Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì tốt, nhiều chất xơ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng là vấn đề nhiều người quan tâm bởi sử dụng thuốc thôi là chưa đủ mà cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn rau không?
Rất nhiều người bệnh thắc mắc bị trào ngược dạ dày có nên ăn rau không? Bởi rau là một trong những thực phẩm phổ biến nhất hiện nay bên cạnh thịt và cá.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì câu trả lời cho vấn đề này chính là có. Người bệnh bị trào ngược tá tràng nên bổ sung rau vào bữa cơm hàng ngày để tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Theo thống kê, trào ngược axit dạ dày ngày càng nên phổ biến hơn trong xã hội hiện nay do tính chất công việc, thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học của một số người. Biểu hiện thường thấy là ợ chua, nóng rát vùng ngực do axit trào lên thực quản, đắng miệng, buồn nôn…
Rau xanh là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Trong rau chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Ăn nhiều rau xanh có tác dụng ổn định huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời còn có tác dụng rất tốt đối với người bị trào ngược.
Rau là một thực phẩm chứa cực ít chất béo và đường tự nhiên, chúng có tác dụng rất tốt trong việc giảm axit dạ dày. Vậy nên lựa chọn và bổ sung rau xanh cho bữa ăn là vô cùng cần thiết. Dưới đây sẽ gợi ý cho bạn khi bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì tốt.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Hãy bổ sung những loại rau sau đây vào thực đơn hằng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
Nên ăn rau Thì Là
Loại rau cũng là gia vị này là một sự bổ sung tuyệt vời nhằm giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nguồn anethole trong thì là đã được chứng minh là một hợp chất giúp thư giãn dạ dày, hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh trào ngược.
Nên ăn các loại rau nhiều vitamin A
Nếu bạn muốn cung cấp vitamin A, C, E, K, các chất chống oxy hóa, chống viêm cũng như calo trong cùng một loại rau thì Bina là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Rau Bina cực tốt cho quá trình tiêu hóa bởi 20% lượng chất xơ trong rau có thể giảm lượng đường trong máu. Đồng thời có tác dụng giảm các cơn đau do căng thẳng, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét và giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Cách chế biến lại cực kỳ đơn giản, bạn có thể ăn sống trực tiếp, làm salad hoặc nấu chín.
Trào ngược dạ dày nên ăn nhiều bí đao
Bí đao là một loại quả rất tuyệt vời. Nó có tác dụng làm đẹp da, giảm cân, thêm vào đó là cung cấp một lượng chất xơ nhất định cho cơ thể, bất kể là loại bí đao vàng hay bí đao màu xanh lá.
Loại rau quả này cung cấp chất xơ không hòa tan và cả chất xơ hòa tan nhưng lượng chất xơ hòa tan chiếm tỉ lệ chủ yếu. Khi lượng chất xơ này hòa tan trong nước, giúp bạn kiểm soát tình trạng trào ngược của người bệnh.
Với bí đao bạn có thể lựa chọn nhiều cách chế biến để mang lại nhiều món ăn thơm lành như nấu canh, luộc, ép nước uống, nấu trà sâm bí đao hay làm sinh tố.
Ăn nhiều rau có vitamin K
Súp lơ xanh là một loại rau củ họ cải. Đây là nguồn cung cấp xơ và vitamin C, K cũng như protein lý tưởng cho cơ thể.
Các món ăn từ súp lơ có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn bằng cách bảo vệ hệ vi sinh đường ruột.
Xem thêm: Chuối xanh chữa trào ngược dạ dày: Tác dụng & cách dùng
Ngoài ra trong súp lơ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tố cho việc phòng ngừa và chống lại các loại ung thư trực tràng, dạ dày,…Chất phytonutrients và enzyme trong súp lơ có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Lựa chọn những cách chế biến đơn giản, ít dầu mỡ với súp lơ xanh để cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cơ thể bạn nhé.
Trào ngược dạ dày ăn được rau mùng tơi không?
Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Câu trả lời chính là nên bổ sung rau mồng tơi vào trong bữa cơm hàng ngày.
Đây là loại thực phẩm được các bác sĩ, chuyên gia gợi ý là thực phẩm có ích cho người bị về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, mồng tơi còn có tác dụng nhuận tràng, giảm các triệu chứng khó chịu của các bệnh liên quan đến dạ dày. Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nếu bạn kiên trì sử dụng loại thực phẩm này.
Bổ sung tinh chất Nha Đam
Bên cạnh lượng dinh dưỡng đáng kể, nha đam (hay còn gọi là lô hội) chứa 200 hoạt chất sinh học giúp hạn chế sự tiết axit của dịch dạ dày.
Nha đam có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm táo bón, làm dịu dạ dày, ngoài ra còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, là thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh trào ngược tá tràng.
Trào ngược dạ dày ăn được rau diếp cá không?
Diếp cá là một loại rau có tính mát, thanh nhiệt, giải độc là một lựa chọn hàng đầu để bổ sung vào thực đơn khi có tác dụng giảm nóng rát, giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược tá tràng mang lại. Ngoài ra, diếp cá có khả năng tăng bài tiết dịch vị, hỗ trợ bài tiết mật, tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Ăn nhiều rau cần tây
Rau cần tây giúp bổ sung lớp nhầy bảo vệ cho niêm mạc dạ dày bởi lượng vitamin dồi dào và khoáng chất thiết yếu. Cần tây còn giúp kiểm soát lượng axit tiết ra, giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra.
Chú ý khi ăn rau với người trào ngược dạ dày
Bổ sung rau xanh là điều rất cần thiết, tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý khi ăn rau với người bị căn bệnh này.
- Tránh các thực phẩm chua, chứa nhiều acid. Trào ngược tá tràng vốn có lượng acid cao vì vậy người bệnh nên tránh sử dụng quá nhiều những thực phẩm chua như cam, chanh, bưởi, xoài,..
- Các món rau nên chế biến kĩ càng, không nên sử dụng rau củ sống, cứng nhằm tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải.
Ngoài ra, người mắc bệnh trào ngược nên kiêng đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, thực ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như bia rượu và chất kích thích.
Sau bài viết này, hẳn bạn đã có đáp án cho thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên ănrau gì tốt rồi. Ngoài ra để nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả thì bạn nên ngủ đủ giấc, tránh cơ thể mệt mỏi, stress kết hợp với việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên nhé.