Quảng Cáo

Viêm họng uống kháng sinh gì, khi nào phải uống kháng sinh?

10/07/2020

Không phải ai cũng biết viêm họng uống thuốc kháng sinh gì và khi nào phải uống kháng sinh. Bên cạnh đó, đa số người Việt vẫn còn thói quen dùng sản phẩm này bừa bãi. Hãy để bài viết hôm nay bổ sung cho bạn kiến thức cần thiết về chủ đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm họng uống kháng sinh gì?

Hiện nay, nhiều loại thuốc kháng sinh được bán dùng điều trị họng viêm. Tuy nhiên tùy vào tình trạng, mức độ cũng như cơ địa mỗi người mà dược phẩm này sẽ thay đổi. Bạn đang cảm thấy khó hiểu phải không? Vậy hãy cùng bài viết tìm ra câu trả lời cho vấn đề “Khi có triệu chứng viêm họng uống kháng sinh gì?” này qua những thông tin tổng hợp dưới đây. 

Thuốc dạng uống tiện dụng

Nhóm kháng sinh dùng để điều trị vấn đề họng sưng đỏ dạng uống bao gồm Roxithromycin, Penicillin, Amoxicillin. Trong đó Penicillin là thuốc được dùng nhiều. Amoxicillin dùng để điều trị trong trường hợp bệnh đã tiến diễn nặng. Roxithromycin là thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn.

Viêm họng uống kháng sinh gì, khi nào phải uống kháng sinh?
Viêm họng uống thuốc kháng sinh gì?

Thuốc kháng sinh dạng uống giúp hạn chế và tiêu diệt loại vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng chứa một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Vì thế, người bệnh cần đảm bảo uống theo đơn thuốc chỉ định của bác sĩ.

Viêm họng dùng thuốc kháng sinh dạng tiêm

Thuốc dạng tiêm điều trị được dùng cho các trường hợp bệnh nhân đã diễn tiến nặng và người bệnh không dùng được các loại thuốc dạng uống, loại thuốc này sẽ cho hiệu quả nhanh hơn. Do dạng thuốc này được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch nên người bệnh thuyên giảm bệnh nhanh, hiệu quả cao hơn. 

Một số loại kháng sinh dạng tiêm thường được sử dụng bao gồm: Penicillin G, benzathin A là hai thuốc dạng tiêm phổ biến nhất cho người bệnh. Ngoài ra một số loại thuốc được sử dụng thay thế bao gồm Erythromycin, ethylsuccinate dành cho những người bệnh dị ứng thành phần penicillin.

Các loại thuốc kháng sinh uống khi bị viêm họng khác 

Ngoài các loại kháng sinh để điều trị bệnh, người bệnh có thể được kê đơn sử dụng thêm các loại thuốc giảm triệu chứng đau, sốt, chống dị ứng, tiêu đờm…

Trong đó, thuốc hạ sốt gồm paracetamol, aspirin giúp người bệnh  giảm đau họng, sốt, khó nuốt. Thuốc chống dị ứng, tiêu đờm gồm corticoid, histamin, alphachymotrypsin… hạn chế sự phát triển của bệnh. Thuốc kháng viêm dùng để giảm các triệu chứng viêm, sưng, đỏ, nóng, đau rát họng gồm ibuprofen, diclophenac… dùng cho trường hợp viêm nặng.

Khi nào uống kháng sinh với người viêm họng

Người bệnh cần chú ý khi sử dụng kháng sinh, hạn chế khi không có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp thời tiết thay đổi người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm ở họng. Việc dùng thuốc lập tức khi mới xuất hiện triệu chứng là điều không cần thiết. Nếu bệnh nhẹ, cơ thể có thể tự kháng được thì không nên vội vàng sử dụng thuốc.

Người bệnh viêm họng chỉ nên uống kháng sinh khi đã xác định được nguyên nhân là do vi khuẩn, không phải do virus. Bởi thuốc chỉ có hiệu quả trong điều trị vi khuẩn, không có hiệu quả với virus. Để xác định được nguyên nhân, bạn có thể thăm khám tại các cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn. 

Viêm họng uống kháng sinh gì, khi nào phải uống kháng sinh?
Khi nào dùng thuốc kháng sinh

Ngoài ra, người bệnh cũng cần nhớ rằng kháng sinh chỉ có tác dụng trị bệnh này khi dùng đúng loại, đúng liều lượng. Không tự ý thêm bớt liều theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi loại thuốc đều có công dụng riêng, không bỏ bớt hoặc tự ý kết hợp thêm thuốc khác cùng lúc. 

Nhìn chung, câu trả lời cho câu hỏi khi nào uống kháng sinh cho bệnh viêm họng là khi đã xác định được nguyên nhân do vi khuẩn và được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa rõ ràng. 

Khi đã được chỉ định, người bệnh không dùng thuốc kháng sinh nửa vời. Ví dụ, thuốc được kê 5 ngày nhưng sau 2-3 ngày dùng thấy hết sốt, hết ho, ăn ngon miệng hơn lại tự ý bỏ thuốc. Điều này rất nguy hiểm bởi vi khuẩn đang yếu dần chứ chưa chết hẳn, ngừng thuốc có thể khiến vi khuẩn dần khỏe lại, gây ra tình trạng kháng dược tính nếu người viêm họng dùng thuốc kháng sinh lần sau.

Tương tự, bệnh nhân cũng tuyệt đối không tăng liều kháng sinh với mục cho nhanh khỏi. Điều này sẽ gây hại cho cơ thể, đồng thời tạo ra phản ứng sốc thuốc rất nguy hiểm.

Tác dụng phụ của kháng sinh cần chú ý

Các loại kháng sinh điều trị viêm ở họng nhìn chung giúp người bệnh giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng chúng đều có tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý. Cụ thể: 

Uống kháng sinh gây đau dạ dày

Các loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, đau dạ dày với một số biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Đặc biệt thuốc kháng sinh có thành phần penicillin. Vì thế người bệnh nên đảm bảo dùng đúng thời điểm trong hướng dẫn như sau ăn, liều lượng.

Xem thêm >>Viêm họng có nên uống nước đá và nước lạnh nhiều không?

Nhạy cảm với ánh sáng hơn

Các loại kháng sinh có thể làm người bệnh nhạy cảm với ánh sáng hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường biến mất sau khi người bệnh ngưng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên chú ý đeo kính râm và bảo vệ mắt khi ra ngoài.

Sốt khi dùng kháng sinh trị viêm họng

Khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể có dấu hiệu sốt. Đây là một tác dụng phụ thường gặp và có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần gặp bác sĩ để biết nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Uống kháng sinh trị viêm họng bị dị ứng

Dị ứng với thành phần của kháng sinh có thể khiến người bệnh có phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm nổi khó thở, mề đay,, sưng họng, sưng lưỡi.

Viêm họng uống kháng sinh gì, khi nào phải uống kháng sinh?
Tác dụng phụ của uống kháng sinh khi viêm họng

Các vấn đề về tim

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng kháng sinh là ảnh hưởng đến tim, huyết áp. Vì thế, người bệnh nền về tim và huyết áp cần theo dõi, thăm khám điều trị kịp thời khi có biểu hiện bất thường.

Những thông tin viêm họng uống kháng sinh gì và khi nào uống kháng sinh trên hy vọng cung cấp cho bạn thông tin cần thiết khi điều trị bệnh. Nhìn chung thuốc kháng sinh chỉ giúp điều trị triệu chứng kịp thời và có nhiều tác dụng phụ có thể đi kèm. Vì thế, người bệnh nên hạn chế sử dụng khi không được chỉ định.

các từ khóa liên quan: