Quảng Cáo

Viêm họng có nên uống nước đá và nước lạnh nhiều không?

10/07/2020

Viêm họng có nên uống nước đá không? là băn khoăn của không ít những bệnh nhận. Vậy câu trả lời là gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết hôm nay. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm họng có uống được nước lạnh không?

Uống nước lạnh là sở thích của nhiều người, đặc biệt là khi thời tiết bắt đầu nóng lên. Tuy nhiên, thói quen uống nước này không hề có lợi cho sức khỏe, đặc biệt khi đang bị viêm ở họng (tìm hiểu thêm viêm họng là gì).

Viêm họng có nên uống nước đá và nước lạnh nhiều không?
viêm họng có uống được nước lạnh không (ảnh minh họa)

Cổ họng lúc này sẽ yếu hơn bình thường, khi gặp nước lạnh sẽ càng dễ bị ảnh hưởng, bị tổn thương dẫn đến sưng, viêm và là nguyên nhân gây ra các triệu chứng liên quan như ho, đau họng,…Các khuyến cáo của bác sĩ đã chỉ ra rằng, sử dụng nước lạnh trong thời gian này sẽ càng khiến bệnh tình có nguy cơ nặng hơn.

Các tuyến tiết dịch giảm khả năng hoạt động

Uống nước lạnh khi viêm họng đang có vấn đề sẽ khiến các tuyến tiết dịch trong cơ thể giảm khả năng hoạt động. Về lâu dài, cổ họng bị khô và tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu.

Nguy cơ niêm mạc hô hấp

Nếu sử dụng nước lạnh trong thời gian bị bệnh, nguy cơ dẫn đến niêm mạc hô hấp là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, một số vi khuẩn tồn tại trong nước lạnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào vùng mô họng vốn đã bị tổn thương, đó là lý do người bệnh thấy cơ thể và vòm họng ngày càng đau nhức, tê rát.

Viêm họng uống nước lạnh-họng dễ bị kích thích

Khi bị viêm, cổ họng người bệnh rất dễ bị kích thích. Lúc này, việc tiếp xúc nước lạnh khiến hệ miễn dịch bên trong suy yếu. Đương nhiên, nguy cơ tình trạng bệnh biến đổi theo chiều hướng xấu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Uống nước lạnh dễ bị nhiễm khuẩn

Thêm một lý do các bác sĩ khuyên người bệnh không nên uống nước lạnh, đó là chúng ta không thể chắc chắn về độ an toàn của nguồn nước. Nếu uống nước sạch, cổ họng có thể không gặp vấn đề. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn nước không đảm bảo, các vi khuẩn, virus gây hại sẽ khiến các tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong.

Viêm họng có nên uống nước đá không?

Nước đá dường như là sự chọn lựa quen thuộc mỗi mùa hè đến. Thậm chí, sử dụng nước đá trong nhiều trường hợp còn có nhiều công dụng như giảm sưng, tấy do va đập, chấn thương,… Đã có rất nhiều thắc mắc, băn khoăn rằng liệu viêm họng có nên uống nước đá không?

Cổ họng luôn là một bộ phận nhạy cảm với hầu hết các chất tiếp xúc. Đương nhiên, khi cổ họng bị viêm, sự mẫn cảm lại nâng lên nhiều lần. Trong một trạng thái không ổn định, cổ họng khi gặp phải nước đá lạnh sẽ xảy đến tình trạng thay đổi đột ngột nhiệt độ bên trong. Lúc đầu, bạn có thể thấy mát và giảm đau tại cổ họng, nhưng thực chất đây chỉ là cảm giác đánh lừa ban đầu.

Xem thêm >> Viêm họng có lây không và lây qua đường nào thưa Iwt Hà Nội?

Viêm họng có nên uống nước đá và nước lạnh nhiều không?
Viêm họng có nên uống nước đá?

 Khi họng đang có vấn đề, lại thêm sự kích ứng và thay đổi quá nhanh, chắc chắn sẽ gây ra vấn đề cho sức khỏe. Đây là cơ hội để các virus có hại xâm nhập từ nước đá vào bên trong và gây bệnh cho cơ thể. Một số virus dễ xâm nhập qua vào cơ thể của người bị viêm họng khi uống nước đá có thể kể đến như: virus gây bệnh cảm cúm, virus gây bệnh đường ruột,…

Chưa hết, hậu quả khôn lường nhiều người chưa biết đến khi dùng nước đá trong khi bản thân đang bị đau họng, chính là nguy cơ mắc họng viêm đỏ cấp tính. Khi cảm thấy cơ thể có một số biểu hiện như: Ngứa họng nhiều hơn mức bình thường, cơ thể ngày càng mệt mỏi, hơi thở biến đổi có mùi, sưng amidan,…Đó là lúc bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám vì nguy cơ biến chứng nặng có thể xảy ra.

Một số loại nước uống cho người viêm họng

Hiểu rõ những hậu quả khôn lường mà nước lạnh, nước đá đem lại khi đang bị viêm ở họng. Lúc này, điều các bệnh nhân quan tâm, đó là uống nước gì thì tốt cho sức khỏe?

Việc lựa chọn loại nước uống để đưa vào cơ thể thực sự rất quan trọng. Một mặt, chúng giúp ổn định cổ họng, mặt khác ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong. Khuyến cáo của các bác sỹ là bệnh nhân nên tránh xa các loại thức uống chứa ga, cồn, các chất kích thích. Một số loại nước nên được bổ sung vào cơ thể thay vì nước đá lạnh khi bị viêm họng:

Sử dụng nước lọc tinh khiết

Nước tinh khiết luôn là sự lựa chọn an toàn nhất trong mọi trường hợp. Sử dụng nước lọc tinh khiết mỗi ngày, người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng và cơ thể tốt dần lên. Khi được bổ sung nước tinh khiết, cổ họng được cung cấp độ ẩm cần thiết, đồng thời đẩy nhanh các dịch nhầy ra ngoài.

Uống nước chanh thay nước đá khi bị viêm họng

Với thành phần vitamin C có trong nước chanh, đây là loại nước uống được khuyên sử dụng cho người gặp phải tình trạng viêm. Hòa nước cốt chanh với nước ấm và mật ong, hỗn hợp này giúp kháng viêm hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các lát chanh tươi để ngậm. Cách làm này được đánh giá có hiệu quả tương tự với việc uống nước chanh, mật ong. Tuy nhiên, sự lạm dụng chưa bao giờ là tốt, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc nước chanh để đảm bảo việc phục hồi được tốt nhất.

Sử dụng trà thay vì nước đá lạnh khi bị viêm họng 

Khi bị viêm ở họng, người bệnh nên dùng trà nóng với công dụng giảm các cơn đau ở cổ. Trong trà xanh có chứa nhiều vitamin có lợi, đồng thời, khả năng kháng viêm hiệu quả cũng đã được kiểm chứng. Pha trà để uống hằng ngày, kèm với một ít mật ong sẽ giúp các triệu chứng đau, rát họng cải thiện nhanh chóng.

Viêm họng có nên uống nước đá và nước lạnh nhiều không?
Nước trà giúp làm dịu cổ họng

Thay nước đá khi viêm họng bằng uống nước tía tô

Thêm một loại nước uống đơn giản, dễ làm mà người bệnh có thể áp dụng giúp nhanh chóng cải thiện các cơn đau họng, đó là nước tía tô. Dùng lá tía tô đã được rửa sạch, sau đó đun nóng cùng nước lọc để dùng uống hằng ngày. Đều đặn thực hiện trong 3 ngày, các biểu hiện như đau họng, khó chịu, ngứa rát sẽ nhanh chóng biến mất.

Bài viết trên đây đã giải đáp vấn đề viêm họng có nên uống nước đá và nước lạnh không? Hy vọng người bệnh có thêm kiến thức đúng đắn trong việc phòng ngừa và điều trị chứng bệnh đáng ghét này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

các từ khóa liên quan: