Quảng Cáo

Viêm đại tràng mãn tính: Khái niệm và kiến thức về bệnh mãn tính

10/07/2020

Viêm đại tràng mãn tính sẽ không quá nghiêm trọng nếu sớm được điều trị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn căn bệnh này với tình trạng viêm thông thường dẫn đến nhiều trường hợp phải gánh hậu quả đáng sợ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng và thuốc đặc trị căn bệnh này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Định nghĩa về viêm đại tràng mãn tính

Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ cần qua nhiều bộ phận khác nhau để được xử lý và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong đó đại tràng là một bộ phận gần chót hệ đường ruột và thực hiện các chức năng cuối cùng của quá trình chuyển hóa trên. Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống và sinh hoạt do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sẽ dẫn tới việc đại tràng bị tổn thương. 

Viêm đại tràng mãn tính là khái niệm thể hiện gia tăng cấp độ nặng của tình trạng cấp tính. Khi đại tràng bị tổn thương do viêm kéo dài hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Các tế bào dần bị tổn thương lan rộng khắp các tế bào và đến cả lớp niêm mạc của đại tràng.

Khi bệnh viêm ở đại tràng dẫn đến tình trạng mãn tính sẽ gây nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu. Ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng công việc.

Mức độ nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính

Hiện nay, theo thống kê cho biết có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh này. Với tỷ lệ mắc bệnh khá cao như vậy, liệu tỷ lệ hồi phục chiếm khoảng bao nhiêu ?

Viêm đại tràng mãn tính: Khái niệm và kiến thức về bệnh mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Đại tràng xử lý rất nhiều chức năng cùng một lúc bao gồm hút nước, hấp thụ các khoáng chất và tạo phân để chờ đào thải ra khỏi cơ thể. Khi đó, các chức năng của đại tràng sẽ không được thực hiện như thông thường gây ảnh hưởng nhiều hoạt động khác của cơ thể. Nếu không chú ý đi điều trị từ sớm sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như áp xe, xuất huyết, ung thư đại tràng.

Theo các nhà khoa học cho biết có khoảng 20% người bệnh viêm đại tràng mãn tính sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện kịp thời và nghiêm túc điều trị, tỷ lệ hồi phục sức khỏe là rất cao. Thêm vào đó, để đảm bảo bệnh không bị tái phát lại, người bệnh cần rèn luyện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Tác nhân gây ra viêm đại tràng mãn tính

Có rất nhiều yếu tố xúc tác từ môi trường, thói quen và thể trạng con người dẫn đến mắc loại bệnh này. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh mãn tính có thể xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Người đã từng bị viêm đường ruột: Nguồn gốc của viêm đại tràng mãn tính phần lớn xuất phát từ sự phát triển của virus gây bệnh. Các vi khuẩn viêm của ổ viêm lan rộng, ăn mòn vào các tế bào xung quanh tạo thành tổn thương lớn.
  • Ảnh hưởng của bệnh lao, crohn: Vi khuẩn của các bệnh này rất dễ xâm nhập vào máu và đi tới nhiều bộ phận khác của cơ thể, trong đó có đại tràng. Đại tràng bị lây khuẩn lâu ngày và dẫn tới mãn tính.
  • Ảnh hưởng của bệnh táo bón: Táo bón trong thời gian quá lâu sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến đại tràng. Người bệnh có thể đi ngoài ra máu, chất nhờn vàng đục.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Trong quá trình sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh sẽ làm đường ruột nhiễm nhiều ký sinh trùng như: Giun đũa, giun kim,…. 

Dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

Khi ở giai đoạn mãn tính, bệnh có những dấu hiệu tương tự như tình trạng viêm đại tràng cấp. Tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và cấp độ nguy hiểm cũng cao hơn. Bản thân người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu.

Viêm đại tràng mãn tính: Khái niệm và kiến thức về bệnh mãn tính
Dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng này, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe để kiểm tra và tiến hành điều trị ngay lập tức.

  • Đau bụng liên tục tại vùng dưới rốn, có thể bị chướng bụng, bụng sôi ọc ọc. Lúc đầu cơn đau sẽ đến đột ngột, đau quặn bụng rồi hết. Thời gian sau, cơn đau sẽ âm ỉ mãi không dứt rất khó chịu. Buổi sáng vừa thức dậy sẽ thường đau quặn bụng cho đến khi đi ngoài xong.
  • Đi ngoài không ổn định, phân lỏng, nát hoặc táo bón. Triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy thông thường.
  • Người bệnh sẽ bị chán ăn, khó ngủ, stress và không thể sinh hoạt vận động như bình thường.
  • Cơ thể yếu đi do không hấp thụ được năng lượng từ thức ăn như thông thường. 

Giải quyết viêm đại tràng mãn tính bằng cách nào?

Có thể sử dụng thuốc tân dược kháng sinh

Thuốc tây có tác dụng rất nhanh chóng, giảm các triệu chứng tức thì. Tuy nhiên, thuốc tây sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, sốt,… Thêm vào đó, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng nếu bị dị ứng với bất kể thành phần nào của thuốc. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và kê đơn cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc tây được dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính:

  1. Thuốc điều trị táo bón: Forlax, Sorbitol, Duphalac,….
  2. Thuốc điều trị tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Actapulgite,….
  3. Thuốc kháng viêm: Balsalazide, Mesalamine, Sulfasalazine, Balsalazide, Corticoid,…
  4. Thuốc giảm co thắt, giảm đau: Phloroglucinol, Trimebutin, Mebeverine….
Viêm đại tràng mãn tính: Khái niệm và kiến thức về bệnh mãn tính
Có thể dứt diểm viêm loại đại tràng mãn tính bằng thuốc Tây và thuốc Nam

Thực hiện các vị thuốc dân gian quen thuộc tại vườn

Sử dụng thuốc nam mang lại an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ hay biến chứng nào. Thêm vào đó, thuốc nam đi vào sâu vào căn nguyên của bệnh và điều trị, phòng tránh bệnh bị tái lại. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc sẽ tương đối chậm và đòi hỏi tính kiên trì của người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc nam phổ biến:

  1. Cây hoàng bá: Kết hợp cây hoàng bá cùng chi tử, cam thảo khô, tất cả đem sắc với 600ml nước cho đến khi nước cạn còn 300ml. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống thuốc sau khi ăn no 30 phút.
  2. Mộc hoa trắng: Dùng 1 năm Mộc hoa trắng đem sắc với 600ml nước, đun sôi đến khi nước cạn còn 300ml. Người bệnh nên uống 1 ngụm vào buổi sáng sớm, phần còn lại uống hết trong 1 ngày.
  3. Thuốc trị viêm đại tràng mãn tính bằng lá khổ sâm: Cách thứ nhất lấy 30 gam lá, thân khổ sâm khô đem đun sôi với nửa lít nước trong 15 phút. Sau đó để nguội, lọc lấy phần nước uống hết trong ngày. Cách thứ hai, vào buổi sáng trước khi ăn, lấy khoảng 5 lá khổ sâm tươi nhai nát, nuốt cả phần bã và nước. 
  4. Cây hoàn ngọc: Cách thứ nhất, dùng khoảng 80 gam lá cây hoàn ngọc khô đem sắc thành 30ml nước, uống trong ngày. Cách thứ hai, vào buổi sáng sớm, lấy 6 ngọn lá cây hoàn ngọc non nhai sống nuốt cả phần nước và bã.

Trên đây là các thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng, các loại thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính. Để giúp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần bổ sung chế độ sinh hoạt lành mạnh.

các từ khóa liên quan: