Quảng Cáo

Viêm gan b ở trẻ em và phụ nữ mang thai liệu có nguy hiểm không?

10/07/2020

Viêm gan B ở trẻ em và phụ nữ mang thai đều rất dễ để có thể xảy ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus (HBV) gây nên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan… Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ở trẻ em và phụ nữ mang thai hãy tìm hiểu các thông tin trong bài viết sau đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm gan B ở trẻ em

Đây là căn bệnh có diễn biến tự nhiên rất phức tạp ở trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi. Các triệu chứng trong thời kỳ đầu rất giống với các bệnh lý thông thường như cảm cúm, sổ mũi. Hiện nay thị trường chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này. Virus sẽ xâm nhập vào máu nên trẻ em có thể phải chung sống suốt đời với bệnh mà vẫn học tập, sinh hoạt và phát triển bình thường.

Viêm gan b ở trẻ em và phụ nữ mang thai liệu có nguy hiểm không?
Viêm gan B ở trẻ em và những điều cần chú ý

Bệnh ở trẻ em khi cơ thể yếu virus sẽ tác động mạnh và gây ra các đợt tình trạng cấp tính nguy hiểm.Ở thời kỳ đầu trong 7 đến 10 ngày xuất hiện các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…

Người bệnh cần phải đến cơ quan y tế để giám sát và theo dõi thường xuyên tiến triển của bệnh, đặc biệt là các chỉ số men gan. Tùy theo độ cao của men gan mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

Trẻ em bị viêm gan B có men gan ALT tăng cao liên tục: Đây là giai đoạn 2 của bệnh, cần dùng các loại thuốc bổ để hạ men gan và theo dõi trong vòng 6 tháng, nếu tình trạng cải thiện tốt thì không cần phải điều trị.

Các trường hợp cần điều trị lâu dài sau đây:

  • Bị suy giảm chức năng gan.
  • Men gan tăng cao, xơ gan.
  • Mắc bệnh nguy hiểm về gan.
  • Bị nhiễm virus HBV sau khi cấy ghép gan.
  • Trẻ em bị mắc bệnh khi gia đình có tiền sử bị bệnh gan.

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Khoảng 90% các trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn sơ sinh. Để điều trị bệnh này ở trẻ sơ sinh, trẻ sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay sau khi sinh và sau đó tiếp tục tiêm mũi vắc xin cho trẻ ở một vị trí khác. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi (1 mũi sau khi sinh, mũi thứ 2 tiêm lúc 1 tháng tuổi và mũi thứ 3 tiêm lúc được 6 tháng đến 12 tháng).

Viêm gan b ở trẻ em và phụ nữ mang thai liệu có nguy hiểm không?
Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Hầu hết trong suốt thời kỳ thơ ấu, trẻ em bị nhiễm bệnh mãn tính không có bất kỳ dấu hiệu và các triệu chứng gây bệnh cũng ít xảy ra. Nhưng các biến chứng nguy hiểm rất có thể sẽ xảy ra vào độ tuổi trưởng thành bao gồm cả bệnh xơ gan và ung thư tế bào gan.

Trẻ bị nhiễm virus HBV cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên. Bệnh được coi là mãn tính khi nhiễm virus HBV mà kháng nguyên bề mặt (HbsAg) vẫn tồn tại trong máu bệnh nhân trên 6 tháng. Các trẻ em bị nhiễm virus HBV đều được yêu cầu phải có sự chăm sóc và theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

Đối với tiến triển của bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh thì cần khám lâm sàng và đánh giá các xét nghiệm huyết thanh của AFP,HBeAg, ALT, HBsAg, anti-HBe, DNA HBV. Ngoài ra cần liệt kê chi tiết thông tin khi kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm tiểu cầu và sử dụng thuốc bổ gan theo chỉ định.

Hiện nay các loại thuốc chữa trị hoàn toàn chưa có nhưng đã có thuốc điều trị làm giảm sự phát triển của virus và khống chế các biến chứng của bệnh. Trước khi sử dụng thuốc đặc hiệu, bác sĩ sẽ dùng thuốc bổ gan có các thành phần như: Vitamin nhóm B , Legalon, kế sữa, nghệ, các loại thảo dược khác…  Để đạt được hiệu quả cao nhất, nên sử dụng các loại thuốc gây ức chế sự sinh sôi của virus.

Viêm gan B ở phụ nữ mang thai

Hiện nay theo các nghiên cứu chỉ khoảng 40% tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh từ người mẹ và trong số đó không phải trẻ nào cũng sống chung với bệnh suốt đời. Tỷ lệ bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con là rất cao, nên việc người mẹ cần phải hết sức chú ý trong chu kỳ mang thai của mình. Vì bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn tới cả mẹ và thai nhi.

Viêm gan b ở trẻ em và phụ nữ mang thai liệu có nguy hiểm không?
Thực trạng bệnh gan ở phụ nữ mang thai

Nhưng tốt nhất nếu bạn có kế hoạch sinh con thì cần phải đi xét nghiệm máu để có thể kiểm soát căn bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai nhưng được điều trị sớm thì việc kiểm soát các biến chứng có thể trở nên dễ dàng.

Hễ miễn dịch con người vẫn có thể chống lại virus mà không cần dùng thuốc. Mặc dù vậy trong vài trường hợp virus vẫn tồn tại và trốn tránh hệ miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính làm gan bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Trong thời kỳ 3 tháng đầu của thai nhi, người mẹ bị bệnh sẽ truyền mầm bệnh cho con chỉ với tỷ lệ khoảng 1%. Vào 3 tháng giữa của thời kỳ thai nhi mà người mẹ bị mắc bệnh thì tỷ lệ truyền bệnh cho con lên 10 %. Nguy hiểm nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối của thời kỳ thai nhi, người mẹ mắc bệnh trong lúc này thì khả năng lây bệnh cho con lên tới 60 đến 70%. Vậy nên tỷ lệ người mẹ lây bệnh cho con khi mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối của thai kỳ là rất cao cần đặc biệt chú ý.

Khi nhiễm virus HBV trong lúc mang thai sức đề kháng của phụ nữ sẽ giảm đi, dẫn tới tình trạng bệnh năng hơn và nguy cơ tử vong cao so với suy can cấp hoặc tối cấp, khi phục hồi được thì cũng dễ gây mãn tính hơn bình thường.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm gan B ở trẻ em và phụ nữ có thai. Qua đó các bạn nên chăm sóc kỹ bản thân, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng gì thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và chữa trị sớm tránh những hậu quả khó lường.

các từ khóa liên quan: