Quảng Cáo

Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

10/07/2020

Sôi bụng là một triệu chứng mà khá nhiều người hay gặp phải, nhưng lại thường ngó lơ không quan tâm. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là bởi các biến chứng bệnh đường tiêu hóa, nếu không có cách chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Sôi bụng là bệnh gì?

Đôi khi trong một lúc nào đó, bụng của bạn phát ra những âm thanh có thể to hoặc nhỏ, nơi xuất phát thường là đường ruột (cả ruột non và ruột già). Những tiếng này giống như tiếng nước đi trong đường ống rỗng hoặc khi nó được đun sôi. Đó là cách mà cái tên “sôi bụng” ra đời.

Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Hình ảnh sôi bụng ở bệnh nhân

Triệu chứng bụng bị sôi lên và phát ra âm thanh là sự xuất hiện rất bình thường khi hệ tiêu hóa thực hiện các chức năng vốn có của mình. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra với tần suất dày đặc, tiếng kêu cũng to bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các nguyên nhân của sôi bụng gồm có:

  • Nhu động ruột: Là quá trình lớp cơ của đường ruột co bóp để “chế biến” thức ăn từ dạ dày chuyển xuống, tạo thành dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ. Nó có thể xảy ra sau khi bạn đã ăn xong vài giờ hay thậm chí là ban đêm khi bạn đang say giấc.
  • Nguyên nhân sôi bụng do xoắn đại tràng: Đây là một tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Sự tắc nghẽn này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều địa điểm, với một phần hoặc toàn bộ đường ruột. Cả ruột non và ruột già đều có thể gặp sự cố này, nhưng nó hay xảy ra với đại tràng hơn. Hậu quả của điều này là thức ăn và chất lỏng không thể hoàn thành hành trình của nó như bình thường.
  • Viêm đại tràng: Trong trường hợp của sôi bụng, nó thường rơi vào vấn đề viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Trong khi bệnh Crohn ảnh hưởng chủ yếu phần đầu và cuối ruột non thì viêm loét đại tràng tấn công vào ruột kết. Nguyên nhân chủ yếu của viêm loét đại tràng là do vi khuẩn hoặc virus tấn công đường ruột, khiến hệ miễn dịch kích hoạt và gây viêm.

Nguyên nhân sôi bụng khác

Ngoài các nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn kể trên, sôi bụng còn có thể là do:

  • Chấn thương tinh thần: Chấn thương này là một sự cố gây tổn hại đến tinh thần, tâm lý và cảm xúc của người bệnh. Bạn có thể sẽ lo lắng, căng thẳng hoặc đau khổ. Việc này dễ làm hệ tiêu hóa bị stress theo, gây ra co bóp bất thường tạo ra tiếng sôi bụng.
  • Đông máu: Đông máu là một chức năng bình thường xảy ra khi bạn bị tổn thương. Đôi khi nó sẽ xảy ra mà không cần có các tác động bên ngoài. Nếu đông máu ở các mạch máu đi nuôi dưỡng đường tiêu hóa, nó sẽ làm bao tử và đường ruột hoạt động không bình thường, kết quả là sôi bụng xảy ra như một dấu hiệu.
  • Dị ứng thức ăn: Khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng lại với những thức ăn bạn tiêu thụ, đó được gọi là dị ứng. Theo các bác sĩ, dị ứng thức ăn có thể biểu hiện bên ngoài da, hệ hô hấp, đường tiêu hóa và hệ tim mạch. 
  • Bị sôi bụng do thiếu dưỡng chất: Hàm lượng canxi và kali trong máu thấp bất thường.
Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Phân biệt sôi bung do sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý

Các triệu chứng sôi bụng kèm theo

Nếu sôi bụng là do vấn đề bệnh lý của đường ruột thì bên cạnh tiếng ùng ục hoặc òng ọc, sẽ có sự xuất hiện của một số các dấu hiệu khác. Chúng bao gồm:

  • Sôi bụng đầy hơi: Hơi, hay còn gọi là khí gas, thường thâm nhập vào trong cơ thể theo hai cách chính. Việc bạn nhai nuốt thức ăn và chất lỏng có thể khiến oxy và nitơ từ không khí theo đó vào đường tiêu hóa. Hoặc là khi bạn tiêu hóa thức ăn, các khí như hydrogen, methane, carbon dioxide được sinh ra từ thực phẩm. Nếu hệ thống đường ruột gặp vấn đề, các khí này sẽ không thể thoát ra ngoài theo cách thông thường là xì hơi.
  • Sôi bụng tiêu chảy: Tiêu chảy được đặc trưng bởi tình trạng của phân như lỏng, sền sệt, chảy nước và tần suất đi đại tiện. Tiêu chảy có hai dạng là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính. Vấn đề này có nguyên nhân do đường ruột bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do ngộ độc thức ăn. Trong khi tình trạng này kéo dài là vấn đề của bệnh đường ruột như IBD và rối loạn celiac.
  • Sôi bụng buồn nôn: Buồn nôn là cảm giác dạ dày khó chịu, nhộn nhạo và muốn tống tất cả những gì trong bao tử ra bên ngoài qua đường miệng. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đây là kết quả của dị ứng thực phẩm, ăn kiêng quá mức và các vết loét trong dạ dày hoặc đại tràng.
  • Sôi bụng về đêm: Ban đêm thường là khi cơ thể của bạn nghỉ ngơi nhưng hệ tiêu hóa thì không phải vậy. Với những thức ăn mà bạn tiêu thụ vào buổi tối thì đường ruột vẫn phải hoạt động. Sự nhu động này có thể gây ra những âm thanh sôi ùng ục ở bụng vào buổi đêm. Hoặc cũng có thể bạn đang trong quá trình ăn kiêng, nhịn ăn buổi tối khiến cơ thể bị đói và bụng bị sôi.
  • Sôi bụng nôn mửa: Nôn mửa thể mô tả là tình trạng thức ăn trào ngược từ dạ dày ra khỏi cơ thể thông qua đường miệng. Nó có thể kết thúc trong một lần hoặc kéo dài một khoảng thời gian kế đó. Nôn thường xuyên có thể dẫn đến mất nước. Tình trạng này thường là do dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Sôi bụng đi ngoài ra máu: Phân có màu sẫm hơn hoặc màu đen là dấu hiệu của đi ngoài ra máu. Đây thường là vấn đề đại tràng bị tổn thương ở lớp lót niêm mạc như viêm hoặc lở loét. Bụng sôi lên kèm theo đi ngoài ra máu là triệu chứng của viêm loét đại tràng hoặc viêm đại tràng.
Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Một số triệu chứng sôi bụng đi kèm

Cách chữa sôi bụng dứt điểm theo từng nguyên nhân

  • Nếu âm thanh sôi bụng đi kèm với các dấu hiệu không bình thường khác, bạn cần đi khám ngay để có được kết quả chi tiết nhất. Một số những xét nghiệm mà bạn cần thực hiện bao gồm: Chụp CT hoặc X-ray, nội soi dạ dày và đại tràng, xét nghiệm máu để loại trừ nhiễm trùng, tổn thương nội tạng và viêm. 
  • Nếu sôi bụng là do việc đường ruột bị tắc nghẽn (xoắn), chảy máu trong và tổn thương, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện vì có thể sẽ phải dùng phẫu thuật để can thiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp nhẹ hơn, bạn nhiều khả năng chỉ phải nghỉ ngơi đầy đủ và truyền dịch qua tĩnh mạch.
  • Nếu sôi bụng là kết quả của các vấn đề rối loạn tiêu hóa như viêm đại tràng hay bệnh Crohn, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống cho bạn. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu bạn sử dụng thuốc theo đúng lộ trình và tuân thủ chặt chẽ lời khuyên từ chuyên gia y tế.
  • Một số những phương pháp chữa sôi bụng đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
  • Uống nước: Nước có thể đem đến rất nhiều điều kỳ diệu cho sức khỏe của bạn. Đầu tiên, việc uống nước cải thiện tiêu hóa, làm trơn tru đường ruột và giúp thức ăn di chuyển thuận lợi hơn. Thứ hai, nước có thể lấp đầy dạ dày đang trống rỗng của bạn và làm cơn sôi bụn dịu lại. Việc tiêu thụ nước đầy đủ mỗi ngày cũng sẽ khiến sức khỏe tổng thể của bạn tốt hơn. 
  • Ăn chậm hơn: Ăn chậm hơn sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, tạo cảm giác no lâu hơn và không gây bị sôi bụng và ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu bạn nhai không kỹ thức ăn, bao tử sẽ phải hoạt động tăng gấp đôi công suất, và như vậy thì không hề có lợi chút nào.
  • Ăn thường xuyên hơn: Nếu bạn chưa biết thì đây là biện pháp được nhiều người có các vấn đề tiêu hóa áp dụng. Việc ăn nhiều lần trong ngày giúp cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, ngăn chặn các tiếng sôi bụng trong quá trình tiêu hóa và giúp bạn ít gặp cảm giác đói hơn.

Cao Đại Tràng – Dứt điểm chứng sôi bụng

Sôi bụng đau đại tràng là một triệu chứng thường gặp của đường tiêu hóa. Những giải pháp điều trị trên tuy có hiệu quả nhưng chỉ là nhất thời, không mang lại hiệu quả lâu dài.

Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bài thuốc đông y Cao Đại Tràng

Cao Đại Tràng là một trong số ít bài thuốc đông y có thể giải quyết được cả phần gốc và phần ngọn của triệu chứng sôi bụng, giúp giảm đau và phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Trên thực tế, trong gần 10 năm hoạt động Cao Đại Tràng đã giúp cho hàng ngàn người điều trị thành công các chứng liên quan tới đường tiêu hóa, trong đó có sôi bụng.

Thông thường, bệnh nhân sẽ nhận được lộ trình điều trị bệnh như sau:

  • 7-10 ngày đầu: Thuyên giảm 45% các triệu chứng sôi bụng, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn,…
  • 2-3 tuần sau: Giảm 85% triệu chứng đau đại tràng.
  • 2-3 tháng sau: Phục hồi lớp niêm mạc, dự phòng tái phát.
Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Tác dụng của Cao Đại Tràng

Có được hiệu quả điều trị khả quan này phải kể tới thành phần dược liệu cũng như quy cách bào chế của Cao Đại Tràng:

  • Cao Đại Tràng được bào chế từ 100% thảo dược quý hiếm như Dây gắm, Hoàng kỳ, Huyết đằng, Mộc hương,…
  • Thuốc được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đạt tiêu chuẩn CO-CQ.
  • Cao Đại Tràng được bào chế ở dạng cao nguyên chất, không cặn bã, không tạp chất, an toàn cho dạ dày.
  • Cao tan nhanh, dễ dàng thẩm thấu qua thành dạ dày, từ đó gia tăng hiệu quả gấp 2-3 lần so với các sản phẩm đông y thông thường.

Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Sôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trịSôi bụng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!

Sôi bụng là một vấn đề không quá nan giải nhưng bạn cần biết rõ lúc nào thì mình cần quan tâm hơn đến những tình trạng này. Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người, chính vì vậy bổ sung kiến thức về nó là vấn đề quan trọng hơn cả. Chúc các bạn nhiều sức khỏe !

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.87.64.37

 

 

 

 

các từ khóa liên quan: - Related searches - sôi bụng về đêm - cách chữa sôi bụng đầy hơi - bụng kêu sau khi ăn - sôi bụng tiếng anh là gì - hội chứng ruột kích thích - rối loạn tiêu hóa. Nguồn : bacsydakhoa.com