Quảng Cáo

Viêm họng cấp: Chẩn đoán, cảnh báo và đơn thuốc sử dụng

10/07/2020

Viêm họng cấp tính diễn ra khá thường xuyên ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về mức độ nguy hiểm, cách chẩn đoán và xử lý căn bệnh này. Để nắm được các kiến thức về bệnh cũng như biết được cách điều trị phù hợp với bản thân, bạn nên tham khảo bài viết sau. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Cách chẩn đoán viêm họng cấp

Để có thể chẩn đoán tình trạng bệnh cấp tính, người bệnh sẽ cần thông báo các triệu chứng bệnh với bác sĩ hoặc tiến hành các xét nghiệm chi tiết. Các triệu chứng thường gặp của bệnh ở giai đoạn cấp là:

  • Đau họng: Cổ họng khô cứng, khi nuốt cảm thấy hơi cộm, da cổ họng như bị kéo căng hết cỡ, nuốt sẽ bị đau. Khi dùng cây đè lưỡi để soi trong họng sẽ nhìn thấy các hạt viêm màu vàng, vòm họng nổi màu đỏ.
  • Ho: Người bệnh viêm họng cấp sẽ thấy ngứa cổ, luôn muốn ho để giảm cảm giác khó chịu.
  • Chảy nước mũi: Cùng với ho có đờm, người bệnh sẽ bị chảy nước mũi.
  • Sốt: Triệu chứng sốt chỉ xuất hiện sau 2-3 ngày kể từ khi mắc bệnh. Khi bị sốt bạn sẽ cảm thấy nhức vùng đỉnh đầu và 2 bên thái dương. Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, sốt li bì, nhiệt độ cơ thể giao động trong khoảng 38-39 độ. Ở trẻ nhỏ, nhiệt độ có thể lên đến gần 40 độ, hay quấy khóc. 
  • Người bị viêm họng cấp hay mệt mỏi: Do ảnh hưởng của việc bị sốt, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải.
  • Chán ăn: Người bệnh mệt mỏi, kém vận động và không có cảm giác thèm ăn như bình thường. 
  • Mỏi người: Bạn có thể cảm thấy 2 vùng vai và cổ nhức mỏi. Triệu chứng này thường mắc phải khi bệnh chuyến biến đến mức độ nặng. Ở một số người khoẻ mạnh, thể trạng tốt có thể không xuất hiện triệu chứng này.
Viêm họng cấp: Chẩn đoán, cảnh báo và đơn thuốc sử dụng
Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến

Dựa vào các triệu chứng người bệnh khai ở trên, các bác sĩ đã có thể đưa đến kết luận bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã có dấu hiệu nặng, bạn có thể cần đến các xét nghiệm để kiểm tra ổ viêm đã lan tới bộ phận nào và có để lại di chứng hay chưa.

  • Xét nghiệm viêm họng cấp tính bằng máu: Việc này giúp kiểm tra lượng bạch cầu trong máu có ổn định hay không. Nếu nồng độ bạch cầu cao bất thường, rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm.
  • Xét nghiệm dịch nhầy ở ổ viêm: Mục đích của bước này nhằm kiểm tra người bệnh chính xác bị nhiễm loại vi khuẩn nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cảnh báo hậu quả viêm họng cấp

Khi ở giai đoạn cấp tính thuộc loại bệnh không quá nghiêm trọng và có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị từ sớm và chữa sai cách, bệnh có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. 

Phần lớn các đối tượng có khả năng cao bị biến chứng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Những đối tượng này có thể trạng yếu, sức đề kháng không đủ để ức chế được bệnh. Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra của bệnh viêm họng cấp:

  • Các loại bệnh nghiêm trọng trong đường hô hấp: Khi hít thở, vi khuẩn ở cổ họng dễ dàng theo ống dẫn khí tới các thành phế quản. Từ đó, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập, bào mòn tế bào và tạo thành các ổ viêm mới. Hậu quả của điều này là có thể gây bệnh bệnh viêm phế quản, viêm phổi, áp xe tại phổi, viêm thuỳ phổi.
  • Viêm họng cấp tính gây viêm loét dạ dày: Một số loại vi khuẩn ở họng khi không may bị nuốt xuống dạ dày sẽ gây nên viêm, loét niêm mạc tại vùng này.
  • Bệnh viêm tai giữa: Do tính chất dễ dàng lây lan của vi khuẩn, bệnh có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận của tai. Khi bệnh nặng, cổ của người bệnh bị viêm họng cấp sẽ bị sưng to, chặn lỗ thông nối đến tai. Từ đó, vi khuẩn sẽ xâm lấn đến buồng nhĩ, kết quả là gây bệnh viêm tai giữa.
Viêm họng cấp: Chẩn đoán, cảnh báo và đơn thuốc sử dụng
Viêm họng cấp có thể gây viêm tai giữa
  • Bệnh viêm xoang: Khi thở ra vi khuẩn sẽ dễ lan truyền đến các hốc xương mũi và xương sọ. Lâu dần người bệnh có thể mắc bệnh viêm xoang cấp hoặc mãn tính.
  • Nhiễm liên cầu tan huyết: Đây là một loại vi rút rất nguy hiểm, hình thành khi bệnh viêm họng cấp độ nặng. Loại vi rút này dễ dàng thấm vào máu và lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó, chúng tiếp tục gây viêm loét nặng nề đến thận, xương khớp, tim,…
  • Nhiễm độc liên cầu: Đây là tình trạng các loại vi rút nguy hiểm có khả năng kháng thuốc và mang độc tố. Người bệnh có thể bị huyết áp thấp, nhiễm trùng máu, suy phổi, ảnh hưởng dây thần kinh cảm giác,…

Đơn thuốc dùng cho người viêm họng cấp

Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp với mỗi người. Đơn thuốc điều trị bệnh viêm họng cấp gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau. Cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng tìm kiếm các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh làm ức chế hoạt động của chúng và đào thải ra ngoài cơ thể. Các loại thuốc kháng sinh có thể được dùng là Penicillin V, Amoxicillin, Cephalosporin, Zithromax, Rulide, Dynapac, Erythromycin, Josacine, Clarithromycin,….
  • Chữa viêm họng cấp bằng thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm nhằm làm lành các tế bào bị tổn thương, tránh các biến chứng của ổ viêm. Thêm vào đó, thuốc còn có tác dụng kích thích các tế bào được tái tạo. Các loại thuốc có thể được dùng là Prednisolon 5mg và Alpha chymotrypsin.
  • Thuốc điều trị triệu các chứng bên ngoài như sốt, đau họng: Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng là Aspirin và Paracetamol.
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tính với thuốc bổ: Người bệnh có thể được kê đơn một số loại Vitamin C, B1,…
  • Điều trị tại chỗ: Cách thức này sẽ dùng 1 loại ống xông y tế chuyên dụng, trong ống xông sẽ chứa thuốc có màu trắng đục. Người bệnh sẽ thực hiện ngay tại bệnh viện,  máy xông chuyên dụng thổi không khí đẩy thuốc thấm trực tiếp vào cổ họng. Thời gian xông khoảng 20-30 phút, bạn chỉ cần đợi thuốc hết là xong. Loại thuốc này có tác dụng kháng sinh, kháng viêm, sát trùng cho cổ họng. 
  • Chữa viêm họng cấp bằng thuốc sát trùng: Bạn có thể được chỉ định trong đơn loại thuốc BBM để súc miệng 2 tiếng 1 lần. Một số trường hợp bác sĩ sẽ không kê đơn, nhưng sẽ dặn dò người bệnh nên mua nước muối sinh lý ở ngoài để dùng.
Viêm họng cấp: Chẩn đoán, cảnh báo và đơn thuốc sử dụng
Thuốc sát trùng họng

Trên đây là đơn thuốc cơ bản của người bị viêm họng cấp tính để bạn tham khảo. Một số trường hợp đặc biệt sẽ được các bác sĩ thêm hoặc bớt một vài nhóm thuốc. Trẻ sơ sinh sẽ hạn chế không được dùng thuốc kháng sinh mà thay bằng xông họng hoặc nhỏ thuốc vào mũi. Trường hợp nếu người bệnh sốt quá cao, để phòng khô máu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng dung dịch điện giải Oresol.

Hy vọng rằng một số thông tin về viêm họng cấp: Chẩn đoán, cảnh báo và đơn thuốc sử dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh này. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tiến hành điều trị ngay nếu có triệu chứng mắc bệnh.

các từ khóa liên quan: - Images. Nguồn : bacsydakhoa.com