Quảng Cáo

Tê tay chân là bệnh gì, uống thuốc gì? Nguyên nhân và thuốc chữa trị

10/07/2020

Bị tê tay chân là hiện tượng có thể nói xảy ra thường xuyên với nhiều người. Tuy nhiên,nguyên nhân của tình trạng này cũng khá đa dạng, đôi khi đây lại là những triệu chứng của bệnh lý xương khớp điển hình. Cùng tìm hiểu các loại thuốc chữa tốt nhất. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tê tay chân là bệnh gì?

Triệu chứng tê chân tay báo hiệu việc dây thần kinh hoặc mạch máu đang trong trạng thái bất ổn. Vị trí của vùng tổn thương có thể không nằm trực tiếp tại tay chân, mà sẽ ở 1 vị trí khác trên cơ thể như lưng, mông, cổ, vai,…

Tê tay chân là bệnh gì, uống thuốc gì? Nguyên nhân và thuốc chữa trị
Hình ảnh tê chân tay ở bệnh nhân

Cụ thể, triệu chứng tê bì tay chân sẽ do ảnh hưởng một trong số những bệnh sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi chịu áp lực quá lớn, chất nhầy bên trong sẽ trào ra ngoài bao xơ của đĩa đệm. Điều này làm phá vỡ thế cân bằng trong hệ thống xương khớp. Các dây thần kinh, mạch máu và bó cơ bị chèn ép, dần bị suy yếu, gây tê tay chân. Người bệnh gặp tình trạng thiếu máu truyền tới tay chân, dây thần kinh vận động không thể truyền xung lệnh đi kịp thời.
  • Gai cột sống: Do tác động xấu, bất kỳ vị trí nào trên cột sống đều có khả năng mọc các gai xương dư thừa. Mẩu gai nhọn, liên tục mọc dài ra đâm vào các cơ xương. Người bị tê tay chân sẽ gặp đau đớn khi cử động, dần mất khả năng hoạt động của tay chân.
  • Viêm xương khớp: Những người bị chấn thương, khô khớp rất dễ bị nhiễm trùng, từ đó dẫn tới bệnh viêm xương khớp. Vi khuẩn viêm có thể xâm nhập vào máu, truyền tới các bộ phận khác. Thêm vào đó, khi khớp sưng to đè lên bó cơ, gây tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh sẽ bị tê tay chân âm ỉ cả ngày và đau nhức vùng khớp bị viêm..
  • Đau dây thần kinh tọa: Đây là loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, nối từ thắt lưng, mông, đùi đến tận gót chân. Nếu làm việc quá sức và mang vác nặng, dây thần tọa sẽ bị đau nhức cả ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của chân, dẫn tới tê tay chân khó chịu.
  • Bệnh xơ vữa động mạch: Lúc này mạch máu quan trọng nhất trong cơ thể đang bị tổn thương, dẫn đến đường truyền máu tới các tế bào bị suy yếu. Điều này gây tê tay chân, choáng, suy nhược và ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Lupus ban đỏ: Lupus ban đỏ là sự rối loạn hoạt động của kháng thể. Kháng thể hiểu lầm một số tế bào bình thường là siêu vi gây hại nên sẽ tiến hành tiêu diệt chúng. Nếu hệ tự miễn tấn công vào dây thần kinh, người bệnh sẽ thường bị tê bì chân tay, cứng tại các chi.
  • Hẹp xương cột sống: Khi cột sống hẹp, dây thần kinh và mạch máu sẽ bị thắt lại. Vì vậy, chức vụ truyền lệnh vận động, cảm giác không được hoạt động. Ngoài ra, các tế bào thiếu oxy và dinh dưỡng nên sẽ bị tê chân tay, nhức mỏi.
  • Bị tê tay chân do thiếu chất: Dây thần kinh và mạch máu vẫn hoạt động rất tốt, nhưng cơ thể lại không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, bạn sẽ bị choáng, bủn rủn, tê các chi.

Tê tay chân uống thuốc gì?

Nếu nguyên nhân là do thiếu chất hoặc thể trạng kém bẩm sinh, bạn nên sử dụng thuốc bổ. Nếu nguyên nhân do bệnh lý, người bệnh nên kết hợp cả thuốc đặc trị tê tay chân và thuốc bổ. Trong y khoa phân ra 2 dòng thuốc chính là thuốc Tây y và Đông y để người bệnh lựa chọn.

Thuốc Tây y điều trị tê tay chân có tác dụng nhanh chóng, chỉ sau 1-2 ngày, các triệu chứng sẽ được giảm nhẹ ngay lập tức. Tuy nhiên, thuốc sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, táo bón, dị ứng,… Ngoài ra, người bị tê bì chân tay dễ gặp tình trạng nhờn thuốc hoặc tái phát bệnh trở lại. Các đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai sẽ không nên dùng dòng thuốc này để điều trị. 

Tê tay chân là bệnh gì, uống thuốc gì? Nguyên nhân và thuốc chữa trị
Ưu, nhược điểm của thuốc Đông y

Thuốc Đông y sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề trên, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng vì thành phần của thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Do đó, nếu bạn sử dụng thuốc chữa tê tay chân trong thời gian dài thì vẫn không bị nhờn thuốc hoặc tái phát bệnh. Thêm vào đó, mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể sử dụng loại thuốc này. 

Tính đến hiện nay, chưa có nghiên cứu nào ghi lại những nhận xét về tác hại của thuốc Đông y khi điều trị tê tay chân. Khuyết điểm duy nhất là tác dụng của thuốc tương đối chậm, không cấp tốc. Nhưng cũng chính vì thế mà thuốc giải quyết được tận gốc vấn đề, làm lành hoàn toàn bộ phận bị tổn thương. 

Thêm vào đó, thuốc chữa tê chân tay từ Đông y có rất nhiều loại thuốc đặc trị và bồi bổ. Điều này phù hợp cho những người cần chữa tình trạng bị tê bì.

Các nguyên nhân gây tê chân tay khác

Ngoài ảnh hưởng từ bệnh xương khớp, tim mạch,… triệu chứng tê bì tay chân có thể do một vài yếu tố khác gây nên. Phần lớn nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt không đúng, thay đổi sinh lý,…. Trong trường hợp này, tình trạng tê tay chân chỉ xuất hiện tạm thời sau đó biến mất nhanh chóng. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, rèn luyện cơ thể, bồi bổ là sẽ không gặp lại vấn đề này nữa.

  • Nguyên nhân tê tay chân tẩm sinh: Từ khi mới sinh, người bệnh đã có thể lực yếu, hoạt động mạch máu kém. Lúc này, người bệnh chỉ cần xoa bóp, làm ấm người và bồi bổ để mạch máu được lưu thông thuận lợi hơn.
  • Mang thai: Một trong những dấu hiệu tiêu biểu khi mang thai là bị tê tay chân. Tuỳ vào cơ địa mỗi người, triệu chứng có thể xuất hiện nhiều hay ít khác nhau. Thông thường, những người thừa cân sẽ có khả năng mắc phải triệu chứng này cao hơn những người gầy.
  • Bị tê tay chân do làm nguyên một tư thế: Một số công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ gây nên tình trạng này. Ngoài ra, thói quen nằm ngủ hay gác chân lên cao, cầm điện thoại chơi quá lâu khi nằm, ngồi vắt chéo chân lâu sẽ làm bạn bị tê các chi tạm thời.
  • Nguyên nhân gây tê tay chân do chấn thương: Một số va đập mạnh sẽ làm đông máu và tích tụ trong trên thành mạch. Thông thường, với các chấn thương quá mạnh bạn mới mắc phải triệu chứng tê chân tay. Nếu chỉ va đập nhỏ, lượng máu chỉ tụ ít trên da thì sẽ không có hiện tượng này.
  • Tê tay chân do tặc đồ quá chật: Quần áo, trang sức, phụ kiện quá chật sẽ làm nghẽn mạch máu. Bạn chỉ cần gỡ đồ đạc ra khỏi cơ thể và thư giãn trong thời gian ngắn, tình trạng này sẽ chấm dứt.

Thuốc chữa trị tê tay chân

  • Thuốc Tây chữa tê tay chân

Người bệnh cần phải uống kết hợp từ 3-4 nhóm thuốc cùng 1 lúc để điều trị bệnh. Dưới đây là các nhóm thuốc tiêu biểu để bạn tham khảo: 

  1. Thuốc giảm đau: Nếu nguyên nhân tê tay chân do xương khớp gây nên, người bệnh sẽ cần được kê thêm loại thuốc này để điều trị. Thuốc làm triệu chứng tê bì chân tay được giảm thiểu, dễ dàng cử động để sinh hoạt và làm việc. Một số loại thuốc giảm đau thông dụng là Paracetamol, Diclofenac,….
  2. Thuốc chống viêm: Các loại thuốc thường được dùng với trường hợp viêm xương khớp gây tê tay chân gồm: Voltaren, Mobic, Arcoxia, Artrodar, Korulac, Bonlutin,  Fenalgic, Ibuprofen, Profenid …
  3. Các loại Vitamin: Các loại vitamin thường được sử dụng là B1, B6, B12,…
  • Thuốc trị tê tay chân từ Đông y

Bạn có thể sử dụng bất cứ cách nào dưới đây đều được, thời gian thực hiện tối thiểu là 7 ngày trở lên. Dưới đây là một số bài thuốc trị tê bì chân tay được nhiều người sử dụng nhất:

  1. Dùng Gừng: Mỗi ngày, bạn lấy khoảng 40 gam gừng cắt thành từng lát mỏng, sau đó đem đun sôi với 400ml nước. Tiếp đó người bệnh bị tê tay chân chắt lấy phần nước để uống, lưu ý nên dùng khi còn ấm.
  2. Dùng Lá Lốt: Người bệnh hái khoảng 50 gam lá lốt tươi, rửa thật sạch sau đó để ráo nước. Tiếp đó bạn cắt nhỏ lá thành từng đoạn dài 3cm, mang đi đun sôi với 400ml nước. Bệnh nhân tê tay chân đun đến khi nước cạn còn 1 nửa để uống, sử dụng khi còn ấm, uống sau khi ăn 1 tiếng.
  3. Dùng Ngải Cứu: Người bị tê tay chân dùng 200 gam ngải cứu, cắt nhỏ, đem sao vàng. Sau đó bạn đắp trực tiếp lên vùng xương khớp đang bị đau trong 40 phút để kích thích máu lưu thông.

Thuốc chữa tê tay chân tốt nhất

Hiện nay, loại thuốc chữa tê tay chân tốt nhất được nhiều người sử dụng là An Cốt Nam. Thuốc có tác dụng đặc trị các bệnh về xương cốt và bồi bổ cho cơ thể rất  hiệu quả. Bài thuốc này còn có tên gọi riêng là phương pháp “Kiềng 3 chân”. 

Tê tay chân là bệnh gì, uống thuốc gì? Nguyên nhân và thuốc chữa trị
An Cốt Nam – Thuốc chữa trị tê bì chân tay tốt nhất

Với phương pháp này, bạn sẽ chữa khỏi bệnh dứt điểm và không bị tái phát. Cụ thể, thông tin về từng phương pháp như sau:

  • Dùng thuốc uống: Thuốc uống trị tê tay chân có vai trò quyết định 92% khả năng lành bệnh, bao gồm 10 thang, mỗi thang dùng 1 ngày. Trong thành phần của thuốc chứa hơn 10 loại thảo dược quý giúp tiêu viêm, giảm sưng và kháng khuẩn. Ngoài ra, thuốc còn giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
  • Cao dán: Loại cao dán này có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn tuyệt đối. Người bị tê tay chân chỉ cần dán cao trực tiếp lên vùng da bị đau, mỗi ngày dùng 1 miếng. Sau khi sử dụng, chỉ trong vòng 20 phút, cơn đau, tê bì chân tay nhức sẽ giảm thiểu đáng kể.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp giãn gân cốt, làm ấm cơ thể, kích thích quá trình hoạt động của máu và các cơ ở tay và chân. Tuỳ vào mỗi người bệnh bị tê tay chân, bạn có thể được châm cứu, bấm huyệt, massage,… Ngoài ra, thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập tại nhà.

Đây là thông tin về một liệu trình điều trị tê bì chân tay cơ bản trong 10 ngày, tuỳ mức độ bệnh và thể trạng, thời gian điều trị cỏ thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Hiện nay, rất nhiều người sử dụng phác đồ này và đã chữa khỏi hoàn toàn, không bị tái phát.

Trên đây là các thông tin về “tê tay chân là bệnh gì, uống thuốc gì? Nguyên nhân và thuốc chữa trị?”. Để đảm bảo an toàn, khi phát hiện có triệu chứng bất thường bạn nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

các từ khóa liên quan: - Related searches - cách chữa bệnh tê chân - bị tê tay khi ngủ - tê chân tiếng anh - tê chân kéo dài - tê tay tiếng anh là gì. Nguồn : bacsydakhoa.com