Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp được liệt kê vào một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất khi có thể gây khó thở và tử vong. Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị căn bệnh này trong bài viết sau. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một loại bệnh lý thường gặp phải khi nhiễm vi rút vào đường hô hấp. Do các yếu tố từ môi trường tác động cộng với thể trạng sức khỏe yếu sẽ dễ mắc phải loại bệnh này. Phế quản là một bộ phận nằm trong phổi, trong quá trình dẫn truyền không khí từ bên ngoài môi trường vào cơ thể. Sau đó phế quản sẽ tiến hành lọc khí, giữ lại các hạt bụi bẩn không cần thiết.
Bệnh viêm phế quản được mô tả từ tổn thương thực tế, trong phế quản có nhiều đường ống dẫn khí tới các tế bào phổi được gọi là ống phế quản. Các hạt bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ đọng lại trên thành ống phế quản. Lâu dần sau khi tích tụ lượng vi khuẩn quá mức quy định, phế quản sẽ bị viêm, tạo thành bệnh.
Hiện nay, dựa vào triệu chứng, bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại bệnh như sau:
- Viêm phế quản giai đoạn cấp tính: Triệu chứng rất ít, người bệnh chỉ bị ho trong thời gian ngắn, cơn ho sẽ chỉ kéo dài từ 3 – 7 ngày.
- Viêm phế quản giai đoạn mãn tính: Người bệnh có thể bị nhiều triệu chứng cùng một lúc và dai dẳng trong thời gian dài. Bệnh nhanh chóng phát triển trở thành viêm phổi và để lại nhiều di chứng như viêm phổi, tắc nghẽn phổi.
Theo số liệu thống kê cho thấy, phần lớn những người bị viêm phế quản là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ em từ 0 – 3 tuổi chiến đến 80% số ca mắc bệnh, trẻ càng nhỏ thì khả năng mắc bệnh càng cao. Lý do là vì các bộ phận trong cơ thể trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức đề kháng của các bé còn rất yếu. Nếu để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường sẽ rất dễ mắc bệnh.
Ngoài trẻ nhỏ, những ca mắc bệnh viêm phế quản còn lại chủ yếu ở những người già hoặc những người có tiền sử từng bị viêm phổi. Khi khí hậu thay đổi từ mùa khô sang mùa mưa, thời gian giao mùa sẽ là thời điểm dễ mắc bệnh nhất. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng ho, sốt liên miên trong suốt mùa mưa.
Triệu chứng viêm phế quản khó thở
Với trường hợp viêm phế quản giai đoạn cấp tính, đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy hơi rát ở cổ họng khi ngủ dậy hoặc ở trong môi trường máy lạnh trên 4 tiếng. Nguyên nhân là do môi trường lạnh sẽ làm vi khuẩn viêm mau chóng đọng ở cổ họng làm cổ họng bị nhiễm khuẩn.
Qua ngày hôm sau, người bị viêm phế quản sẽ cảm thấy ngứa rát cổ họng và liên tục kho có đờm. Chất đờm sẽ có màu vàng, càng ngày đặc và có màu sẫm dần. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau nhức đầu và bị sốt nhẹ.
Sau khi bị viêm phế quản ở mức độ cấp tính, ống phế quản để lại vết thương và sẽ dễ bị mắc bệnh trở lại. Mỗi lần mắc bệnh vết viêm sẽ lan truyền rộng sang qua ống phế quản lân cận. Lúc này, diện tích nhiễm khuẩn sẽ nhiều hơn, các triệu chứng cũng xuất hiện đa dạng hơn. Khi bị viêm mãn tính, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau:
- Viêm phế quản gây ho có đờm: Cơn ho sẽ bám theo dai dẳng cả ngày, nhất là khi bạn nói chuyện. Ngoài ra, màu của chất đờm càng đậm tức là nồng độ vi khuẩn càng cao.
- Khó thở: Người bị viêm phế quản sẽ cảm thấy bị khó thở, bức bách trong lồng ngực càng ngày càng nặng. Nguyên nhân là do lượng đờm phát triển quá nhiều làm tắc ống thông khí trong phổi. Phổi không thể lấy đủ lượng oxy vào trong cơ thể.
- Triệu chứng bệnh viêm phế quản gây tức ngực: Cơn tức ngực sẽ càng rõ hơn khi bạn cử động mạnh, nói chuyện to và khi hắt xì. Lý do của triệu chứng này tương tự như khi khó thở, các ổ viêm phát triển nhiều làm phổi không thể hô hấp thuận tiện.
- Biểu hiện viêm phế quản có thể sốt nhẹ: Vi khuẩn tại ống phế quản sẽ lan và máu và gây nên các cơn sốt nhẹ, kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh ngoài da.
- Cảm thấy mệt rã người: Khi mắc phải triệu chứng của bệnh viêm phế quản này là bạn đã bị bệnh khá nặng. Vi khuẩn đã từ phổi nhiễm vào xương và các dây thần kinh gây mệt mỏi trong người.
- Viêm phế quản gây tiếng thở nghe khò khè: Chất đờm đọng trong phế quản tạo thành 1 vách ngăn nhỏ, khi không khí ra vào sẽ tạo thành tiếng kêu khò khè.
Nguyên nhân viêm phế quản
- Môi trường lạnh, giao mùa: Đây là nguyên nhân chủ yếu mắc phải ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Sức đề kháng của các bé đang trong quá trình hoàn thiện, không được cứng cáp như người lớn. Vì vậy, khi môi trường sống quá lạnh, thời tiết chuyển từ mùa hè sang thu sẽ làm các bé dễ bị mắc bệnh viêm phế quản. Ở người lớn, những người có tiền sử bị viêm phổi hoặc người cao tuổi cũng dễ mắc bệnh vào thời gian này.
- Nguyên nhân bệnh viêm phế quảndo thuốc lá: Khói thuốc lá khi hút vào phổi đem vào hàng nghìn các vi khuẩn có hại. Lâu dầu, các vi khuẩn này tích tụ, ăn mòn ống phế quản và tạo thành các ổ viêm. Đặc biệt, mặc dù bạn không hút thuốc nhưng không may hít phải khói sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn là chính những người hút thuốc.
- Nguyên nhân gây viêm phế quản do ô nhiễm không khí: Hiện nay, không khí càng ngày càng ô nhiễm, đặc biệt là các thành phố lớn sẽ gây nên nhiều loại bệnh hô hấp. Bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí sẽ làm ống phế quản bị tắc nghẽn và nhiễm trùng.
- Nguyên nhân viêm phế quản do hít phải hóa chất: Một số người làm việc, sinh hoạt trong môi trường chứa nhiều hóa chất sẽ làm khả năng mắc bệnh cao. Các hóa chất độc hại có thể được hít vào phổi hoặc đi vào cơ thể bằng đường ăn uống. Từ đó gây nhiễm khuẩn và viêm loét trong ống phế quản.
- Lây vi rút từ người bệnh: Vi rút viêm phế quản rất dễ lây qua đường không khí. Khi người bệnh ho, hắt xì, hoặc ăn chung với người khác sẽ làm gia tăng khả năng lây bệnh. Lưu ý răng, người bị lây có thể bị bệnh nặng hơn người lây, vì cơ thể chưa kịp tiết kháng thể với loại vi rút này.
- Bị viêm phế quản do trào ngược từ dạ dày: Hầu hết những người bị trào ngược dạ dày đề có một lượng vi khuẩn trong ruột. Các vi khuẩn này cũng có khả năng gây viêm loét ống phế quản. Khi bị trào ngược, người bệnh nôn ra thức ăn có dinh vi khuẩn. Sau đó chúng đọng lại ở cuống họng, lây qua ống thở đi vào phế quản.
Thuốc điều trị viêm phế quản tốt nhất
Khi bị viêm phế quản, người bệnh sẽ cần dùng đến thuốc uống để điều trị bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với hàm lượng phù hợp cho bạn. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc tại quầy thuốc tây để uống. Hầu đến các loại thuốc này hàm lượng rất mạnh, dùng để giảm các triệu chứng bên ngoài chứ không thể diệt tận gốc vi rút. Khi đó, khả năng tái phát bệnh là rất cao.
Người bệnh có thể được kê nhiều nhóm thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc ho,… để kết hợp điều trị bệnh. Thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn những ổ nhiễm trùng phát triển do vi khuẩn gây ra. Thuốc ho chữa bệnh viêm phế quản giúp làm giảm các triệu chứng ho để người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống thuận tiện hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc khác sẽ được kê trong đơn thuốc như thuốc giảm sốt, thuốc tiêu đờm,…
Cách chữa viêm phế quản khác
- Kiêng cữ phù hợp
Để tránh bệnh ngày một nặng hơn và hỗ trợ quá trình điều trị của thuốc, người bệnh sẽ cần kiêng cữ thật nghiêm ngặt. Người bị viêm phế quản tuyệt đối không nên hút thuốc hay hít phải khói thuốc. Nên đeo khẩu trang thật kín khi đi ngoài đường, làm việc nơi công cộng và khi chăm sóc người bệnh. Thêm vào đó, trước khi ăn uống, bạn nên rửa sạch tay với xà phòng chuyên dụng.
Ngoài ra, sẽ có một số loại thức ăn người bệnh viêm phế quản không nên ăn như hải sản, cà pháo, thức ăn nhanh, thức uống có ga, đồ ăn quá chua hoặc quá cay…sẽ làm ổ viêm phát triển rộng hơn.
- Hỗ trợ chữa bệnh viêm phế quản bằng bổ sung nước
Người bệnh nên uống nhiều nước để cơ thể có thể trao đổi chất thuận lợi, kích thích cơ thể tiết các loại kháng khuẩn. Thêm vào đó, bạn nên thở trong môi trường càng sạch càng tốt, nên tạo môi trường ẩm và ấm để hít thở. Điều này sẽ giảm các triệu chứng khó thở, tức ngực khó chịu. Người bệnh viêm phế quản có thể mua máy lọc sống khí, máy phun hơi tạo ẩm trong phòng và cho thêm một ít tinh dầu tràm để diệt khuẩn trong không khí.
Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ nhập viện để theo dõi. Hàng ngày khoảng 16 giờ chiều, các bé sẽ được cho đi xông họng bằng nước thuốc sinh lý.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Viêm phế quản tiếng anh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh như thế nào?”. Từ đó, người bệnh có thể lựa chọn được phương pháp chữa trị thích hợp.