Quảng Cáo

Trẻ em bị bệnh tổ đỉa, nổi mụn nước và cách can thiệp, chăm sóc

10/07/2020

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em thường gây ra nhiều biểu hiện khó chịu và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bé? Làm sao để nhận biết căn bệnh này? Cách xử lý và chăm sóc trẻ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh đó. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Mức độ nguy hiểm của bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một loại viêm da ở lớp thượng bì, với đặc điểm đặc trưng của bệnh là xuất hiện các nốt mụn nước ở trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Các vị trí thường gặp mụn nước như lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa hay đầu các ngón tay, ngón chân,…

Các mụn nước này có màu trắng, nhỏ li ti, kích thước khoảng vài milimet, nằm sát nhau thành từng mảng trên da. Các mụn này thường khó vỡ, nó sẽ xẹp dần rồi chuyển sang màu vàng. Lớp da vùng này sẽ bong tróc ra, làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ em bị bệnh tổ đỉa, nổi mụn nước và cách can thiệp, chăm sóc
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Nội Dung Được Quan Tâm

  • 9 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Hiệu Quả, An Toàn Nhất
  • Bệnh Tổ Đỉa Ở Tay: Dấu Hiệu & Cách Chữa Hiệu Quả Từ Chuyên Gia
  • Người Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?
  • Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không, Có Di Truyền Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]
  • Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không Và Điều Trị Trong Bao Lâu?

Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho trẻ không? Tổ đỉa gây ra tình trạng xuất hiện các vết mụn nước trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Đối với người lớn thì chúng ta vẫn có thể chịu được trong một giới hạn nào đó tùy theo mỗi người.

Nhưng đối với trẻ nhỏ thì sự khó chịu, ngứa ngáy này sẽ khiến cho trẻ quấy khóc, có thể dẫn tới bỏ ăn, bỏ bú mẹ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các bậc cha mẹ khi chăm sóc bé mỗi ngày, sẽ gặp nhiều mệt mỏi. Hơn thế nữa, do bệnh là một tình trạng viêm da nên hàng rào da bảo vệ cơ thể trẻ bị suy giảm, trẻ dễ bị bội nhiễm, sốt cao.

Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhưng nếu như các bậc cha mẹ chủ quan về bệnh này thì không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày của trẻ mà còn khiến quá trình chăm sóc cho bé trở nên khó khăn, vất vả hơn.

Những yếu tố gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Tổ đỉa ở trẻ thường gặp khi trẻ vẫn còn nhỏ, sức đề kháng chưa hoàn chỉnh, vị trí thường gặp nhất là hình thành bệnh tổ đỉa ở tay. Thường ít gặp ở trẻ lớn, trên 6 tuổi vì khi này sức đề kháng của trẻ đã hoàn thiện. Tuy nhiên một vài trường hợp trẻ lớn rồi vẫn mắc bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ. Theo như nghiên cứu thì một số nguyên nhân sau chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tác nhân gây ra bệnh:

Yếu tố di truyền

Theo như một số thống kê, 8% trẻ bị bệnh có mẹ hoặc bố cũng bị mắc tổ đỉa trước khi sinh con. Tỷ lệ này lên tới 41% trong trường hợp trẻ có cả bố và mẹ đều mắc bệnh trước đó. Điều này chứng tỏ rằng, bệnh tổ đỉa ở trẻ em có mối liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con.

Các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, thực phẩm

Da là một cơ quan có tác dụng bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Ở trẻ nhỏ, da cũng đang trong quá trình hoàn thiện chức năng của mình và còn non nớt nên hết sức nhạy cảm với các tác nhân như thời tiết hanh khô, thời điểm giao mùa hay ẩm mốc. Các yếu tố này làm kích ức tới làn da của trẻ, đây là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.

Một số yếu tố gây bệnh khác

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh trên,  thì việc trẻ hiếu động nên tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, hay mẹ sử dụng các loại sữa tắm, bột giặt gây kích ứng da của trẻ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa ở trẻ em.

Trẻ em bị bệnh tổ đỉa, nổi mụn nước và cách can thiệp, chăm sóc
Những nguyên nhân gây tổ đỉa ở trẻ em

Cách nhận biết trẻ em bị tổ đỉa

Cho dù tổ đỉa không phải là bệnh nguy hiểm với trẻ em, nhưng các bậc cha mẹ cũng không được chủ quan khi trẻ mắc bệnh này bởi khi bệnh chuyển biến nặng, có các biến chứng của bội nhiễm, nổi hạch,…thì có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cho các bậc phụ huynh có thể nhận biết được sớm dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời.

  • Trên da xuất hiện các mụn nước li ti: Bệnh tổ đỉa ở trẻ em thường gây ra các nốt mụn này màu trắng đục, đường kính khoảng vài milimet. Tập trung với nhau lại thành từng đám. Các nốt mụn này sờ thấy rất dày, nổi trên bề mặt da, khó vỡ. Chúng tự xẹp rồi da vùng đó chuyển sang màu vàng.
  • Vị trí thường gặp của các nốt mụn: Mụn thường mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa hay đầu ngón tay, ngón chân, đôi khi gặp ở một số vị trí như nách và bẹn.
  • Các mụn này gây ngứa ngáy, khó chịu làm cho trẻ quấy khóc, trẻ lớn hơn thì gãi nhiều.  Trẻ gãi nhiều có thể gây tổn thương da.
  • Vùng da có mụn mọc bị sưng tấy, đỏ, mụn màu trắng. Vùng da xuất hiện các vảy xung quanh.
  • Trường hợp bệnh nặng, không điều trị kịp thời, đúng cách, trẻ xuất hiện sốt cao và nổi hạch ở vùng tương ứng nơi mọc mụn. Lúc này các mụn nước cũng trở nên đục hơn, không còn trong như lúc đầu.

Dựa vào các dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ có thể nhận biết được trẻ có bị bệnh tổ đỉa hay không. Nếu thấy trẻ có các vết mụn nước nổi li ti thành đám trên cơ thể thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Trẻ bị ngứa, nổi mụn nước phải làm sao?

Có nhiều các phương pháp để điều trị bệnh, tuy nhiên chia ra làm 2 cách chính đó là điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây y và điều trị bệnh bằng các loại thuốc dân gian.

Chữa bằng thuốc Tây y

Một số các loại thuốc Tây hay được dùng để điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em hiện hay như:

  • Các thuốc bôi, kem bôi tại chỗ có chứa steroid: Các thuốc này giúp giảm nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy,sưng đỏ của bệnh. Tuy nhiên Steroid không nên sử dụng trong thời gian dài và không nên tự ý sử dụng nó do có nhiều tác dụng phụ. Nhất là với trẻ em thì cần rất cân nhắc tới loại thuốc và cách dùng. Cha mẹ nên dùng theo hướng dẫn, theo đơn của bác sĩ chứ không tự ý mua bôi cho trẻ.
  • Các dung dịch ngâm rửa nồng độ thấp như  kali permanganat: các dung dịch này không chỉ giúp làm khô các vết mụn nước, giảm ngứa mà còn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại cho da trẻ.
  • Thuốc kháng histamin: Đôi khi thuốc này cũng được bác sĩ kê để hỗ trợ điều trị triệu chứng ngứa của trẻ.
  • Trong trường hợp bệnh có biến chứng nặng thì có thể được dùng steroid toàn thân, có tác dụng giảm triệu chứng nặng nề của trẻ một cách nhanh chóng.

Dùng các bài thuốc dân gian điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ

Do da của trẻ khá nhạy cảm, hơn nữa chức năng của các cơ quan của trẻ còn chưa được hoàn thiện như người lớn nên việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây thường không được tốt cho lắm.

Trẻ em bị bệnh tổ đỉa, nổi mụn nước và cách can thiệp, chăm sóc
Trước khi điều trị bệnh cho trẻ thì ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em trong dân gian như:

  • Sử dụng lá trầu không, rau răm: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, 1 nắm lá rau răm, rửa sạch, để cho ráo nước rồi vò hoặc giã nát. Cho vào siêu nước đun sôi, sau đó để cho nguội bớt rồi ngâm chân, tay (vùng bị bệnh) của trẻ trong khoảng 10 phút, bã xát lên vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng lá khế: Lá khế 1 nắm rửa sạch, để cho ráo nước, giã hoặc xay nhuyễn sau đó cho thêm 2 thìa nước cốt chanh vào. Đắp lên vùng da bị bệnh của trẻ trong vòng 1 tiếng.
  • Sử dụng lá bàng: Mẹ chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá bàng tươi, rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát, thêm một chút muối vào. Cho vào nồi nước đun sôi lên, sau đó để cho nguội bớt. Mẹ dùng khăn mặt thấm nước rồi lau, chườm lên vùng da bị bệnh của bé.

Áp dụng các phương pháp dân gian này trong khoảng 1 tuần thì sẽ thấy các triệu chứng ngứa của bé giảm đi rõ rệt.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tổ đỉa

Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ cũng như áp dụng các biện pháp dân gian trên để chữa bệnh cho trẻ. Các bậc cha mẹ cũng phải hết sức lưu ý tới vấn đề chăm sóc cho trẻ trong quá trình điều trị bệnh. Một số vấn đề cần lưu ý như:

  • Thực hiện vệ sinh da, cơ thể cho bé đúng cách, không nên chà xát da của bé quá mạnh bởi điều này có thể làm cho vùng da bị bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Sử dụng nước tắm với nhiệt độ vừa phải, phù hợp. Không sử dụng nước quá nóng để tắm cho trẻ. Cũng không nên tắm quá lâu, quá kỹ vùng da bị bệnh bởi có thể làm da bị bong tróc, tổn thương.
  • Chọn các loại xà phòng tắm, gội có thành phần lành tính và phù hợp với da của trẻ, tốt nhất là các sản phẩm dành riêng cho da em bé.
  • Sau khi trẻ ra mồ hôi, sau khi tắm,… cần phải lau người trẻ cho khô ráo, hạn chế điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Khi thay đổi thời tiết cần giữ ấm cho bé khi trời lạnh và thoáng mát  cho mùa hè.

Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo. Khi thấy con mình có các triệu chứng của bệnh thì bạn nên đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh gây hậu quả đáng tiếc.

các từ khóa liên quan: