Nổi mề đay ở lưng, bụng là bệnh da liễu mà nhiều người đang gặp phải, hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc hằng ngày của những người mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý khi da bụng và lưng bị mày đay? Hãy tham khảo để biết thông tin chi tiết.
Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Nổi mề đay mẩn ngứa ở lưng, bụng do đâu?
Da bụng, lưng bị nổi mề đay thường đây ra các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước rất khó chịu. Ban đầu, các nốt mẩn ngứa chỉ xuất hiện tại một vị trí sau đó có thể lan nhanh ra những vùng da xung quanh.
Nội Dung Được Quan Tâm
- Nổi Mề Đay Tiếng Anh Là Gì? Các Thuật Ngữ Về Bệnh Trong Tiếng Anh
- Bệnh Mề Đay Cholinergic Là Gì? Nguyên Nhân và Giải Pháp Điều Trị
- Mề Đay Cấp Tính: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Cao
- Mề Đay Mãn Tính: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Bằng Đông Y
- Nổi Mề Đay Ở Tay: Nguyên Nhân & Các Phương Pháp Can Thiệp Sớm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da bụng, lưng bị mề đay, cụ thể là:
- Do thay đổi thời tiết: Ở những người có cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt lúc giao mùa. Cơ thể thích nghi chậm với sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm…của môi trường xung quanh là nguyên nhân gây nên mề đay.
- Do dị ứng thức ăn: Các loại hải sản, tôm, cua, cá, thức ăn lạ…có chứa nhiều Protein là mà cơ thể không dung nạp hoặc mới tiếp xúc lần đầu. Dẫn đến hiện tượng phản ứng của cơ thể giải phóng các hóa chất trung gian trong đó có Histamin là nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng mề đay.
- Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng: Các loại kí sinh trùng như: Rận, ghẻ, ve, bọ chét…do vô tình nhiễm phải, chúng sống kí sinh trong cơ thể. Hoạt động sống, tìm thức ăn, sinh sản, đào hang…của chúng tiết ra các chất gây nổi mề đay. Với vi khuẩn chúng tiết các độc tố vào cơ thể gây dị ứng, mẩn ngứa.
- Chức năng gan suy giảm: Gan là cơ quan quan trọng trong việc chuyển hóa, thải độc. Bất kì nguyên nhân nào làm hủy hoại tế bào nhu mô gan đều làm suy giảm chức năng gan. Dẫn đến ứ đọng chất độc trong cơ thể, chúng một phần sẽ bài tiết qua da. Từ đó, gây nổi mày đay, mẩn ngứa ở lưng, bụng.
- Dị ứng với lông, phân, nước bọt của thú cưng như: Chó, mèo, vẹt…là những vật nuôi trong nhà có thể mang theo nhiều mầm bệnh và lây sang cho người.
Các nguyên nhân gây bệnh ở lưng cũng giống như nổi mề đay ở mông, mặt hay tay. Người bệnh nên tránh xa những tác nhân này để hạn tình trạng tái phát.
Cách xử lý khi bị nổi mề đay mẩn đỏ ở lưng hoặc bụng
Khi cơ thể có những biểu hiện mề đay ở nhiều vị trí trên lưng, bụng phải nhanh chóng thăm khám để tìm nguyên nhân và cách chữa trị để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Với những nguyên nhân đã nêu ra ở phần trước đối chiếu với các sinh hoạt hằng ngày để tìm ra tác nhân gây bệnh. Với nguyên nhân do gan và các cơ quan trong cơ thể có những biểu hiện kín đáo, phải đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết mới tìm ra nguyên nhân.
Chữa nổi mề đay ở bụng, lưng bằng bài thuốc dân gian
Phương pháp chữa mề đay trong dân gian chỉ mang tính tạm thời, giảm thiểu nhiều triệu chứng ngứa, ban đỏ, nóng… đang xảy ra rầm rộ:
- Trà gừng mật ong: Lấy vài nhánh gừng băm nhỏ, mật ong 1-2 thìa. Một cốc nước ấm vừa uống, cho gừng đã băm vào cốc nước, cho thêm 1-2 thìa mật ong, có thể cho thêm đường để dễ uống hơn. Dùng đũa khuấy đều hỗn hợp, cho mật ong và đường tan ra hòa lẫn trong cốc. Sử dụng biện pháp này khi biểu hiện ngứa nhiều, đỏ nhiều, ban đỏ xuất hiện nhiều.
- Lá kinh giới giã nát: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, cho vào bát con cùng một nhúm muối. Dã nát lá kinh giới cùng với muối. Dùng hỗn hợp thu được sau khi đã bôi lên những vùng da bị mề đay nhiều.
Những phương pháp chữa mề đay ở lưng và bụng trên dễ áp dụng, nguyên liệu dễ kiếm, không cần kĩ thuật cao. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện và chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ.
Ngưu bì giải độc ẩm: Giải pháp Đông y cho bệnh nổi mề đay
Đông y cho rằng nguyên nhân chính khiến bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng tái phát nhiều lần là do cơ chế thải độc gan không tốt, gây nóng trong người, khí huyết không thể lưu thông bình thường. Vì thế, để dứt điểm bệnh này thì nhất thiết phải giải độc gan, tăng cường chức năng gan và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” được các bác sĩ tại Nhà thuốc Tâm Minh Đường (Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2018) tuân thủ trong nghiên cứu và xây dựng bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm.
Không đơn thuần là một bài thuốc, Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là hiệp đồng sức mạnh của thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi (dạng kem) với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên. Mỗi một liệu pháp đảm nhận một vai trò riêng biệt nhưng hỗ trợ lẫn nhau để đi đến hiệu quả điều trị cuối cùng.
- Thuốc uống: Thành phần gồm nhiều vị thuốc “kinh điển” giúp thải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan và củng cố sức đề kháng cho cơ thể: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Kim Ngân Hoa, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Xích Thược, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo và Cam Thảo. Tỷ lệ của các vị thuốc sẽ được gia giảm phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh lý của từng trường hợp. Người bệnh uống ngày 1 thang.
- Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch da, tiêu viêm, hỗ trợ giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Dùng sau khi dùng thuốc uống.
- Thuốc bôi: Là phương pháp giúp giảm ngứa rát tức thì, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Dùng sau khi đã ngâm rửa, lau khô da sạch sẽ.
Dùng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao lâu thì có hiệu quả?
Dựa trên các kết quả lâm sàng và thực tiễn điều trị cho thấy, khi người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn và tuần tự sử dụng thuốc cho thấy kết quả rất khả quan như sau:
- Sau 2 ngày: Triệu chứng mần da, ngứa rát, đỏ da giảm đến 30%.
- Sau 3 – 7 ngày: Mức độ tiến triển của điều trị tốt, người bệnh đỡ hẳn ngứa, nốt mề đay bớt sưng đau đỏ, giảm kích thước.
- Sau 10 ngày (1 liệu trình): 85% người bệnh hết mẩn ngứa, mề đay hoàn toàn. 25% còn lại với những thể mề đay nghiêm trọng được dứt điểm sau 1 liệu trình sử dụng tiếp theo.
Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Như vậy, với tối thiểu là 10 ngày dùng thuốc, người bệnh sẽ thoát khỏi bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng không tái phát. Người bệnh cũng không lo về tác dụng phụ hay phụ thuộc thuốc sau khi ngưng. Bởi lẽ, 100% thảo dược dùng để bào chế thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tuyệt đối không pha lẫn tân dược hay chất phụ gia nào khác.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0908849669
Điều trị nổi mề đay ở lưng, bụng bằng thuốc Tây
Cách chữa trị này thường cho hiệu quả rất tốt, mặc dù vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có đơn thuốc tốt và an toàn cho sức khỏe:
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây mề đay, dị ứng bao gồm: Loratadin, Desloratadine…
- Nhóm thuốc Corticoid có tác dụng kháng viêm, hiệu quả rất cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy giảm miễn dịch khi người bệnh làm dụng vì tính hiệu quả của nó.
Lưu ý khi bị nổi mề đay ở bụng, lưng
Mề đay ở mức độ nhẹ không quá nguy hiểm với cơ thể. Tuy nhiên, nếu để bệnh thành mạn tính hoặc nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, sốt hoặc sốc phản vệ. Do đó, bạn không thể chủ quan khi gặp phải tình trạng này.
Người bệnh cần cân nhắc các lưu ý dưới đây để có kết quả điều trị tốt nhất:
- Thận trọng với các loại thức ăn lạ, mới ăn lần đầu, hải sản, tôm, cua, cá. Có một tỉ lệ khá cao số người bị dị ứng với những loại thức ăn này nên cần cẩn trọng khi thưởng thức các loại thức ăn trên. Một khi đã bị dị ứng sau khi ăn thì nên tránh không ăn ở những lần sau kể các sản phẩm làm từ chúng.
- Nổi mề đay ở lưng, bụng có nên tắm không? Theo các chuyên gia thì người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ, uống đủ nước. Vệ sinh nhà cửa là cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
- Với những người cơ địa nhạy cảm, không nên sử dụng quá nhiều loại hóa, mỹ phẩm, sữa tắm, nước hoa. Chỉ nên dùng một loại phù hợp để không xuất hiện dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
- Khám sức khỏe định kỳ cho mọi thành viên trong gia đình, tầm soát các nguyên nhân suy giảm chức năng gan, tim, thận là cách phòng bệnh được nhiều người lựa chọn và cho hiệu quả rõ rệt.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau, củ, quả…trong khẩu phần ăn đảm bảo cung cấp đủ Vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng khác.
- Với những người nuôi thú cưng trong nhà nên vệ sinh sạch sẽ, quản lý phân vật nuôi, lông, tẩy giun định kỳ cho chúng để hạn chế lây bệnh sang người.
Bài viết vừa rồi đã nêu ra một vài thông tin hữu ích cho người bị bệnh nổi mề đay ở lưng, bụng. Nếu không may mắc bệnh cần chú ý theo dõi sát sao và khám chữa kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc. Chúc quý độc giả và người thân mạnh khỏe!