Quảng Cáo

Trẻ em bị đau dạ dày phải làm sao và cách xử lý an toàn cho các bé

10/07/2020

Đau dạ dày ở trẻ em khiến cho cha mẹ có nhiều lo lắng. Các em còn bé chưa thể tự ý thức chăm sóc bản thân. Vì vậy, việc nắm bắt những kiến thức về tình trạng bệnh cũng như cách xử lý thế nào an toàn cho các bé được cha mẹ rất quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ em bị đau dạ dày phải làm sao và cách xử lý an toàn cho các bé
Hình ảnh đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ thường xuyên biếng ăn, lười ăn

Những cơn đau thường xuyên khiến trẻ không muốn ăn, hay bị buồn nôn cũng như nhìn thấy thức ăn là sợ. Nhiều cha mẹ không hiểu tình trạng bệnh cũng như tâm lý của con, nghĩ rằng con sợ ăn nên giả vờ nên ép con ăn nhiều hơn. Chính điều này sẽ làm tệ đi tình hình bệnh, làm con mệt mỏi và đuối sức.

Dấu hiệu trẻ bị đau dạ dày là hay đau bụng

Đau bụng là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Vị trí đau ở trẻ em cũng khác so với người lớn, các em sẽ đau ở trên hoặc xung quanh rốn. Các cơn đau thường xuyên làm phiền trẻ, khiến chúng ngủ không ngon, đau âm ỉ cho đến đau dữ dội trong khoảng thời gian từ hàng chục phút đến hàng giờ. 

Một số cha mẹ thường chủ quan nghĩ con chỉ bị đau bụng thông thường. Nếu để lâu có thể gây đến những biến chứng nặng hơn như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.

Trẻ bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu

Những triệu chứng bệnh đau dạ dày ở trẻ em này không phải bé nào cũng biết mô tả, đặc biệt đối với những em bé dưới 2 tuổi, khả năng giao tiếp bằng lời nói chưa tốt. Tình trạng này xảy ra khi các dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho bé cảm thấy vướng họng, ho mạnh, ợ chua, ợ hơi. Nếu không phát hiện để chữa trị kịp thời, bé có thể mắc viêm loét dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày.

Trẻ bị chóng mặt, xanh xao

Ngoài những triệu chứng về tiêu hoá hay đau bụng, bạn có thể thấy triệu chứng trẻ bị đau dạ dày thông qua sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, trẻ không còn năng động, hoạt bát như trước, quá trình phát triển chậm hơn so với các bạn đồng chang lứa; tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị loét dạ dày một cách âm thầm, về lâu về dài dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đi đại tiện phân đen, có máu 

Nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam không có thói quen kiểm tra phân của con để có thể phát hiện tình trạng bệnh dạ dày. Nhiều con số y khoa đã chứng minh: Tới 50% số ca bệnh tiêu hoá, dạ dày xuất phát từ triệu chứng trẻ đi phân đen hoặc ra máu.

Nguy cơ gây đau đạ ày ở trẻ nhỏ

Cơ thể của trẻ em phát triển chưa hoàn thiện, thêm nữa là sức đề kháng của trẻ còn yếu nên đây là đối tượng tấn công của các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc trẻ em bị đau ở vùng dạ dày là:

  • Trẻ em bị đau dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn được gọi là khuẩn Hp) làm phá huỷ niêm mạc dạ dày. Từ đó dần hình thành những ổ viêm loét trên niêm mạc.
  • Nhiều mẹ có thói quen mớm hoặc nhai thức ăn cho con ăn, thói quen này tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp từ mẹ sang con.
  • Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Đối với những món ăn trẻ không thích hay dị ứng thường xuyên có cảm giác nôn ói, dạ dày không tiêu hoá thức ăn dẫn đến những cơn đau. Bên cạnh đó những món chiên rán, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ uống có ga… khiến dạ dày trẻ bị tổn thương, viêm.
  • Bệnh đau dạ dày ở trẻ em còn do mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng vì việc học hành quá tải, áp lực thi cử. Thêm nữa, việc thường xuyên căng thẳng làm trẻ ăn uống và sinh hoạt thất thường, dẫn đến sức đề kháng yếu và hệ tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Yếu tố di truyền: Nhiều gia đình có bố hoặc mẹ là những người có bệnh dạ dày thì khả năng cao con cái sinh ra sẽ có bệnh dạ dày bẩm sinh.
  • Việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác, tự dùng thuốc sai liều lượng, sai chỉ định cũng là nguyên nhân tạo ra môi trường acid trong dạ dày có sự thay đổi, dễ dàng làm tổn thương dạ dày.

Tham khảo bài viết: Đau dạ dày trong đêm, lúc sáng sớm nguy hiểm không, phải làm sao?

Trẻ em bị đau dạ dày phải làm sao và cách xử lý an toàn cho các bé
Nguyên nhân có thể do việc các bé dùng các loại thuốc không hợp lý

Bé bị đau dạ dày phải làm sao?

  • Hãy cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng lượng axit trong dạ dày, bạn hướng dẫn trẻ uống từ từ, từng ít một để cơn đau giảm dày giảm đi nhanh chóng.
  • Nước gừng và mật ong ngoài tác dụng trị ho hay đầy hơi, còn giúp đẩy lùi những triệu chứng khác liên quan tới đường tiêu hóa. Chỉ cần dùng ¼ thìa nước gừng kết hợp với ½ thìa mật ong cho trẻ dùng mỗi ngày 2 lần, tình trạng bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Mật ong chỉ được dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên để tránh nguy cơ gây ngộ độc.
  • Sử dụng túi chườm ấm khi trẻ em bị đau dạ dày cũng là phương pháp hữu hiệu. Đặt túi ấm vào vùng bụng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bạn cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ. 

Đau dạ dày ở trẻ em nên ăn gì?

  • Đồ ăn có tác dụng trung hòa acid như cháo, trứng hấp hay sữa nóng.
  • Đồ ăn giúp làm giảm tiết dịch vị như mật ong, bánh quy, đường, dầu thực vật.
  • Những loại thực phẩm hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt như bánh mì, gạo nếp, bột sắn, bánh quy.
  • Bổ sung chất xơ (rau xanh, củ quả, yến mạch, các cây họ đậu) để chống tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định và tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Chế biến thực phẩm theo kiểu hấp/luộc để đảm bảo dinh dưỡng và giảm thiểu dầu mỡ.

Thực phẩm nên kiêng

  • Không cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt,… sẽ làm tình trạng đau dạ dày ở trẻ em trở nên xấu đi, gây viêm loét.
  • Không sử dụng đồ uống có vị chua, đồ uống có gas làm dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, vết loét khó lành.
  • Mẹ cần bỏ qua những món ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn (xúc xích, gà chiên, khoai tây chiên), những món nướng hoặc xào có chứa nhiều chất béo không tốt cho dạ dày.
  • Hạn chế các loại gia vị nóng như ớt, tiêu tỏi,…

Trong bài viết này, các thông tin về bệnh đau dạ dày ở trẻ em và các phương án xử lý đã được tổng hợp đầy đủ. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, để nắm rõ tình trạng bệnh của trẻ và có phương pháp điều trị hợp lý, bạn nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên môn. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

các từ khóa liên quan: