Bệnh nổi mề đay ở trẻ em cũng có các biểu hiện khá giống với người lớn nhưng thường dai dẳng và nguy hiểm hơn do làn da của bé khá nhạy cảm. Vì vậy các bậc phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh để đảm bảo an toàn cho bé. Hãy tham khảo bài viết sau để biết được các thông tin chi tiết nhất. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Nổi mề đay ở trẻ em có đáng ngại không?
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng cơ thế phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc với dị nhân, chúng nhanh chóng kích thích cơ thể sản sinh ra Histamin (chất trung gian hóa học tế bào) gây hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Có thể phân loại bệnh nổi mày đay ở trẻ theo tình trạng cấp tính hoặc mạn tính. Cấp tính là tình trạng bệnh diễn ra trong thời điểm ngắn, đột ngột (thường không tái phát trong vòng 6 tháng). Còn bệnh mạn tính khi xảy ra trong vài tháng đến vài năm. Bệnh có các triệu chứng nặng nề và khó chữa trị hơn. Hoặc có thể phân loại nổi mày đay theo mức độ mắc bệnh: Thông thường – Phù – Mề đay da vẽ nổi. Càng mức độ cao thì càng có những triệu chứng nguy hiểm và khó xử lý hơn.
Đối với trẻ em do sức đề kháng yếu nên dễ mắc phải hơn. Khi ở mức độ nhẹ sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu nếu có hướng xử lý kịp thời sẽ không nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng có thể có các biến chứng nguy hiểm như phù mạch, khó thở, nhiễm trùng da hoặc sốc phản vệ… thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, khó chữa trị tận gốc. Vì vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao các bé và phải ngăn ngừa sớm các nguy cơ gây bệnh.
Trẻ em bị nổi mề đay dị ứng do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến trẻ bị nổi mày đay. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp để các bậc phụ huynh tham khảo:
- Thời tiết: Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến bệnh mề đay ở trẻ em và người trưởng thành. Khi thời tiết thay đổi đột ngột là yếu tố gây bệnh ở trẻ nhỏ do cơ thể chưa kịp thích nghi với thay đổi.
- Cơ địa: Có một số bé có cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông động vật hoặc khói bụi gây nổi mẩn và ngứa ngáy. Nếu tình trạng nặng có thể gây khó thở hoặc nguy hiểm hơn nên phụ huynh thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của trẻ thì cần theo dõi và xử lý kịp thời.
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… phụ huynh cần lưu tâm khi cho bé sử dụng vì chúng có thể gây nổi mề đay.
- Sức đề kháng: Cùng điều kiện thời tiết, môi trường, ăn uống nhưng có bé bị nổi mày đay có bé lại không do sức đề kháng của các bé khác nhau. Những bé sức đề kháng yếu hơn thì vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công gây bệnh. Còn bé có đề kháng tốt hơn thì có thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Do đó cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ em để cá bé có sức khỏe tốt nhất chống lại bệnh tật.
- Do dùng các loại thuốc, tiêm phòng: Thuốc Tây điều trị bệnh cũng có thể khiển làn da trẻ bị kích ứng dẫn đến nổi mày đay.
- Các nguyên nhân khác: Côn trùng cắn, giun sán hoặc di truyền,…
Trên đay là những nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em thường gặp. Ngoài ra, theo thống kê có đến 50% trường hợp trẻ bị bệnh không tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp này còn gọi là mề đay vô căn, tự phát. Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào cần xử lý kịp thời để tranh bệnh bị nặng hơn.
Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em
Mề đay ở trẻ nhỏ cũng có triệu chứng điển hình tương tự như với trưởng thành. Mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ cũng như tình trạng và thời gian mắc bệnh. Các triệu chứng điển hình nhất là:
- Ngứa, nổi mẩn: Trẻ sẽ bị ngứa và các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể ( mặt, tay chân…), triệu chứng ngứa sẽ gây khó chịu cho trẻ nên trẻ có thế quấy khóc và gãi nhiều. Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ gãi nhiều sẽ gây tróc da, viêm nhiễm.
- Phát ban, sưng phù: Trẻ bị nổi mề đay có thể bị phát ban, sẩn phù ở một số vị trí nhạy cảm. Đó là những nốt sưng to phồng lên trên bề mặt da, đặc biệt là ở môi, mí mắt và bộ phận sinh dục của trẻ.
- Các biểu hiện đi kèm khác: Trẻ bị sốt, rối loạn tiêu hóa, nổi mụn nước,…
Vậy cần chữa trị như thế nào để đẩy lùi một cách nhanh và hiệu quả nhất nếu có các triệu chứng của mề đay? Bạn đọc hãy tham khảo phần tiếp theo để biết chi tiết.
Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em
Cũng như nổi mề đay khi mang thai, việc chữa bệnh cho trẻ em thường khó khăn hơn đối với người trưởng thành bởi sức để kháng của trẻ còn yếu. Có nhiều phương pháp không thể áp dụng cho trẻ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi và sức khỏe của từng trẻ mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Chữa bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị nổi mày đay ở trẻ em bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin dạng bôi hoặc uống: Cetirizine, Cholorpheniramine, Loratidine, Fexofenadine… có tác dụng ức chế quá trình tiết Histamin gây kích ứng da của trẻ.
- Thuốc Corticoid: Dexamethason, Prednisone, … chỉ dùng trong thời gian ngắn do dược tính mạnh.
- Thuốc để bôi ngoài da: Hydrocortisone, Menthol 1%, Clamine, Dermovate Cream, …
- Với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc theo đường tiêm: Dimedrol, Methylprednisolon,…
- Điều trị nổi mề đay ở trẻ em với các cây thuốc
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nổi mày đay thì cha mẹ có thể áp dụng cách chữa bệnh tại nhà. Có một số bài thuốc dân gian khá hiệu quả có thể áp dụng như:
- Tắm lá khế hoặc một số loại lá cây khác: Lá khế đem rửa sạch, vò nát nấu cùng nước cho sôi rồi cho thêm chút muối trắng. Sau đó để nguội rồi dùng tắm. Duy trì tuần 2 lần, những vết nổi mày đay sẽ bớt lại và hạn chế tái phát.
- Uống nước rau má: Đây là loại cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc cực kỳ tốt. Đối với những trẻ em bị mề đay, rau má rất tốt để thải độc tố, giúp nhanh hồi phục và tránh tái phát. Các phụ huynh có thể chế biến các loại rau má và nước ép cho bé uống nhưng cần đảm bảo vệ sinh an toàn, sạch sẽ.
Ngoài ra, cũng có thể dùng lá tía tô, kim ngân, bột yến mạch để tắm cho trẻ cũng đem lại hiệu quả điều trị tốt.
Việc sử dụng các bài thuốc này luôn được các bậc cha mẹ tin dùng vì an toàn cho trẻ, không gây ra các tác dụng phụ như thuốc Tây.
Chế độ chăm sóc trẻ bị nổi mề đay
Các phương pháp hay bài thuốc chữa mề đay ở trẻ em là cần thiết, tuy nhiên để hiệu quả nhất thì phải loại bỏ được nguyên nhân gây ra và có chế độ chăm sóc phù hợp.
- Đầu tiên cần loại bỏ được tác nhân gây bệnh hoặc các yếu tố có thể khiến bệnh lâu khỏi và nghiệm trọng hơn.
- Giữ ấm cho cơ thể bé, tránh bị lạnh vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Cơ thể được giữ đủ ấm sẽ nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng của bệnh mày đay.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt cần phù hợp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung những loại thức ăn có lợi cho việc đào thải độc tố, đẩy lùi bệnh.
- Không để trẻ gãi vì càng làm các nốt nổi mề đay lan nhanh ra các vùng da khác và gây tồn thương da. Cha mẹ nên dùng tay xoa nhẹ lên da của bé để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Hạn chế để trẻ ra gió.
Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, triệu chứng và cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em an toàn. Mong rằng bài viết đã đưa đến các thông tin bổ ích giúp bạn đọc chăm sóc bé tốt hơn. Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!