Viêm họng gây ù tai, hôi miệng, khó thở và các liệu pháp xử lý như thế nào là phù hợp. Mỗi tình trạng sẽ có nguyên nhân, cơ chế hoạt động khác nhau. Nếu không biết cách giải quyết phù hợp, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Để nắm được chính xác cách xử lý, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm họng gây ù tai
Bệnh viêm cổ họng gây ù tai là trường hợp rất ít gặp phải, thường đi kèm triệu chứng đau nhức đầu. Người bệnh không cần lo lắng vì đây không phải là loại bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ họng viêm cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang,….
Người bệnh có thể thực hiện các cách sau để cải thiện tình hình:
Các phương pháp dân gian hiệu quả
- Mật ong: Nguyên liệu này có tác dụng kháng sinh, kháng viêm, làm tiêu sưng vùng tai-mũi-họng. Khi vừa sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy dịu cổ tức thì, hết ngứa tai, chấm dứt tình trạng bị ù. Mỗi ngày bạn chỉ cần pha 20ml mật ong với 400ml nước lọc, sau đó nhỏ vài giọt chanh để uống vào mỗi buổi sáng.
- Lá hẹ: Lá hẹ là một vị thuốc thảo dược có tác dụng kháng viêm, kháng sinh tự nhiên, chữa bệnh rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy 10 gam lá hẹ cắt nhỏ, đem chưng cách thủy với 20 gam đường phèn. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
Sử dụng thuốc chữa triệu chứng viêm họng bị ù tai
Người bệnh sẽ được các bác sĩ kê một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh để chữa ho, ù tai. Các loại thuốc có thể được sử dụng là amoxicilin, paracetamol, aspirin, corticosteroid,… Sau khi sử dụng thuốc, nếu người bệnh đã hết viêm cổ họng nhưng vẫn còn ù tai, các bác sĩ sẽ kê thêm một loại thuốc bổ như vitamin B12, B1,…
Chế độ ăn uống phù hợp giúp chữa viêm họng gây ù tai
Người bệnh nên bổ sung các loại trái cây có vitamin D, E, C như táo, mận, dưa hấu, chuối,… Thêm vào đó, bạn cần ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ giúp thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, không ăn các loại thức ăn quá cay, chua.
- Người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Giữ ấm cơ thể, để nhiệt độ điều hoà thấp.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Viêm họng gây hôi miệng
Khi mắc viêm cổ họng gây hôi miệng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như cổ họng nhiễm khuẩn, đau rát vòm họng kết hợp với hơi thở có mùi. Trong quá trình tiêu thụ thức ăn bằng miệng, vi khuẩn gây hôi miệng sẽ phân giải thực phẩm thành các axit amin và chất khí có mùi. Điều này dẫn đến việc mất vệ sinh vùng miệng và họng.
Để nhận biết bản thân có mắc bị viêm họng gây hôi miệng hay không, người bệnh cần kiểm tra bằng các động tác sau:
- Thở mạnh vào hai lòng bàn tay rồi ngửi.
- Nhờ người thân kiểm tra bằng cách ngửi hơi thở.
- Gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán cụ thể mức độ hôi miệng.
Tuy việc gây nhiều bất tiện cho đời sống sinh hoạt nhưng không phải là một triệu chứng khó chữa. Người bệnh nên áp dụng những phương pháp sau để đánh bay hơi thở có mùi:
- Uống nhiều nước khi bị viêm họng gây hôi miệng: Một trong những nguyên nhân gây hôi miệng đó là vùng miệng thiếu ẩm, khô khan. Do đó, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày để đánh bay mùi hôi, đồng thời tiêu diệt mảng bám răng, tăng vệ sinh răng miệng.
- Súc miệng bằng giấm táo mang lại tác dụng tốt: Thành phần giấm táo chứa nhiều loại axit tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó khiến hơi thở thơm mát hơn. Mỗi ngày bạn súc miệng bằng dung dịch này trong vòng 30 giây rồi nhổ ra. Ngoài ra, bạn có thể thử cách dùng lá bàng chữa viêm họng.
- Ăn rau tươi giúp trị hôi miệng: Rau quả tươi như cà rốt, cần tây,… có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm mùi hôi. Quá trình ma sát với răng sẽ giúp các loại quả này phát huy hết tác dụng.
- Dùng các loại xịt hôi miệng: Đây là cách lấy lại hơi thở thơm mát nhanh gọn và tiện lợi nhất. Người bệnh chỉ cần xịt 1-2 lần sẽ giúp loại bỏ mọi mùi hôi.
- Ăn nhiều sữa chua “đánh bay” viêm họng bị hôi miệng: Một vài nghiên cứu cho thấy những loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua lên men có công dụng đánh bay các mùi hôi, đồng thời tăng lợi khuẩn cho hệ đường ruột.
- Tăng cường nhai kẹo cao su: Thường xuyên nhai singum không đường giúp tăng khả năng tiết nước bọt, ngăn ngừa sự hoạt động của vi khuẩn. Người bệnh nên ăn sữa chua mỗi ngày để giảm thiểu chứng hôi miệng.
Viêm họng gây khó thở
Khó thở khi bị viêm cổ họng là tình trạng thường hay gặp nhất. Khi đó, người bệnh sẽ gặp cản trở trong việc hô hấp, cảm giác hơi tức ngực giống như không hít đủ không khí vào phổi. Nguyên nhân có thể là do:
- Lỗ mũi bị viêm, sưng to chặn đường thở. Khi soi mũi sẽ thấy có 1 cục sưng màu hồng chắn lỗ mũi.
- Cổ họng bị nhiễm khuẩn, sưng to chặn mấy cuống họng, đường khí từ mũi dẫn xuống cũng bị thu hẹp theo gây khó thở.
- Người có tiền sử bị viêm xoang, mọc cục polyp trong mũi chắn đường thở.
- Ngoài ra, chứng khó thở có thể do một số loại bệnh hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản,…
Để xử lý tình trạng viêm họng gây khó thở, người bệnh nên sử dụng các cách sau:
- Nên dùng đồ ăn khi còn ấm: Người bệnh nên sử dụng thức ăn, đồ uống có nhiệt độ ấm để làm dịu cổ. Tuyệt đối không uống nước và ăn đồ ăn lạnh sẽ làm họng càng sưng nhiều hơn, chặn mất đường thở.
- Nên ăn các thực phẩm mềm: Nếu bạn cảm thấy cổ họng càng đau rát tức là cổ họng càng đang bị xước quá nhiều. Nếu ăn đồ ăn cứng sẽ làm cổ người bệnh càng nhiều vết xước, dễ gây nhiễm khuẩn và sưng to hơn.
- Xông cổ họng bằng tinh dầu tự nhiên: Người bệnh viêm họng bị khó thở có thể dùng máy xông họng bằng tinh dầu tràm, xả hoặc gừng. Ngoài ra, nếu không có máy xông, bạn có thể dùng các nguyên liệu trên để nấu nước nóng, sau đó xông họng và lỗ mũi bằng hơi nước.
- Giữ nhiệt độ phòng thật ấm: Không nên để nhiệt độ điều hoà quá thấp, tối thiểu phải từ 28 độ trở lên. Nếu trời lạnh, người bệnh nên mặc đủ áo ấm, đeo khăn quàng cổ để giữ ấm, giảm sưng họng.
- Thường xuyên súc miệng: Cổ họng bị sưng là do sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm. Người bệnh cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối 2 tiếng 1 lần trong thời gian bị viêm họng gây khó thở. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước xay lá bàng non để súc miệng thay cho nước muối.
Trên đây là các thông tin hữu ích về viêm họng gây ù tai, hôi miệng, khó thở và các liệu pháp xử lý. Người bệnh nên sử dụng đúng cách với tình trạng bệnh của mình. Khi phát hiện có triệu chứng, bạn cần tìm cách điều trị sớm, tránh trường hợp để bệnh quá nặng sẽ gây nên các biến chứng không mong muốn.