Viêm phế quản dạng hen là một bệnh viêm nhiễm đường hô hấp tương đối phổ biến. Tuy nhiên, căn bệnh thường dễ bị nhầm với các bệnh hệ hô hấp. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ về đặc điểm, bệnh học, cũng như tác động của bệnh lý này nhé. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bệnh học viêm phế quản dạng hen
Viêm phế quản dạng hen hay còn được gọi với tên khác là phế quản bị viêm co thắt. Vi khuẩn và virus là hai tác nhân chủ yếu gây nên bệnh lý này. Khi niêm mạc của phế quản bị viêm nhiễm dẫn tới phù nề, không khí sẽ vào phổi khó hơn và dẫn tới hiện tượng khó thở. Bệnh nhân có biểu thở khò khè và ho do các cơ xung quanh đường hô hấp bị thắt chặt làm hẹp đường thở.
Bệnh lý này xảy ra khi bệnh nhân bị hen suyễn và phế quản viêm cấp tính cùng lúc. Có nhiều yếu tố tác động kích thích dẫn tới nónhư:
- Nguyên nhân bẩm sinh: Thường xảy ra ở những người có cơ địa không tốt, dễ bị kích ứng. Tuy nhiên, đây không phải bệnh do di truyền.
- Nguyên nhân nội sinh: Chủ yếu là do rối loạn hệ thống dạ dày, đường ruột, do bị stress kéo dài,…
- Nguyên nhân ngoại sinh: Thường bắt gặp do các tác nhân bên ngoài như sống trong môi trường không khí ô nhiễm, bụi, khói thuốc lá.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của thời tiết hay các chất gây dị ứng như lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa, phụ gia thực phẩm (bột ngọt),… cũng có thể dẫn tới viêm phế quản dạng hen. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với các hóa chất hoặc một số loại thuốc (như thuốc chẹn beta, aspirin,…).
Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà chủ quan, mặc kệ bệnh. Bởi lẽ, nếu bạn không có các phương pháp kiểm soát tốt vấn đề sức khỏe này thì nó có thể sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Một số tình trạng sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra trong trường hợp bệnh không được điều trị đúng lúc như khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, đường hô hấp thường xuyên bị nhiễm trùng, suy hô hấp.
Đặc điểm viêm phế quản dạng hen
Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các đối tượng ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trẻ có cơ địa không tốt. Bệnh có thể cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, bởi đây là một bệnh lý mạn tính nên rất khó để có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Bệnh lý đường hô hấp này được xếp vào nhóm bệnh không truyền nhiễm, không có khả năng lây lan trong cộng đồng. Bệnh có thể có tính chất di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn thì khả năng người con bị mắc sẽ cao hơn so với trẻ có bố mẹ bình thường.
Người mắc bệnh viêm phế quản dạng hen thường có đặc điểm:
- Ho khan (trong trường hợp nhiễm trùng, bệnh nhân có thể ho có đờm): Đây là dấu hiệu dễ gặp nhất của bệnh. Người bệnh thường có các biểu hiện ho thường xuyên, liên tục và kéo dài trong ít nhất là một tuần. Các cơn ho thường có tính chất chu kỳ.
- Khò khè: Tiếng thở rít, khò khè sẽ nghe rõ hơn khi áp tai nghe phế quản phổi.
- Khó thở hoặc thở dốc: Do niêm mạc bị viêm nhiễm khiến các cơ xung quanh đường thở bị co thắt lại và khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ thường có cảm giác khó thở, khi thở phải gắng sức.
- Tức ngực: Người viêm phế quản thể hen có cảm giác tức, nghèn nghẹn ở vùng ngực.
Trong trường hợp bạn có những dấu hiệu trên thì cần liên hệ với các bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt, nếu bạn ho ra đờm có màu xanh hoặc có dính máu thì cần đến ngay cơ sở y tế. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh đã tiến triển sang viêm phổi.
Kinh nghiệm tác động viêm phế quản dạng hen
- Khi những người bị hen suyễn mắc phế quản viêm cấp tính, nó có thể làm cho tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn. Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh thường được điều trị bằng thuốc hít làm giãn ống phế quản.
- Bên cạnh đó, họ còn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Một số loại phổ biến như naproxen (Aleve), ibuprofen (Advil, Motrin), acetaminophen (Tylenol) hoặc aspirin (thuốc này chỉ dành cho đối tượng là người lớn).
- Đồng thời, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống kết hợp các thuốc cảm lạnh để làm giảm triệu chứng bệnh hoặc các thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Mặt khác, người bệnh viêm phế quản thể hen có thể khắc phục những triệu chứng khó chịu bằng các liệu pháp oxygen, tăng hydrat hóa làm giảm đờm hoặc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu ngực (CPT).
Tuy nhiên việc tác động còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ trầm trọng của mỗi cá nhân. Chỉ khi xác định được đúng tính chất bệnh thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả.
- Một số kinh nghiệm tác động nhằm ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh này mà bạn có thể áp dụng như uống đủ nước mỗi ngày, dùng máy làm ẩm không khí, nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ. Trong trường hợp bạn đang hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào) thì hãy cố gắng bỏ chúng để bảo vệ sức khỏe bản thân.
- Bên cạnh đó, người mắc viêm phế quản dạng hen cần hạn chế tiếp xúc với thú cưng (như chó, mèo,…) và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm. Khi ra ngoài nên bịt kín để bảo vệ đường hô hấp của bạn.
- Các bài thuốc dân gian cũng phát huy tác dụng khá tốt trong việc điều trị căn bệnh này. Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc từ gừng, lá trầu, nghệ, tỏi… để làm thuyên giảm triệu chứng bệnh.
Xem thêm >>Viêm phế quản co thắt: Phân loại, nhận biết và phác đồ can thiệp
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về bệnh viêm phế quản dạng hen mà các bạn nên nắm bắt. Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!