Viêm phổi có lây không và có khả năng lây qua đường nào là vấn đề được nhiều người chăm sóc bệnh nhân quan tâm. Mọi người cần biết để có phương pháp phòng hộ bảo vệ bản thân. Những thông tin sẽ được cập nhật trong bài viết này! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bệnh viêm phổi có lây không?
Viêm trong phổi là khi tình trạng mô phổi của bạn bị nhiễm trùng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Hiện nay, hầu như ai cũng có thể mắc bệnh này, tuy vậy đối tượng có nguy cơ cao nhất chắc chắn là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi trên 65 và những ai có hệ miễn dịch suy yếu.
Những triệu chứng phổ biến để phát hiện bệnh viêm phổi dễ lây nhiễm thường rất cơ bản và khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh ho, cảm cúm thông thường:
- Lúc đầu ho ít nhưng sau đó tình trạng này kéo dài dai dẳng, ho nhiều không dứt. Từ ho khan chuyển dần sang ho đờm xanh đờm vàng – Đây là dấu hiệu phổi bắt đầu bị viêm nhiễm.
- Người bệnh hay bị khó thở khi làm việc căng thẳng và quá sức hoặc hay xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, những cơn ho kéo dài cũng là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị phì đại, làm hẹp đường khí gây khó thở.
- Ho kèm theo đau tức ngừng ở một vị trí nhất định cũng là triệu chứng rõ ràng của bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh bị viêm phổi lây nhiễm còn hay sốt nhẹ, kéo dài trong vài ngày nên nhiều người nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác như viêm họng, cảm cúm hay nhiễm lạnh.
- Những triệu chứng trên sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, ăn uống kém hơn, ngủ không yên giấc dẫn đến sụt cân, hệ thống miễn dịch kém. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Bên cạnh đó, một số trường hợp điểm hình còn có những biểu hiện khác: Hay đau đầu chóng mặt, hay tiết mồ hôi và có cảm giác ớn lạnh.
Thực tế, bệnh phổi có khả năng lây lan cao, bởi nguyên nhân của bệnh là do những loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng phát tán gây bệnh có cho cơ thể. Virus có thể biến chuyển thành bệnh viêm ở phổi cấp tính như đại dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay.
Đại dịch đã khiến thế giới chao đảo: Sức khỏe, kinh tế, dịch vụ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì thế, khi tiếp xúc với những người bị bệnh, bạn cần hết sức cẩn thận để tránh những lây lan.
Viêm phổi lây qua đường nào?
Bệnh lý này rất dễ dàng lây lan, chúng có thể lây từ người đang nhiễm bệnh sang những người khoẻ mạnh chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Vậy thực tế thì viêm phổi lây lan qua đường nào?
- Người có trò chuyện, tiếp xúc gần với người bệnh: Lây qua giọt bắn, hắt hơi, ho hay khạc nhổ.
- Những loại virus, vi khuẩn sẽ theo tuyến hô hấp mà phát tán ra không khi. Đặc biệt, chúng có khả năng lan rộng trong môi trường và lây bệnh cho những người khoẻ mạnh.
- Những người khoẻ, có thể trạng tốt, hệ miễn dịch đảm bảo thì có khả năng tự tiêu diệt những loại virus, vi khuẩn này, nguy cơ lây nhiễm viêm phổi thấp. Tuy nhiên, đối với những người yếu, trẻ em có hệ miễn dịch non nớt, người già có hệ miễn dịch nhạy cảm, mầm bệnh sẽ nhanh chóng lây nhiễm và phá hoại cơ thể người.
- Ngoài ra, bệnh này còn có thể lây nhiễm gián tiếp bằng việc dùng chung đồ cá nhân với những người đã bị nhiễm bệnh. Các loại đồ cho khả năng lây cao là bàn chải đánh răng, quần áo, khăn mặt, cốc uống nước…
Xem thêm >>Kháng sinh điều trị viêm phổi bao lâu, uống kháng sinh gì?
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra: Vi khuẩn hay virus có khả năng tồn tại trên đồ vật hay môi trường bên ngoài trong vài giờ, thậm chí vài ngày. Nếu người khoẻ mạnh để mũi, miệng, mắt vô tình chạm vào những đồ vật này thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
Điều kiện nào khiến các loại vi khuẩn hay virus lây lan bệnh viêm phổi phát tán nhanh chóng ở bên ngoài:
- Đối tượng người già, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém, người có tiền sử bệnh nền có khả năng lây nhiễm cao hơn và có thể bùng phát thành dịch bệnh.
- Những người ở trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, môi trường lạnh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Các đại dịch lớn từ trước đến này như SARS, MERS, H5N1 hay bây giờ là Covid-19 đều liên quan tới những vấn đề hô hấp rồi biến chứng thành viêm ở phổi.
- Những người thường xuyên nằm viện đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay cũng không an toàn.
Chắc chắn, nó là một bệnh mà bất cứ ai cũng không thể chủ quan. Hãy luôn tìm kiếm những phương pháp bảo vệ bản thân, gia đình cũng như cộng đồng xung quanh để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Lưu ý để tránh lây nhiễm viêm phổi
Sau đây là một số biện pháp phòng chống bệnh và giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh hơn:
- Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm mang hiệu quả cao nhất chính là tiêm vacxin phế cầu Synflorix và tiêm vacxin phòng cúm hàng năm.
- Không chủ động tiếp xúc với nguồn bệnh. Những người đang bị viêm phổi cần phòng ngừa lây lan như đeo khẩu trang và đứng nói chuyện cách xa từ 1-2m so với những người khoẻ.
- Rửa tay thường xuyên bằng các dung dịch kháng khuẩn trong ít nhất 30 giây.
- Bảo vệ bản thân bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ ấm và giữ ẩm họng, làm sạch răng miệng.
- Chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, lau dọn nhà cửa khô thoáng để vi khuẩn hay virus không có điều kiện sinh sôi.
- Dùng riêng đồ cá nhân như bàn chải, khăn rửa mặt, bát đũa với những người bị viêm phổi dễ lây lan..
- Người bị bệnh cũng cần cách ly để điều trị khỏi bệnh trước khi tiếp xúc với những người khác.
- Tăng cường vitamin C và những loại thực phẩm dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Lưu ý không khạc nhổ bừa bãi, dọn rác thải từ người bệnh viêm phổi để tránh lây nhiễm.
- Không uống rượu bia, các chất kích thích hay hít các loại khí độc hại.
- Tập luyện thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.
- Tập thói quen đi khám bệnh định kỳ và có những biện pháp điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Hy vọng, những thông tin trong bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề viêm phổi có lây không và những đường lây lan của bệnh. Cần phải khẳng định: Bệnh lý này sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy luôn chủ động bảo vệ sức khoẻ của bạn thân trước mọi bệnh tật!