Quảng Cáo

Trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm đáng ngại không, ba mẹ làm gì?

10/07/2020

Trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm khiến bố mẹ lo lắng không biết có nguy hiểm không. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết tại sao bé nhà mình lại bị như vậy. Lúc này các bố các mẹ nên làm gì để bé chấm dứt những cơn ho? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Trẻ ho khan có đáng ngại không?

Ho không tiết dịch nhầy ở trẻ em về đêm nhiều là hiện tượng khi bé ngủ thường xuất hiện những cơn ho. Thời gian tình trạng này kéo dài thường hơn 1 tháng. Đa số các bé trong độ tuổi 2 – 3 tuổi sẽ hay mắc phải bệnh lý này. Với trẻ từ 6 – 10 tuổi sẽ ít gặp hơn.

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị ho khan có đáng ngại hay nguy hiểm không. Một số người cho rằng việc này là do thời tiết thay đổi, không đáng ngại. Thế nhưng thực tế đã cho thấy hiện tượng ho nếu kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

Trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm đáng ngại không, ba mẹ làm gì?
Trẻ ho khan có đang lo ngại không

Trẻ bị ho không dịch nhầy lâu ngày mà dùng thuốc không khỏi là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó phải kể đến những căn bệnh như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hoặc ho do những cơn hen suyễn tái phát. Lúc này, hệ miễn dịch của bé đang bị suy yếu bởi virus gây bệnh. Do đó cơ thể bé sẽ phát ra phản xạ ho.

Trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm sẽ khiến giấc ngủ của bé bị gián đoạn, hay quấy khóc về đêm. Cơ thể bé có thể sẽ mệt mỏi, cảm thấy khó chịu. Thậm chí những cơn ho lâu ngày còn ảnh hưởng tới tâm lý, khiến bé lo lắng. 

Những bạn nhỏ này khi đi học sẽ thường mất tập trung dẫn tới kết quả học tập sa sút hơn trước đó. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của bé thường ngày để kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn liên quan. 

Trẻ ho khan xảy ra do đâu?

Ho không có đờm do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kế tới dấu hiệu của các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi xoang. Hoặc biến chứng các bệnh về tim mạch, trào ngược dạ dày – thực quản cũng gây tình trạng này. 

Trẻ bị ho khan nhiều về đêm cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bé gặp phải vấn đề tâm lý nào đó. Lúc này cơ thể bé sẽ phản xạ lại bằng những cơn ho. 

Thậm chí có những bé bị ho nhiều ban đêm là do bị vi khuẩn Bordetella tấn công vào đường hô hấp gây nhiễm trùng. Lúc này các bậc phụ huynh cần đặc biệt để tới bé xem có phải bé mắc dấu hiệu của hen suyễn và bệnh lao phổi không.

Trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm đáng ngại không, ba mẹ làm gì?
Trẻ ho khan là do đâu

Nguyên nhân khiến trẻ ho không tiết dịch nhầy cũng có thể thay đổi theo thời gian phát triển của trẻ:

  • Với những bé dưới 1 năm tuổi: Những cơn ho kéo dài khi ngủ thường là do virus, do bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ho gà. Một số tình trạng bệnh nặng là do đường hô hấp bị dị tật bẩm sinh, hen phế quản.
  • Với trẻ từ 1 – 5 tuổi: Ho không đờm nhiều về đêm có thể là do có dị vật trong đường thở của bé. Hoặc nguyên nhân khác là do bé bị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Với trẻ trong độ tuổi đi học (từ 6 tuổi trở lên): Những trẻ lớn hơn mà bị ho nhiều có thể là biểu hiện của hen/ giãn phế quản, lao phổi. Có trẻ do tâm lý tác động dẫn tới ho không tiết dịch vào đêm.

Ngoài ra, để xác định nguyên nhân khiến trẻ ho khan về đêm khi ngủ, các bố các mẹ có thể dựa vào biểu hiện của bé khi ho, cụ thể:

  • Nếu bé hay ho sau khi bú ban đêm thì có thể là do tác động của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Khi ngủ bé ho mà bạn quan sát thấy mặt bé đỏ lên là do ho gà, do có dị vật bên trong họng bé hoặc do vi khuẩn gây ra.

Nắm bắt được nguyên nhân khiến bé ho nhiều về đêm sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn. Đồng thời cũng đề phòng được những bệnh lý nguy hiểm liên quan.

Ba mẹ cần làm gì khi bé bị ho khan?

Nếu bé nhà bạn bị ho không có đờm lâu ngày không khỏi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà như cho bé uống thuốc trị ho. Thông thường thì tình trạng bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. 

Trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm đáng ngại không, ba mẹ làm gì?
Trẻ ho khan nên chữa thế nào

Trường hợp những cơn ho của bé ngày càng nặng thì bé nên sử dụng thuốc điều trị. Thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn, trong đó có thể dùng một số loại thuốc như:

  • Sử dụng kháng sinh để điều trị dứt điểm những cơn cảm cúm hoặc đường hô hấp bị viêm nhiễm gây ho. Các loại thuốc thường dùng là kháng sinh Methorphan hoặc Dextromethorphan.
  • Dùng thuốc giảm tình trạng khàn tiếng kết hợp thuốc hạ sốt như Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
  • Nhóm thuốc điều trị các kích ứng hô hấp như alimemazin, chlopheniramin, promethazine và diphenhydramine.

Nếu các bậc phụ huynh không muốn trẻ nhà mình sử dụng thuốc tây nhiều thì có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để chữa cho trẻ ho khan. Những bài thuốc này chỉ được phép áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ và trẻ trên 5 tuổi. Một số bài thuốc đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:

  • Cho trẻ ngậm chanh muối hoặc chanh ngâm mật ong: Cả chanh và mật ong đều có tính sát khuẩn cao, giúp làm ấm họng. Do đó hai mẹo này sẽ giúp bé giảm ho về đêm an toàn. 
  • Dùng hoa đu đủ và đường phèn: Trong hoa đu đủ đực có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Bạn hãy nghiền nát hoa đu đủ đực và hấp chung với đường phèn. Sau đó các bố mẹ hãy lấy hỗn hợp này cho trẻ uống 2 lần/ ngày để chữa ho không kèm đờm.
  • Lấy lá hẹ hấp với đường phèn cho bé ăn: Cách làm cũng tương tự cách hấp hoa đu đủ đực với đường phèn.

Những bài thuốc cho trẻ ho khan trên đều lấy nguyên liệu từ thiên nhiên nên không có tính độc và không gây phản ứng phụ. Trừ trường hợp trẻ nhà bạn thuộc dạng máu nóng thì không nên dùng mật ong. Tuy nhiên thời gian chữa ho với các mẹo trên khá lâu, các bố các mẹ nên kiên nhẫn sử dụng cho bé hàng ngày tới khi bé khỏi bệnh.

Ngoài ra, để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ, giảm thiểu những cơn ho không tiết dịch thì các bậc phụ huynh cũng nên cải thiện môi trường sống của bé. Bạn có thể xông phòng ngủ của trẻ ho khan với một số loại tinh dầu thiên nhiên. 

Chẳng hạn như sử dụng tinh dầu sả chanh hoặc bạc hà vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa giúp bé dễ ngủ. Từ đây phản xạ ho cũng sẽ giảm dần. Trường hợp bé ho nhiều về đêm đi kèm với những triệu chứng bất thường thì bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán bệnh kịp thời. 

Như vậy bài viết đã giải đáp giúp bạn thắc mắc trẻ ho khan nhiều khi ngủ về đêm có đáng ngại không và cách giải quyết tình trạng này. Bạn hãy ghi nhớ những thông tin trên để áp dụng kịp thời khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại các phụ huynh trong những bài chia sẻ kiến thức tiếp theo.

các từ khóa liên quan: