Hiện này, nhiều người đang thắc mắc: “Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu và thời gian cụ thể của từng người là như thế nào”? Bài viết sau đây sẽ phân tích và giúp mọi người trả lời câu hỏi trên. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu?
Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trước khi đi vào tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này, mọi người cùng tìm hiểu qua thông tin về bệnh như sau:
Chảy máu dạ dày là tình trạng tổn thương ở dạ dày, tại đây xuất hiện một hoặc nhiều ổ chảy máu, khiến cho bệnh nhân đau dữ dội và có thể nôn ra máu. Một số triệu chứng khác xuất hiện đó là: Đại tiện phân đen, cảm ứng phúc mạc, phản ứng thành bụng đều dương tính,… Bệnh thường xuất hiện ở những người có tiền sử bia rượu nhiều hay viêm loét dạ dày.
Ở những trường hợp mắc bệnh nhẹ, triệu chứng sẽ bớt rầm rộ hơn, mạch, nhiệt độ, huyết áp của người vẫn trong giới hạn ổn định, nôn ra máu rất ít. Sở dĩ, mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát được đó là nhờ cơ chế tự bảo vệ của mỗi con người.
Những trường hợp nặng, ổ xuất huyết lớn và nhiều hơn, triệu chứng cũng xuất hiện rầm rộ. Bệnh nhân lúc này sẽ nôn ra máu nhiều, đau dữ dội, mạch nhanh, huyết áp tụt,… cần phải được sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Vậy bị xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu thì khỏi?
Các chuyên gia cho rằng, tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của từng người mà sẽ có các phương pháp điều trị và thời gian nằm viện khác nhau.
Đối với những trường hợp nhẹ thì cần phải đặt đường truyền dịch liên tục trong 72 giờ. Kết hợp với đó là các thuốc cầm máu, bảo vệ niêm mạc, ức chế bơm proton,… điều trị liên tục và theo dõi trong 8 – 10 ngày. Như vậy, tổng thời gian kể từ lúc nhập viện cho đến khi được xuất viện đối với trường hợp này là 8 đến 10 ngày.
>> Xem Thêm:Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, hoa quả gì và không nên ăn gì?
Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân phải có sự can thiệp của nội soi cầm máu càng sớm càng tốt. Thông thường, bác sĩ phải thực hiện thủ thuật trong 24h kể từ lúc bệnh nhân vào viện. Sau khi được nội soi, bệnh nhân đã tự cầm được máu thì cần tiếp tục điều trị nội khoa và theo dõi trong vòng ít nhất là 10 ngày mới được ra viện.
Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại không cầm được máu hay xuất hiện các ổ xuất huyết thứ phát thì bắt buộc phải có chỉ định phẫu thuật. Ở những bệnh nhân này sẽ phải nằm viện theo dõi lâu hơn, có thể từ 15 đến 30 ngày mới được xuất viện.
Như vậy, xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu thì cần phải căn cứ đến tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Đây là chứng bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng vì vậy mọi người cần có phương án chữa bệnh hợp lý nhất.
Thời gian điều trị xuất huyết dạ dày
Tất cả những đối tượng bị xuất huyết dạ dày đều phải nằm viện, nơi có những trang thiết bị y tế đầy đủ để cầm máu cũng như điều trị nội khoa ổn định. Đây là một bệnh nguy hiểm không được ưu tiên điều trị tại nhà. Trong một số trường hợp cụ thể, giai đoạn khác nhau mà người bệnh có thể được xử lý tại nhà.
Đối với những người bị chảy máu dạ dày thì việc sơ cứu tại nhà hết sức quan trọng. Ngay lập tức, bệnh nhân cần được đặt trong tư thế nằm đầu thấp, hai chân duỗi thẳng để đảm bảo lượng máu đủ để duy trì não bộ. Ngoài ra cũng cần phải đảm bảo đường thở bằng cách nới rộng quần áo,… Tuy nhiên ngay sau đó cũng phải đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt.
Khi bệnh nhân được xử lý ổn định tại bệnh viện, thể trạng và các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định thì có thể đưa về nhà để điều trị tiếp tục. Ngay sau khi về nhà, bệnh nhân được nghỉ ngơi, tập luyện đi bộ nhẹ nhàng, sử dụng các loại đồ ăn dễ tiêu như: Cháo, phở,… Các thuốc vẫn phải tuân thủ phác đồ bác sĩ kê, uống cho đủ 1 tháng điều trị.
Theo các chuyên gia, thời gian điều trị xuất huyết dạ dày không chỉ ở 1 tháng bằng thuốc mà việc chữa bệnh phải liên tục cả đời. Điều trị ở đây là điều trị dự phòng tái phát, bệnh nhân phải thay đổi lối sống, sinh hoạt, ăn uống để có được thể trạng tốt nhất. Một số phương pháp cụ thể như:
- Ăn uống điều độ, đúng theo một thời gian biểu có sẵn.
- Ăn nhiều rau xanh để hỗ trợ, đảm bảo đường tiêu hóa hoạt động ổn định nhất.
- Không được ăn các đồ ăn cứng rắn, các đồ ăn nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng vì có thể làm tăng axit dịch vị dạ dày.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Không thức quá khuya, làm việc căng thẳng.
Như vậy, điều trị đối với bệnh này không chỉ bằng thuốc trong một khoảng thời gian ngắn mà còn phải điều trị tại nhà theo chế độ nghiêm ngặt cả đời.
Cách chăm sóc người bệnh xuất huyết dạ dày
Đối với tất cả các trường hợp bị chảy máu dạ dày đều phải nằm viện trong một khoảng thời gian để điều trị và theo dõi. Khi tình trạng thực sự ổn định, bệnh nhân mới được về nhà tiếp tục điều trị. Khi ở bệnh viện, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để nhanh hồi phục, một số lưu ý đối với người bệnh cụ thể như:
- Đảm bảo đồ ăn, nước uống luôn trong trạng thái ấm, không được nóng quá, không lạnh quá. Đồ ăn quá nóng hay quá lạnh cũng đều làm tổn thương vị trí xuất huyết và có thể gây tổn thương thứ phát.
- Sử dụng cháo, phở hay những đồ ăn thật mềm cho bệnh nhân, đảm bảo cho việc tiêu hóa được tốt nhất. Ngoài việc sử dụng đồ ăn mềm thì chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ làm giảm áp lực làm việc của dạ dày, bệnh nhân sẽ nhanh hồi phục hơn.
- Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, không làm việc, việc đi lại hay sinh hoạt phải có người giúp đỡ.
- Người nhà không được cho bệnh nhân ăn đồ cay, nóng, dầu mỡ,… Tất cả những đồ ăn này đều làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và không tốt đối với niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, ăn đồ cay nóng sẽ làm tăng axit dịch vị, ảnh hưởng đến việc lành tổn thương.
- Uống thuốc đúng giờ, không được bỏ thuốc, tuân thủ nghiêm ngặt dặn dò của bác sĩ điều trị.
- Có thể duy trì các bài tập nhẹ nhàng tại giường để đảm bảo tầm vận động của các khớp, tránh việc nằm nhiều gây tổn thương đến hệ cơ. Tuy nhiên cũng cần cẩn thận vì hoạt động của cơ bụng có thể làm ảnh hưởng đến vết thương. Các bài tập cần có sự giúp đỡ của người nhà thì sẽ hiệu quả và an toàn hơn.
- Người bệnh phải được ăn, ngủ đúng giờ, không được thức khuya, tránh suy nghĩ nhiều các bệnh liên quan. Stress chính là nguyên nhân gây tăng axit dịch vị và có hại đối với bệnh nhân.
- Tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có ga, cồn, hay các loại chất kích thích, nước ngọt khác. Tất cả các đồ uống trên đều có ảnh hưởng lớn đến co bóp của dạ dày và làm gia tăng tổn thương trong quá trình điều trị.
Qua bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được cho câu hỏi: “Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu và thời gian cụ thể của từng người”. Hy vọng mỗi chúng ta đều có một hệ tiêu hóa làm việc ổn định, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau của chúng tôi.