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa sa dạ dày, bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chỉ áp dụng các bài thuốc trong trường hợp bệnh nhẹ.
  • Kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới đạt hiệu quả.
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không nên kiêng ăn quá mức, hạn chế ăn đồ cay nóng, chua, tanh sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn ra, không nên ăn quá no để không gây áp lực lên dạ dày.
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp cơ bụng săn chắc. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên vận động ngay sau khi ăn sẽ dễ bị đau dạ dày.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ. 

Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn căn bệnh sa dạ dày cũng như biết được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hiệu quả. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp thói quen sinh hoạt và làm việc khoa học. 

các từ khóa liên quan: