Quảng Cáo

Bà bầu ăn không tiêu khó thở buồn nôn đầy bụng phải làm sao?

10/07/2020

Bà bầu ăn không tiêu khó thở bị nôn là tình trạng rất phổ biến, được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Trong thời kì có thai, những triệu chứng này không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe của các mẹ mà còn có thể khiến sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích xoay quanh vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bà bầu khó thở buồn nôn nguy hiểm không?

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu bởi sự thay đổi nội tiết tố cũng như do sự phát triển của bé yêu. Để nắm bắt được liệu rằng tình trạng bà bầu bị ăn không tiêu khó thở, có thể kèm theo nôn nguy hiểm không, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.

Bà bầu ăn không tiêu khó thở buồn nôn đầy bụng phải làm sao?
Cẩn thận với triệu chứng ăn không tiêu, khó thở bị nôn ở bà bầu

Thông thường, tình trạng này ở phụ nữ mang thai có mối quan hệ mật thiết đến chế độ ăn uống, tâm lý, kích thước thai nhi cùng một số vấn đề liên quan tới nội tiết tố. Nếu đúng như vậy, triệu chứng buồn nôn thường sẽ hết sau kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Các hiện tượng sẽ thuyên giảm khi mẹ bầu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống.

Trường hợp này nếu kéo dài với tần suất ngày càng tăng thì các mẹ hãy cẩn thận, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang bị ảnh hưởng. Thậm chí, có nhiều người bị đau dạ dày mà không biết, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Việc ăn không tiêu khó thở ở bà bầu có thể khiến cho chị em đang mang thai bị đầy bụng, táo bón. Trong khoảng 2 tháng đầu mang thai, việc sử dụng quá nhiều lực để đại tiện có thể gây có bóp tử cung, từ đó gia tăng nguy cơ sảy thai.

Hơn thế nữa, tình trạng phụ nữ mang thai mà gặp vấn đề này sẽ khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, chán ăn. Việc thai nhi không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển thể chất, trí não của bé.

Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao?

Với người bình thường, việc xử lý các triệu chứng trên là tương đối đơn giản. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc điều trị, vì vậy việc lựa chọn các phương pháp an toàn là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên cho chị em nếu gặp phải tình trạng trên:

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Ngay cả khi các triệu chứng bà bầu ăn không tiêu khó thở xuất phát từ bệnh lý dạ dày, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Việc xây dựng một thực đơn khoa học sẽ giúp các mẹ cải thiện tới 50% tình trạng khó chịu này.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, không tiêu thụ quá nhiều chất đạm. Tuyệt đối không được có tâm lý bồi bổ quá mức hoặc ăn cho 2 người.
  • Khi chế biến, hãy ưu tiên các món luộc, hấp, hầm hoặc nấu cháo, súp. Các món ăn này không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà còn rất dễ tiêu, ngăn chặn tình trạng táo bón, khó tiêu.
  • Uống nhiều nước, hạn chế tối đa nước ngọt có ga và nói không với bia rượu, thuốc lá. Bổ sung nước ép trái cây cũng là một gợi ý rất tốt cho các bà bầu. 

Bà bầu ăn không tiêu khó thở cần dùng thuốc “tự nhiên”

  • Nước chanh ấm: Mẹ bầu pha một cốc nước chanh ấm, thêm chút muối rồi uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng. Lưu ý cân đối để độ chua không quá gắt, tốt nhất chỉ nên sử dụng ¼ quả chanh cho 400ml nước.
Bà bầu ăn không tiêu khó thở buồn nôn đầy bụng phải làm sao?
“Giải thoát tình trạng bà bầu bị ăn không tiêu khó thở nhờ nước chanh
  • Uống nước ép cà rốt: Nếu cảm thấy khó tiêu, hãy sử dụng khoảng 2 củ cà rốt rồi ép lấy nước uống. “Bài thuốc” đặc biệt này hỗ trợ rất tốt cho hoạt động co bóp của dạ dày, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng. Đây là một trong những bài thuốc chữa trị dứt điểm tình trạng này. 
  • Trà vỏ quýt: Dùng vỏ của 1 quả quýt, thái sợi nhỏ rồi pha với nước nóng để tiết hết tinh chất bên trong. Thêm vài giọt mật ong, 1-2 sợi gừng rồi uống sau bữa ăn.

Mẹo giảm ăn không tiêu khó thở ở bà bầu

  • Massage bụng: Sau khi ăn xong khoảng 2-3 tiếng, mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa để massage bụng. Dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ, tình trạng khó tiêu sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc kết hợp với dầu dừa cũng giúp mẹ bầu hạn chế được cái vết rạn “xấu xí” trên bụng.
  • Tập luyện: Để giải quyết tình trạng bà bầu ăn không tiêu khó thở buồn nôn hãy dành 30 phút mỗi ngày tập yoga hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để cung cấp đủ oxy cho phổi. Một số bài tập tốt cho bà bầu bao gồm Vakrasna, Utkatasana, Konasana, Paryankasana…
  • Ngồi thiền: Ngồi thiền rất tốt cho việc giảm căng thẳng, tăng cường oxy lên não, giúp cơ thể dễ dàng chuyển hóa các chất dinh dưỡng đã hấp thu được. Mẹ bầu có thể ngồi tư thế bán già, kiết già hoặc khoanh chân thoải mái, sau đó nhắm mắt và giữ cho tâm trí tĩnh lặng, điều hòa hơi thở nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút.

Lưu ý cho bà bầu bị ăn không tiêu khó thở

Bà bầu ăn không tiêu khó thở buồn nôn đầy bụng phải làm sao?
Ngồi thiền rất tốt cho phụ nữ mang bầu
  • Không ăn quá no, quá ít. Chia nhỏ bữa ăn ra khoảng 5-6 bữa để giảm tải áp lực cho dạ dày. Như vậy, mẹ bầu sẽ không gặp phải tình này nữa.
  • Không nằm ngủ, vận động mạnh ngay sau khi ăn bởi thói quen này có thể gây cho bà bầu ăn không tiêu khó thở, thậm chí kèm theo cả buồn nôn.
  • Không mặc đồ bó hoặc nóng, bí sẽ làm gia tăng cảm giác khó chịu, bí bách, khó thở. Khi nằm ngủ, mẹ bầu cũng nên chọn tư thế nằm thoải mái để tránh bụng bị đè nén.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh stress quá độ vì đây chính là một nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược, buồn nôn, khó tiêu ở bà bầu.
  • Ngoài các mốc khám thai kỳ, chị em có bầu cũng nên dành một buổi khám tổng quát để biết các bệnh lý mình đang mắc phải, ví dụ như tiểu đường, đau dạ dày, huyết áp thấp… từ đó bác sĩ sẽ có sự tư vấn phù hợp.

Tình trạng bà bầu ăn không tiêu khó thở bị nôn sẽ không thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu chúng ta nắm rõ được cách xử lý. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, sự nhìn nhận và thay đổi của chính các mẹ bầu. Chúc chị em có một thai kỳ vui vẻ và mạnh khỏe!

các từ khóa liên quan: