Quảng Cáo

Viêm da liên cầu, tụ cầu khuẩn ở trẻ em có gây nguy hiểm cho các bé?

10/07/2020

Viêm da liên cầu, tụ cầu khuẩn có thể gây nên nhiễm trùng da nghiêm trọng ở trẻ em. Đặc biệt, với thời tiết nóng ẩm của mùa hè đang đến càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tăng tiết độc tố, do đó phụ huynh cần hết sức cẩn trọng. Bạn đọc hãy cùng với bài viết tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm da tụ cầu ở trẻ em là như thế nào?

Viêm da liên cầu, tụ cầu khuẩn ở trẻ em có gây nguy hiểm cho các bé?
Viêm da tụ cầu ở trẻ em

Trước hết, tụ cầu (tên khoa học Staphylococcus) là dạng cầu khuẩn gram dương, đường kính rất nhỏ, phân bố thành từng cụm và sinh sống được trong nhiều môi trường tự nhiên khác nhau. Trên cơ thể người, chúng đặc biệt thích ứng với lớp da và màng nhầy, nhất là các vùng da có nhiều lông, mồ hôi và bã nhờn. Trong đó, trẻ em là đối tượng tụ cầu khuẩn ký sinh chủ yếu.

Viêm da tụ cầu ở trẻ là hiện tượng da mọc nhiều mụn mủ tại lỗ chân lông, nằm thành từng cụm hoặc rải rác ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể (ngoại trừ lòng bàn chân, bàn tay) gây ra sưng tấy, đau nhức. Tụ cầu vàng là nguyên nhân hàng đầu của viêm trên da và đe dọa đến một số cơ quan khác ở trẻ như tim, phổi, xương, khớp và máu.

Thông thường, tụ cầu vẫn có mặt trên lớp biểu bì ngoài nhưng không gây hại hoặc chỉ gây nhiễm trùng da nhẹ. Với trẻ em có sức đề kháng kém, thể trạng suy do thiếu ăn thiếu ngủ, có vết thương hở nhưng không được xử lý an toàn, sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn,… là đối tượng để tụ cầu khuẩn dễ gây viêm da tụ cầu ở trẻ em thông qua một số biểu hiện như:

  • Nhọt: Các túi mủ được hình thành, phát triển tại nang lông hay tuyến dầu dưới cánh tay, quanh bẹn và mông của trẻ khiến cho vùng da nhiễm bệnh bị sưng đỏ. Nếu phá vỡ các túi nhọt có thể làm cho dẫn lưu mủ.
  • Chốc lở: Nhiễm khuẩn phát ban tạo thành các vùng lớn có lớp vỏ màu vàng như mật ong, chảy mủ và gây đau đớn.
  • Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng sâu các tuyến dưới da khiến cho bề mặt da sưng đỏ, nhất là ở cẳng chân và bàn chân.
  • Hội chứng bỏng da: Tụ cầu khuẩn tăng tiết độc tố gây phát ban, nổi mụn nước, nóng sốt. Khi các mụn nước này vỡ ra, chúng tạo thành lớp vảy có bề mặt thô và đỏ giống vết bỏng.

Viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm da liên cầu, tụ cầu khuẩn ở trẻ em có gây nguy hiểm cho các bé?
Viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, viêm trên da do liên cầu (Streptococci) ở trẻ sơ sinh là bệnh dễ mắc phải, dễ lây lan vào thời điểm giao mùa mưa – nắng hoặc sau các đợt ngập lụt trong năm nhưng ít nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc chữa trị chậm trễ sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm độc tố da, biến chứng nhiễm trùng khác ở trẻ nên phụ huynh nhất định không được chủ quan.

Thông thường, viêm da liên cầu khuẩn ở trẻ sơ sinh có 05 thể bệnh khác nhau về vị trí xuất hiện, triệu chứng cũng như đặc điểm, bao gồm:

Thể chốc lây do da bị viêm liên cầu

Bệnh thể chốc lây là do sự kết hợp của liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn tập trung ở vùng đầu, mặt, cổ, tay chân. Ngoài triệu chứng đặc trưng của mụn mủ, mảng vảy tiết dịch vàng có trợt đỏ bên dưới; nổi hạch, sưng đau tại vùng da bị tổn thương thì trẻ có thể gặp một vài biến chứng như viêm cầu thận cấp, sưng đau mí mắt, phù nề cẳng chân,…

Viêm da liên cầu ở trẻ em- Thể chốc loét (ecthyma)

Đây là thể bệnh gây tổn thương nghiêm trọng, nhất là vùng chi dưới, có thể ảnh hưởng sâu đến lớp trung bì và cấu trúc da của trẻ. Triệu chứng cơ bản gồm có: Xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ ở cẳng chân, cổ chân; mụn vỡ ra tạo thành vết loét tím tái khó lành, chậm đóng vảy và để lại sẹo.

Thể chốc mép (perleche) do da viêm liên cầu

Đây là tình trạng viêm da liên cầu khuẩn ở trẻ em với hai bên khóe miệng và kẽ mép của trẻ có các vết trợt nứt rớm dịch vàng, đau rát, đóng vảy, dễ chảy máu và sưng tấy hạch dưới hàm khiến cho việc cử động miệng, bú sữa cũng trở nên rất đau rát, khó khăn.

Thể hăm kẽ (intertrigo) gây đau rát khó chịu

Là biểu hiện đỏ da, trợt da, chảy mủ, viền da mỏng, đau rát khó chịu tại các vùng da có nhiều nếp gấp và dịch tiết mồ hôi như cổ, kẽ tai, kẽ mông, rốn, bẹn và nơi có ngấn mỡ,…

Bệnh viêm da liên cầu thể viêm quầng (erysipelas)

Đây là thể viêm liên cầu khuẩn độc tố cao và gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Thời gian ủ bệnh trong vòng 05 ngày, ban đầu là sốt cao đột ngột, co giật, đau đầu, nôn ói; về sau khi chạm vào da có cảm giác đau rát do bị căng phù, bóng, đỏ, nề cộm. Trẻ bệnh có thể biến chứng sang sốt li bì, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm khớp,… rất nguy hiểm.

Tham khảo thêm:Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Chú ý khi bị viêm da tụ cầu vàng

Dùng thuốc kháng sinh điều trị cho da viêm tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng là vi khuẩn có mức độ nguy hiểm cao do chúng có khả năng chống lại nhiều loại thuốc kháng sinh thông thường. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ tiến hành xét nghiệm để bác sĩ có thể xác định và đánh giá chính xác loại tụ cầu khuẩn gây bệnh, từ đó lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp. 

Một số kháng sinh thường được chỉ định trong việc điều trị tụ cầu như Cephalosporin, Nafcillin, thuốc Sulfa hoặc Vancomycin. Trong đó, Vancomycin được sử dụng nhiều nhất dưới dạng tiêm vào tĩnh mạch. Nếu cho trẻ dùng kháng sinh dạng thuốc uống, phụ huynh cần làm theo đúng hướng dẫn kê toa của bác sĩ.

Xem thêm >> Viêm da dầu là gì, kiêng ăn gì và cách chữa ở mặt, cánh mũi, tiết bã

Viêm da liên cầu, tụ cầu khuẩn ở trẻ em có gây nguy hiểm cho các bé?
Cephalosporin điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ

Chế độ sinh hoạt, ăn uống khi bị viêm da tụ cầu vàng

  1. Vệ sinh cơ thể thường xuyên: Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn từ 15 – 20 giây sau khi tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng, vui chơi ngoài trời,… Bên cạnh đó, chú ý lau rửa thân người trẻ sạch sẽ, nhất là vùng da có nhiều nếp kẽ và mồ hôi.
  2. Cải tạo môi trường sống: Dọn dẹp lau chùi phòng ốc, nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát là cách chế ngự sự sinh sôi của vi khuẩn tụ cầu tại nơi ở. Từ đó, giúp hạn chế khả năng bé tiếp xúc và lây lan bệnh qua da.
  3. Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cơ thể trẻ, chế độ ăn chín uống sôi để trẻ không tái nhiễm trở lại.

Nhìn chung, viêm da liên cầu, tụ cầu là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ khiến không ít người lo lắng. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đặc trưng. Bên cạnh đó, hướng dẫn trẻ thực hiện chế độ sinh hoạt sạch sẽ và dinh dưỡng khoa học là điều cần thiết để bảo vệ con em mình trước tác nhân gây hại. 

các từ khóa liên quan: - Related searches - viêm da mủ - viêm nang lông sâu - áp xe da - bệnh chốc - mụn mủ trắng - mủ là gì - mụn nhọt - viêm da cơ địa. Nguồn : bacsydakhoa.com