Viêm phổi thùy có lây không và đối tượng nào dễ mắc bệnh là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong nội dung bài viết dưới đây, các bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm phổi thùy có lây không?
Phổi thùy viêm là hiện tượng các mô phổi bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus có hại tấn công gây ra các tổn thương ở bộ phận này. Các bộ phận bao gồm phế nang, các mô liên kết và những cơ quan lân cận.
Tác nhân trực tiếp gây bệnh là là các vi khuẩn và virus, ngoài ra còn có những yếu tố gián tiếp là một số bệnh lý. Bệnh lý này có các triệu chứng điển hình như sốt cao trên 38°C, tim đập nhanh, khó thở, thở gấp,…Các biểu hiện và biến chứng của bệnh rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vậy bệnh viêm phổi thùy có lây không?
Các bác sĩ cho biết, bệnh là do virus, vi khuẩn gây ra nên hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người kia. Bệnh có thể lây qua 2 đường chính là máu và hô hấp, cụ thể là:
- Qua đường không khí: Bệnh nhân phổi thùy viêm hắt hơi, nói chuyện làm bắn nước bọt ra ngoài sẽ khiến virus phát tán vào trong không khí. Người khỏe mạnh không may hít phải thì những virus gây bệnh sẽ đi vào cơ thể. Mới đầu, chúng sẽ tồn tại và phát triển trong các tế bào hô hấp, sau đó mới xâm nhập vào phổi và gây bệnh.
- Qua đường máu: Viêm phổi thùy lây qua máu chủ yếu là nhờ các loại virus herpes, thủy đậu, Epstein Barr, virus tế bào khổng lồ. Chúng có thể tồn tại trong các vật dụng mà như dao cạo, kim tiêm và lây nhiễm sang người khác. Những loại virus này có thể phát triển mạnh ở người suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Chính vì vậy, khi chăm sóc cho những bệnh nhân bệnh phổi thùy thì bạn cần phải cẩn trọng. Nên sử dụng các loại đồ bảo hộ như khẩu trang y tế, găng tay. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người đang mắc bệnh.
Bệnh học viêm phổi thùy
Như đã nói ở trên, căn bệnh này xảy ra khi các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng tồn tại và phát triển ở các cơ quan hô hấp và phổi làm tổn thương những bộ phận này.
Triệu chứng để chẩn đoán bệnh viêm phổi thùy
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ dựa vào những phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh
Dễ nhận ra khi virus phát triển trong các mô của phổi, lúc đó, cơ thể sẽ phản kháng lại với các triệu chứng như:
- Cơ thể sốt cao trên 38°C, toát mồ hôi.
- Đau tức vùng phổi và ngực, ho nhiều, đờm có màu vàng cam gần như màu sắt han gỉ.
- Người bệnh viêm phổi thùy dễ lây hay bị ớn lạnh, nổi da gà ở tay.
- Tim đập nhanh bất thường có thể dẫn đến co giật, tím tái.
- Khó thở, thở gấp và ngất xỉu trong trường hợp nặng.
Đối với người lớn thì mức độ của những triệu chứng trên sẽ nhẹ hơn. Biểu hiện phổ biến ở trẻ nhỏ là nóng sốt cả cơ thể, thở khò khè, quấy khóc. Khi bị viêm ở phổi bên nào thì sẽ nhói đau ở bên đó. Sau một thời gian ho nhiều, bệnh có thể ảnh hưởng đến cả cơ quan tiêu hóa gây khó tiêu, đầy hơi, đau bụng,…
Các triệu chứng cận lâm sàng của viêm phổi thùy
Những dấu hiệu cận lâm sàng được phát hiện khi tiến hành những biện pháp xét nghiệm trong y khoa. Cụ thể là:
- Trên phim chụp X-quang thấy thùy phổi có các đốm đen hình tam giá, phần đầu nhọn hướng về phía rốn phổi.
- Phát hiện tăng số lượng bạch cầu bất thường khi xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm đờm thấy có các virus, vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là loại vi khuẩn phế cầu.
Cách điều trị viêm phổi thùy thường được sử dụng
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện, chữa trị sớm và đúng cách. Khi có các biểu hiện của bệnh như đã nêu trên, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Các biện pháp thường được bác sĩ chỉ định là:
Dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh trị viêm phổi thùy
Với những bệnh lý do nguyên nhân là virus, vi khuẩn thì trong phác đồ điều trị không thể thiếu thuốc kháng sinh. Thành phần chính của những loại thuốc này bao gồm penicillin, amoxicillin, ciprofloxacin,…
Thông thường, bệnh nhân sau khi sử dụng kháng sinh từ 3- 5 ngày thì các biểu hiện của bệnh sẽ giảm nhưng người bệnh cần phải uống hết liệu trình theo đơn thuốc của bác sĩ.
Áp dụng các biện pháp hạ sốt, cân bằng điện giải
Cơ thể bệnh nhân sẽ sốt cao, mất nước do ra mồ hôi nhiều nên phải áp dụng các phương pháp để hạ sốt như chườm khăn ướt, uống oresol. Trong trường hợp nặng thì có thể dùng thuốc theo đường tiêm.
Đối tượng hay bị viêm phổi thùy
Các nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Người bị suy giảm khả năng miễn dịch yếu như trẻ em, người già khiến cho các loại vi khuẩn, virus có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công các tế bào.
- Những người mắc các bệnh COPD, đường hô hấp trên, hen suyễn,…
- Bệnh nhân cong vẹo cột sống, gù lưng, nằm lâu ngày.
- Nhóm đối tượng hay hút thuốc lá, nghiện rượu và các chất kích thích.
- Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc hóa chất dễ gây tổn thương đến các mô của phổi.
- Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân viêm phổi bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao hơn người bình thường bởi đặc tính lây nhiễm của virus trong không khí.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần phải có chế độ tập luyện, dinh dưỡng hợp lý. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng định kỳ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không hút thuốc, uống bia rượu, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại. Giữ ấm cơ thể nếu thời tiết trở lạnh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
Với sự phát triển của khoa học và y tế thì không quá khó chữa căn bệnh này nhưng bạn không được chủ quan. Hãy đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất để ngăn ngừa biến chứng, tiết kiệm chi phí. Hy vọng những thông tin về vấn đề viêm phổi thùy có lây không ở trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình có nhiều sức khỏe, hạnh phúc!