Bị thoái hóa cột sống nên làm gì, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh như thế nào là các thông tin nhận được sự quan tâm của đa số bệnh nhân. Ngoài ra, việc chữa trị bằng các bài thuốc Nam gia truyền cũng cực kì được chú ý. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Thoái hóa cột sống là gì?
Cột sống là một bộ phận quan trọng, có tác dụng làm điểm tựa cho mọi hoạt động của cơ thể. Vì một số nguyên nhân nào đó, cột sống dần mất sự cân bằng và giảm sức bền. Điều này dẫn tới tình trạng viêm xương, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và tổn thương các đốt sống tại đây. Đó là sự khởi đầu của thoái hóa cột sống, loại bệnh này sẽ có những triệu chứng đặc trưng, rất dễ nhận ra.
Toàn bộ cơ thể người có khoảng 32-34 đốt sống nối dài từ xương sọ đến xương chậu, ngăn cách bởi đĩa đệm. Trong đó, bất kỳ vị trí nào đều có thể bị thoái hoá. Hai vị trí thường bị thoái hoá nhất là thoái hóa cột sống ở cổ và thắt lưng. Loại bệnh này thường dễ mắc phải ở người từ 35-40 tuổi trở lên, phần lớn là nam giới. Theo thống kê của bộ y tế, hầu như không có trường hợp nào dưới 30 tuổi mắc bệnh.
Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thường được đánh giá người càng tuổi cao các tế bào càng lão hoá, sức khoẻ yếu, xương không còn được dẻo dai như bình thường. Ngoài ra, những người thường xuyên phải lao động nặng trong thời gian dài, xương khớp sẽ nhanh chóng yếu đi, dễ bị tổn thương. Vì vậy, khả năng mắc bệnh ở các đối tượng này rất cao.
Nhìn chung, thoái hoá cột sống là loại bệnh lý đặc biệt, khó chữa, thời gian điều trị lâu và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đi khám từ khi bệnh còn nhẹ, quá trình điều trị sẽ vô cùng dễ dàng, không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Bị thoái hóa cột sống nên làm gì?
Có nhiều người bệnh thường vội vã và quyết định điều trị ngay khi chưa biết cụ thể tình trạng bệnh của mình là gì và nên làm gì trước. Điều này thường dẫn tới hiệu quả chữa bệnh thoái hóa cột sống không cao và dễ dẫn đến khả năng tái phát. Sau đây là một số việc người bệnh nên làm trước khi quan tâm đến các vấn đề khác.
- Cần đi chụp chiếu X – Quang hoặc Mri cột sống ngay khi nghi ngờ các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống bất thường, để xem mức độ thoái hóa và tổn thương cột sống ở mức nào.
- Dừng ngay việc vận động mạnh, di chuyển nhiều, đặc biệt là tham gia giao thông ở người bị thoái hóa cột sống bằng các phương tiện xe máy, xe đạp địa hình ở những cung đường nhiều ổ gà, ổ voi.
- Tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá, ma túy và các chất kích thích khác vì đây là những chất xúc tác làm tình trạng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây nhiều vitamin C, tránh xa các loại nước ngọt nhiều gas.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya, căng thẳng mệt mỏi hoặc quá lo âu về tình trạng bệnh.
- Khi bị bệnh thoái hóa cột sống không nên ăn thịt bò và da gà vì đây là những loại thực phẩm có thể gây co cơ với người bệnh thoái hóa.
- Áp dụng các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể như vật lý trị liệu, bài thuốc Nam dân gian,… không lạm dụng thuốc Tây quá nhiều.
Những việc cần làm với người thoái hóa cột sống trên đây không chỉ giúp bệnh nhân xử lý tình trạng bệnh một cách nhanh chóng và phù hợp mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm các nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
- Đau đớn, nhức mỏi: Đây là dấu hiệu tiêu biểu nhất, bạn sẽ cảm nhận được ngay khi vừa mới mắc bệnh. Người bệnh thoái hóa cột sống sẽ bị nhức xương, đau mỏi, khó chịu tại vùng cột sống và những bó cơ bên cạnh. Nguyên nhân là do dây thần kinh và cơ tại đây bị ổ viêm sưng chèn ép dẫn đến các triệu chứng này.
- Tê bì: Khi bệnh tiến triển nặng, triệu chứng tê bì sẽ lan từ cột sống sang các bó cơ. Nếu thoái hoá cột sống tại cổ, hiện tượng tê bì sẽ lan xuống vai, cánh tay, đầu ngón tay. Nếu thoái hoá tại vùng thắt lưng, người bệnh sẽ bị tê mông, đùi và ngón chân.
- Căng cứng: Lúc này, bạn sẽ cảm thấy khớp xương đang bị cứng, khó chuyển động. Người bệnh không thể hoạt động như bình thường, đặc biệt là động tác cúi cổ, gập lưng, xoay mình.
- Suy nhược: Các cơn đau đớn lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần người bệnh. Bệnh nhân thoái hóa cột sống sẽ bị thiếu ngủ, chán ăn, sụt cân, mọi công việc hàng ngày đều kém hiệu quả.
- Chóng mặt: Nguyên nhân là do vùng tổn thương sưng to, làm cho dây thần kinh không thể truyền lệnh, mạch máu bị tắc nghẽn. Người bệnh thoái hóa cột sống sẽ bị chóng mặt, hay choáng do thiếu máu lên não. Một số trường hợp khác còn bị nấc, ngáp, tê vành tai, ù tai,…
- Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống gây teo cơ: Những bó cơ bị co cứng lâu ngày, không vận động nhiều sẽ dần teo nhỏ lại.
- Biểu hiện tê liệt: Người bệnh có thể bị tê liệt 2 tay, 2 chân hoặc liệt toàn thân. Đây vùng vừa là triệu chứng giai đoạn nặng và vừa là biến chứng của bệnh.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
- Lao động quá sức: Bệnh thoái hoá cột sống đa số mắc phải ở những người thường xuyên lao động, mang vác nặng. Khi cột sống phải chịu đựng trọng lực và đè nén quá mức trong thời gian dài sẽ làm xương yếu, dễ bị tổn thương.
- Làm việc không đúng tư thế: Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở những người lao động nặng, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh nếu làm việc sai tư thế. Các thói quen như còng lưng, cúi đầu quá thấp, thường xuyên đeo đồ 1 bên vai, gối đầu cao khi ngủ,….sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cột sống.
- Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống do tuổi tác: Người già, người cao tuổi không có khả năng hấp thụ các dưỡng chất như những người trẻ tuổi. Vì vậy, các bộ phận như xương, khớp, mạch máu dần xuống cấp, dễ dàng bị viêm sưng do các yếu tố tác động bên ngoài.
- Nguyên nhân thoái hóa cột sống do béo phì: Thừa cân sẽ gây nên tình trạng dư thừa cholesterol làm tắc nghẽn mạch máu, tăng lượng đường trong máu. Điều này làm máu không cung cấp đủ dưỡng chất tới cột sống, người bệnh dễ bị loãng xương, khô dây chằng, vỡ nhân đĩa đệm.
- Tai nạn: Rủi ro do tai nạn có thể do chấn thương khi chơi thể thao, sinh hoạt, lao động và tai nạn giao thông. Những va đập mạnh làm mô mềm không thể đỡ nổi, chấn thương vào trong xương gây vỡ xương, trào nhân đĩa đệm, đứt dây chằng,… và gây ra thoái hóa cột sống. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm, chỉ sau một thời gian ngắn cơ thể sẽ dễ tiến triển nặng nề và dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.
Các giai đoạn, cấp độ thoái hóa cột sống
Tình trạng thoái hóa càng nặng sẽ càng khó chữa, khả năng mắc phải các biến chứng là rất cao. Để làm rõ hơn, dưới đây là tóm tắt của từng giai đoạn, từng cấp độ bệnh:
- Cấp độ 1: Nếu thoái hóa cột sống ở cổ, bạn sẽ đau khi cúi xuống hoặc ngửa cổ lâu. Nếu thoái hóa tại lưng, vị trí đau sẽ ở vùng lưng dưới, gần xương chậu. Các triệu chứng này xuất hiện mới mức độ nhẹ vào ban ngày. Sau đó, cơn đau đến nhiều hơn vào buổi tối, khi bạn nằm duỗi thẳng người sẽ thấy mỏi âm ỉ cả đêm.
- Cấp độ 2: Lúc này, thoái hóa cột sống sẽ gây đau nhức nhiều hơn, cảm giác rất bực dọc trong người. Bạn không thể tập trung để hoàn thành công việc như bình thường. Thêm vào đó, bệnh còn lây sang một số bộ phận lân cận. Người bệnh bị tê bì, nhức mỏi sang toàn bộ vai, cánh tay, mông, đùi, bụng, eo. Các triệu chứng sẽ đeo bám cả ngày, người bệnh bắt đầu bị mệt mỏi, mất ngủ và cảm thấy chán ăn.
- Cấp độ 3: Vùng bị thoái hoá cột sống bị đau không thể chịu nổi, mỗi một di chuyển hay một lực tác động vào sẽ làm cơn đau dội lên. Thêm vào đó, người bệnh thường xuyên bị choáng do máu lên não không đủ và thiếu dinh dưỡng do kém ăn. Các biến chứng bắt đầu xuất hiện như teo cơ, liệt bộ phận hoặc liệt toàn bộ, mọc gai cột sống. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ có thể nằm một chỗ, không thể di chuyển, sụt cân, luôn buồn ngủ nhưng không thể ngủ ngon.
Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
- Bài thuốc từ Lá Lốt
- Cách thứ nhất: Người bệnh thoái hóa cột sống dùng lá lốt chế biến các món ăn như gỏi, xào, cuốn thịt để nướng,….
- Cách thứ hai: Bạn cắt nhỏ 100 gam lá lốt đem sao vàng với một ít muối. Sau đó lấy khăn sạch cuốn lại để đắp trực tiếp lên vùng bị đau.
- Bài thuốc Nam chữa thoái hóa cột sống từ cây Nhàu
- Cách thứ nhất: Đầu tiên, bạn lấy khoảng 200 gam lá nhàu non giã nát lấy nước cốt, sau đó đem đi chưng cách thuỷ với 30 ml mật ong. Cho người bệnh dùng để uống vào buổi sáng sau khi ăn.
- Cách thứ hai: Người bệnh thoái hóa cột sống chọn những lá nhàu trưởng thành, cắt ra thành từng khúc nhỏ dài 1cm, sau đó mang đi sao vàng với một ít muối. Bạn lấy 1 chiếc khăn sạch cuốn lại để đắp lên lưng cho người bệnh. Thời gian đắp là 30-40 phút, bạn nên sao lại liên tục nếu lá bị nguội.
- Cây thuốc Nam trị thoái hóa cột sống bằng xương rồng
- Cách thứ nhất: Bạn dùng 200 gam xương rồng nấu với cá lóc để ăn, lưu ý nên loại bỏ hết gai trước khi chế biến.
- Cách thứ hai: Người bị thoái hóa cột sống hái 3 bẹ xương rồng, đem đi nướng cho chín 2 mặt sau đó đắp trực tiếp lên da khi còn nóng. Bạn nên thực hiện ngày 2 lần, đắp trong khoảng 40 phút.
- Bài thuốc từ cây Ngải Cứu dân gian
- Cách thứ nhất: Người bệnh thoái hóa cột sống dùng 200 gam ngải cứu giã hơi nát với muối, sau đó đem đi sao vàng, cho vào khăn sạch để đắp trực tiếp lên da. Bạn nên sử dụng khi còn nóng, đắp liên tục trong 40 phút.
- Cách thứ hai: Bệnh nhân thoái hóa cột sống dùng 200 gam ngải cứu đem hầm chung với tâm thất và gà để ăn. Mỗi tuần chỉ cần sử dụng 1 lần, nên chọn những lá ngải cứu non để chế biến.
- Bài thuốc Nam chữa thoái hóa cột sống từ cây Dền Gai
- Cách thứ nhất: Dùng 200 gam cây Dền Gai sao vàng với một ít muối. Sau đó mang đi sắc với 1 lít nước. Người bệnh thoái hóa cột sống chia thuốc thành 2 phần để uống 2 lần trong ngày. Bạn nên uống sau khi ăn 1 tiếng, sử dụng khi còn ấm.
- Cách thứ hai: Hái 200 gam cây Dền Gai băm sơ sơ cho nát, sau đó mang đi sao vàng. Bạn có thể đắp trực tiếp lên lưng hoặc lót bằng một chiếc khăn mỏng.
Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hoá cột sống. Khi phát hiện có triệu chứng, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Khi đó chi phí và quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn so với các cấp độ nặng.