Viêm da dầu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo nên rất nhiều khó chịu, bất tiện và mặc cảm về vẻ ngoài cho người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu về các triệu chứng bệnh để nhận biết và có phương pháp chữa trị kịp thời là rất quan trọng. Tham khảo bài viết để cập nhật thêm thông tin về căn bệnh này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm da dầu là gì?
Da bị viêm dầu là bệnh lý về da liễu, khi đó các vùng da mắc bệnh có hiện tượng ửng đỏ và bong vảy nhỏ hoặc tạo thành các mảng lớn. Lớp vảy này khá khô ráp và sần sùi có màu vàng hoặc trắng đục như gàu. Làn da người bệnh lúc này khá nhờn và tóc bị khô xơ, gãy rụng rất nhiều.
Đa số các bộ phận bị mắc bệnh thường là nơi rất dễ tiết dầu như mặt, lưng, ngực, vùng liên bả vai, đầu, tai… Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào nhưng chủ yếu dễ bị bệnh nhất là người lớn và trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ chỉ ra rằng sự tăng sinh bất thường vượt mức của một loại nấm men nhỏ có tên Malassezia (thường ký sinh trên da chính) là nguyên nhân gây ra bệnh. Về đặc tính thì viêm da dầu không lây lan giữa người với người và khá lành tính, không tạo nên nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.
Tuy nhiên, bệnh lại tạo nên rất nhiều khó chịu cho người mắc phải, không chỉ ngứa ngáy mà vẻ ngoài của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất lớn, khiến họ cảm thấy thiếu tự tin trong mọi hoạt động giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt là tình trạng bệnh viêm tiết bã này rất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và rất hay tái phát lại.
Cho nên, một khi phát hiện dấu hiệu của bệnh thì người bệnh nên đến ngay các phòng khám hay bệnh viện da liễu gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Viêm da dầu kiêng ăn gì?
Ngoài nấm men là yếu tố trực tiếp gây bệnh, chế độ ăn uống được xem là một trong những nguyên nhân gián tiếp hàng đầu dẫn đến viêm trên da kèm dầu. Do đó để phòng và chữa bệnh, người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân sao cho thật khoa học và phù hợp. Trong đó, bệnh nhân cần kiêng ăn các thực phẩm sau:
- Các loại thức ăn, gia vị có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, thịt đỏ, bơ, dầu thực vật hydro hóa, phô mai… Đây đều là những thực phẩm gây kích thích hoạt động mạnh cho tuyến bã nhờn, tạo môi trường thuận lợi để nấm men phát triển vượt mức, dẫn đến viêm da dầu.
- Những món ăn có chứa nhiều đường, nhất là đường tinh luyện, bánh mứt, kẹo ngọt, soda… bởi đây cũng là môi trường để nấm Malassezia sinh trưởng mạnh.
- Không sử dụng các thực phẩm mà bệnh nhân từng có tiền sử từng bị dị ứng hay các loại thức ăn dễ gây kích ứng da như tôm, cua, cà phê, mè, đậu phộng, thực phẩm chế biến từ lúa mì hay sữa động vật…
- Đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng các thức uống, đồ ăn có nhiều cồn như rượu bia, nước trái cây có cồn… Vì cồn có trong thực phẩm sẽ rất dễ làm tăng các yếu tố viêm da nhờn như mẩn đỏ và khiến da nhạy cảm hơn.
Bên cạnh tránh ăn, uống một số loại thực phẩm trên, người bệnh cần bổ sung thêm các loại thức ăn và gia vị như:
- Rau củ nhiều chất xơ, vitamin A và C gồm cải xoăn, rau bina, bông cải…
- Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu, lựu, việt quất, nho…
- Gia vị cần cho kết hợp thêm cho các bữa ăn gồm nghệ, gừng, đinh hương, nghệ…
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E như cá hồi, dầu ô liu, dầu dừa, bơ, hạt…
Viêm da dầu ở mặt, cánh mũi
Da bị viêm ở vùng mặt, cánh mũi là những vị trí trên cơ thể thường gặp phải nhất. Bởi đây là các khu vực có lượng bã nhờn tiết ra khá nhiều, dẫn đến tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi nấm Malassezia.
Trong đó, các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của viêm da dầu ở mặt là:
- Trên một số vùng da có những mảng/ dát màu đỏ hoặc hồng, những mảng này có bề mặt bằng phẳng hơn các vùng da khác.
- Có vảy trắng bong tróc trên các mảng/dát da bị ảnh hưởng.
- Một số trường hợp còn chỗ bị bong vảy có cả dầu nhờn.
- Các triệu chứng tổn thương này thường xuất hiện ở đối xứng hai bên cánh mũi, cằm, má, cung mày, có thể lan rộng đến những vùng xung quanh như viêm da đầu gây rụng tóc và ngứa.
- Triệu chứng bệnh chủ yếu hay gặp phải ở người đã trưởng thành, rất ít trường hợp trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Đa phần trẻ sơ sinh mắc bệnh thì vùng viêm thường tập trung ở quanh da đầu.
Đối với viêm tiết bã ở cánh mũi thì triệu chứng cụ thể gồm:
- Xuất hiện những mảng đỏ hoặc hồng đối xứng nhau ở hai bên cánh mũi.
- Lỗ chân lông nở to ra thấy rõ, một số chỗ còn có vảy trắng bong tróc.
- Mũi thường xuyên bị cảm giác ngứa ngáy và rát nhẹ.
- Mũi bị đổ dầu nhờn nhiều hơn các vùng khác, tạo cảm giác bóng dầu, nhờn rít và không hợp vệ sinh.
- Tương tự viêm ở da mặt, bệnh lý này thường chỉ xuất hiện nhiều ở người đã trưởng thành, rất hiếm trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải nó.
Cách chữa viêm da dầu tiết bã bằng Đông y
Để điều trị bệnh viêm tiết bã, bệnh nhân có thể dùng cả phương pháp Tây y lẫn Đông y. Trong đó, Đông y được đánh giá là biện pháp có hiệu quả lâu dài, an toàn cao, ít tác dụng phụ, sau khi lành bệnh lại ít bị tái phát nhiều hơn so với Tây y.
Bởi phương pháp chữa bằng Đông y không chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh mà còn giúp người bệnh được phục hồi từ tận bên trong, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với Đông y, viêm da dầu có chữa khỏi được không? Người bệnh cùng bài viết đi tìm lời giải bằng những thông tin dưới đây:
Bài thuốc uống trị viêm bã nhờn trên da số 1
- Nguyên liệu: Bồ công anh, hạ khô thảo, sinh địa, khổ sâm, tang bì, kim ngân hoa, kinh giới, hoàng cầm, mỗi vị có lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Lấy cái nguyên liệu này rửa sạch và bốc thành 1 thang thuốc sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc uống điều trị viêm da dầu số 2
- Nguyên liệu: 20g cam thảo đất, 20g bồ công anh, 20g thổ phục linh, 20g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa, 20g cỏ mần trầu, 20g kinh giới và 100g sài đất.
- Thực hiện: Mang đi sắc với nước cho đến khi còn 300ml thì chắc ra và chia thành nhiều lần để uống trong ngày.
Bài thuốc uống chữa viêm da dầu cánh mũi số 3
- Nguyên liệu: 40g lá đinh lăng khô và 2 lít nước.
- Thực hiện: Mang lá đi rửa sạch rồi phơi cho khô, sau đó lấy 40g lá khô nấu sôi cùng 2 lít nước rồi chắc lấy nước này uống thay cho nước lọc hàng ngày. Uống tầm khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm dần.
Bài thuốc chữa viêm da dầu bằng Đông y số 4
- Nguyên liệu: Trầu không, đạm trúc diệp, ô liên rô, cây sơn chuẩn bị lượng bằng nhau
- Thực hiện: Đem các lá thuốc đi rửa sạch rồi đun sôi với nước, để nguội rồi lấy bôi rửa lên các vùng da bị viêm. Hỗn hợp nước thuốc sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt ngứa rát và giảm được bã nhờn. Kiên trì bôi thì các vùng da bị viêm và bong tróc sẽ thuyên giảm dần.
Bài thuốc bôi điều trị viêm da dầu bã nhờn số 5
- Nguyên liệu: 15 lá khế, 15g rau má, 15g kinh giới, 30g kim ngân hoa và 30g sài đất.
- Thực hiện: Lấy các nguyên liệu mang đi rửa sạch, để ráo rồi đun sôi cùng nước. Sau khi đun xong thì để cho nguội bớt rồi dùng khăn sạch thấm hỗn hợp nước thuốc bôi lên vùng da bị tổn thương để giảm đau và sát trùng. Bài thuốc này có tác dụng rất hiệu quả với các trường hợp viêm có kèm ngứa dữ dội và sưng viêm.
Người bệnh nên dùng kết hợp một bài thuốc uống cùng một bài thuốc ngâm rửa để có thể đạt được kết quả trị liệu nhanh chóng, rút ngắn thời gian trị liệu.
Tuy nhiên cần lưu ý là với thuốc ngâm điều trị viêm da dầu, một số loại thảo dược sẽ sinh ra tác dụng phụ với các làn da mỏng, nhạy cảm. Do đó, trước khi bôi lên vùng da bị tổn thương cần thử trước 1 ít nước thuốc lên da, nếu cảm thấy bình thường thì mới tiếp tục dùng.
Với các trường hợp bệnh nhân dùng thuốc uống sau khoảng từ 1 – 2 tuần mà không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm thì tốt nhất vẫn là nên đi khám lại, để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
Viêm da dầu tuy là căn bệnh lành tính, không lây lan và không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó lại rất dai dẳng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi nhận biết được dấu hiệu bệnh, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ đưa ra biện pháp chữa trị thích hợp.