Quảng Cáo

Suy thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách chăm sóc bé cho cha mẹ

10/07/2020

Không chỉ riêng người lớn, suy thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh hoàn toàn có nguy cơ xảy ra nếu ba mẹ của các bé lơ là, chủ quan. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh này là do đâu, có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Suy thận ở trẻ em xảy ra do đâu?

Không ít người nghĩ rằng các bệnh lý về thận chỉ người lớn mới mắc phải, nhưng thực tế suy giảm chức năng thận ở trẻ hoàn toàn có khả năng xảy ra. Tình trạng này xuất hiện khi các chức năng hoạt động của thận đột ngột suy giảm khiến cơ thể hao hụt lượng lớn dưỡng chất protein, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý nhất cho trẻ em, trước tiên chúng ta cần phải biết được nguyên nhân suy thận ở trẻ em. Theo đó, trẻ có thể mắc bệnh vì những nguyên nhân sau đây:

Trẻ có đề kháng yếu

Đây là nguyên nhân khá thường thấy, bởi ở lứa tuổi này cơ thể bé vẫn chưa hoàn thiện dẫn tới đề kháng cũng không được tốt như người lớn. Không chỉ vậy, nhiều trẻ còn phát triển chậm, biếng ăn, suy dinh dưỡng… khiến cơ thể càng khó khăn trong việc kháng lại những tác nhân xấu và làm tăng khả năng mắc bệnh suy thận ở trẻ em nên các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý. 

Nhiễm trùng mức độ nặng

Khi trẻ không may mắc phải những tình trạng có liên quan tới nhiễm trùng (vi trùng, ký sinh trùng, ngộ độc, suy chức năng đa tạng…) sẽ đồng thời có nguy cơ xảy ra các thương tổn ở thận. Ngoài ra, hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu cũng là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua.

Suy thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách chăm sóc bé cho cha mẹ
Suy thận ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân

Tiêu chảy thường xuyên

Nếu trẻ bị đi ngoài liên tục mà không có phương pháp xử lý nhanh chóng sẽ gây ra tình trạng mất nước, cơ thể suy nhược, hoạt động của thận trở nên rối loạn. Điều này không chỉ khiến thận bị trực tiếp ảnh hưởng mà thậm chí còn làm nguy hại đến tính mạng của bé.

Tổn thương và chấn thương

Những tổn thương như viêm cầu thận, viêm đường tiết niệu… nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ biến chứng thành suy thận ở trẻ em. Bên cạnh đó, các chấn thương mà trẻ không may gặp phải trên cơ thể, di chứng sau ghép tạng hay mổ tim… đều có thể ảnh hưởng tới thận.

Di truyền từ bố mẹ

Có thể không phải ai cũng biết tới nguyên nhân này, nhưng thực tế tỉ lệ mắc suy thận ở trẻ em do di truyền từ bố mẹ là khá cao. Đặc biệt, việc phát hiện bệnh từ giai đoạn thai nhi là không dễ dàng, chỉ khi các bé chào đời hoặc lớn hơn mới có thể tìm ra. Tuy nhiên lúc này bệnh hầu như đã ở mức độ nặng gây nguy hiểm.

Thói quen trong chế độ ăn uống

Trẻ em mắc suy thận hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi nguyên nhân từ chính các thói quen không tốt trong chế độ dinh dưỡng. Bố mẹ thường không chú ý, cho các bé ăn quá mặn, ăn quá nhiều gây áp lực lên thận. Ngoài ra, việc nạp protein quá mức sẽ khiến axit uric tăng làm thận bị nhiễm độc.

Suy thận ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Có thể nói suy thận ở trẻ sơ sinh là tình trạng vô cùng nguy hiểm, không chỉ khiến sức khỏe ngày càng giảm sút mà thậm chí còn đe dọa tính mạng của bé. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm những biểu hiện bất thường là điều kiện rất quan trọng để chữa trị kịp thời cho trẻ. Cha mẹ và người thân hãy thật cẩn thận nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

Suy thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách chăm sóc bé cho cha mẹ
Cần phát hiện sớm các biểu hiện bệnh của trẻ để chữa trị kịp thời

>>> Xem thêm:Cách chữa suy thận bằng Đông y và thuốc Nam theo dân gian

  • Phù nề: Đây là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên không ít phụ huynh lại nhầm với hiện tượng dị ứng. Mắt là vị trí đầu tiên sưng lên, sau đó sẽ dần dần lan tới tay chân, lưng, bụng…
  • Rối loạn tiểu tiện: Trẻ có thể tiểu ít, thấy rát hoặc buốt, ban đêm tiểu nhiều, thấy vẩn đục trong nước tiểu đồng thời màu cũng sậm đi, thậm chí là tiểu bí. Đây là một trong những dấu hiệu bệnh suy thận ở trẻ em cần các bậc cha mẹ hết sức chú ý. 
  • Ăn uống kém: Bé thường xuyên thấy khó ăn, chán ăn, hay buồn nôn, có khi chỉ ăn một ít cũng nôn ói.
  • Một số triệu chứng khác trên cơ thể: Mệt mỏi, ngủ mê mệt, chân tay run rẩy, đau đầu, sụt cân nhanh chóng, người xanh xao, thở khó, mùi hơi thở rất khó chịu, đau bụng, đi ngoài.

Cha, mẹ cần làm gì khi con bị suy thận?

Để biết chính xác về tình trạng bệnh, cha mẹ và người thân của các bé phải nhanh chóng đưa con mình tới bệnh viện ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Cần chú ý không được để các biểu hiện trên xảy ra trong thời gian dài sẽ làm nguy hại đến các cơ quan trong cơ thể trẻ, thậm chí có thể gây tử vong.

Suy thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách chăm sóc bé cho cha mẹ
Suy thận ở trẻ em mức độ nặng cần tiến hành lọc máu

Tình trạng suy giảm chức năng thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh phải cần tới một số xét nghiệm như: Thử máu, siêu âm, sinh thiết… thì mới có thể chẩn đoán chính xác. Sau khi đã chẩn đoán được bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ, phương pháp điều trị. Điều khó khăn ở đây là việc chữa trị căn bệnh này cũng không hề dễ dàng trong ngày một ngày hai.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng tuyệt đối tránh việc tự ý tìm mua thuốc, tự chữa ở nhà cho con. Điều này không những không đem lại hiệu quả gì mà còn phản tác dụng bởi dùng thuốc sai loại, sai cách.

Theo đó, nếu thuộc mức độ nhẹ thì trẻ thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc ức chế, thuốc chống viêm. Với suy thận ở trẻ em mức độ nặng bắt buộc áp dụng quá trình lọc máu vô cùng đau đớn. Đặc biệt, một số trường hợp không còn cách nào khác là phải ghép thận, tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém và phức tạp, đồng thời trẻ cần đủ sức khỏe mới có thể tiến hành.

Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, cha mẹ các bé còn phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Phụ huynh cần nhớ đồ ăn mặn, dầu mỡ, hải sản, thực phẩm có hàm lượng kali cao, những món khó tiêu… là “kẻ thù” của bé. Thay vào đó hãy bổ sung cho trẻ rau xanh, hoa quả ít đường.

Bài viết trên đây đã đưa tới những thông tin liên quan đến bệnh suy thận ở trẻ em, trẻ sơ sinh để bố mẹ các bé có thể tham khảo. Cần lưu ý rằng đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, phải được bác sĩ xử lý, điều trị càng sớm càng tốt nhằm phòng tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra với trẻ nhỏ.

các từ khóa liên quan: - Images. Nguồn : bacsydakhoa.com