Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Đây là câu hỏi rất nhiều phụ nữ lo lắng khi mang bầu. Bởi bệnh trĩ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người mẹ khá nhiều. Vì thế, bạn cần có những hiểu biết cần thiết về bệnh để từ đó có cách điều trị an toàn và hiệu quả. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bà bầu bị trĩ khi có nguy hiểm không?
Bà bầu bị trĩ ngoại là chuyện rất thường gặp và chủ yếu bắt đầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi khi mang thai, chế độ sinh hoạt cũng như biến đổi về sinh lý khiến cho các chị em dễ mắc phải chứng táo bón từ đó dẫn đến thiện tượng khó khăn trong việc đi ngoài, rặn nhiều khiến búi trĩ hình thành.
Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh rất bình thường và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bị trĩ, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng rất nhẹ, dễ bị nhầm với táo bón.
Sau một thời gian, nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ chuyển biến phức tạp hơn. Các cục búi trĩ sẽ càng ngày càng to, bít lỗ hậu môn, gây nên những cơn đau đớn rất khó chịu.
Từ đó bệnh có thể phát triển đến cấp độ 3 và 4. Cấp độ này sẽ gây nên biến chứng hoại tử búi trĩ, ung thư đại tràng,…
Bà bầu bị trĩ ngoại, nội phải làm sao?
Phụ nữ khi mang bầu cần chú ý đến các triệu chứng lạ, đặc biệt là thời gian những tháng cuối trước khi sinh. Nếu thấy có triệu chứng lạ tại hậu môn, rất có thể người mẹ đã mắc bệnh trĩ.
Cụ thể, các triệu chứng của bà bầu bị trĩ ngoại như sau:
- Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi bị trĩ. Máu tươi sẽ dính ở bên ngoài, không bị trộn lẫn với chất thải. Đôi khi, máu sẽ không dính vào chất thải mà sẽ dính vào khăn giấy.
- Mót rặn: Người bệnh luôn cảm thấy muốn đi ngoài, nhưng lại bị ngồi lâu mà không đi được.
- Hậu môn khó chịu: Bệnh trĩ sẽ gây lên cảm giác rất ngứa, bức bách khó chịu ở hậu môn.
- Đau rát hậu môn: Dấu hiệu này xuất hiện rõ nhất là khi người bệnh vừa đi vệ sinh xong. Hoặc nếu mô hậu môn đã bị tổn thương quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy đau rát hậu môn cả ngày. Thêm vào đó nếu ngồi xuống mặt phẳng cứng sẽ cảm thấy hậu môn đau rát dữ dội.
- Hình thành búi trĩ: Khi bị căn bệnh này, các búi trĩ sẽ mọc bên ngoài hậu môn. Chính vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng sờ được búi trĩ đang nhô lên. Các búi trĩ có thể nhận biết được ngay khi ngồi, người bệnh sẽ thấy cộm rất rõ.
Khi phát hiện những triệu chứng này, bạn cần nghiên cứu cách điều trị ngay từ sớm. Khi còn ở cấp độ 1, người mẹ có thể áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để điều trị. Vì bà bầu bị trĩ ngoại ở giai đoạn cấp độ 1 rất dễ chữa.
Nếu không may bị trĩ nặng lên các cấp độ cao hơn như độ 2, 3, 4. Lúc này búi trĩ đã phát triển quá to, các mô mao mạch bị chảy xệ, tế bào hậu môn tổn thương nặng,… Bạn phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ chuyên khoa giỏi để điều trị bệnh.
Vì trong quá trình mang thai, người mẹ cần tránh dùng thuốc tây để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thuốc tây có thể gây nên tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn. Các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất cho các bà mẹ đang mang thai.
Chính vì vậy, các bà bầu bị bệnh trĩ nên cẩn trọng, phát hiện các dấu hiệu bệnh ngay từ sớm. Từ đó, người mẹ nên có các chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để điều trị bệnh. Tránh để bệnh quá nặng sẽ cần đến thuốc đặc trị, không tốt cho bào thai.
Nếu các triệu chứng không may đã quá khó chịu, người mẹ nên đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị.
Cách làm co búi trĩ cho bà bầu
Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ khi mang thai ở chị em, sau đây là một số mẹo hay mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng:.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp bà bầu thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hoá của đại tràng. Bổ sung nước sẽ làm chất thải mềm hơn, việc đi ngoài sẽ được dễ dàng hơn. Các triệu chứng mót rặn, chảy máu,… sẽ được giảm thiểu. Mỗi ngày các bà bầu nên uống đủ 2,5 lít nước.
Bà bầu bị trĩ ngoại nên bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ sẽ giúp quá trình hoạt động của đại tràng được thuận lợi hơn. Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt, nhờ vậy các triệu chứng đi ngoài ra máu, đau rát, ngứa ngáy cũng sẽ giảm. Bà mẹ mang bầu có thể sử dụng nhiều rau, củ quả trái cây hơn vào thực đơn, đặc biệt là rau lang, chuối, khoai,..
Không ngồi quá lâu, nên nằm nghiêng khi ngủ
Ngồi nhiều, nằm ngủ ngửa sẽ làm búi trĩ bị chèn ép, gây tổn thương và chảy máu nhiều hơn. Chính vì vậy các bà mẹ bị bệnh trĩ nên hạn chế ngồi nhiều, khi ngủ nên nằm nghiêng người sang 1 bên.
Bà bầu bị trĩ ngoại nên ăn nhiều sữa chua
Các vi sinh trong men sữa chua tự nhiên sẽ giúp kích thích vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Dạ dày của người mẹ sẽ tiêu hoá tốt hơn, tránh được tình trạng táo bón. Từ đó, búi trĩ không phát triển, giảm thiểu được các triệu chứng đau rát ở hậu môn.
Tập thể dục
Tập thể dục sẽ thúc đẩy các hệ tuần hoạt hoạt động tốt hơn. Tránh làm máu ứ đọng tại hậu môn, làm sưng to búi trĩ. Người mẹ có thể chọn cách đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga.
Tham khảo bài viết: Trĩ ngoại có cần phẫu thuật không, cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?
Đi vệ sinh đúng giờ
Người mẹ nên thiết lập giờ đi vệ sinh cố định. Nếu buồn vệ sinh là không đi được, nên đứng dậy và đi ra ngoài. Khi đi vệ sinh nên ngồi xổm để ống hậu môn thẳng, không bị gấp khúc sẽ dễ đi ngoài hơn.
Chữa bệnh trĩ ngoại ở bà bầu bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng khử trùng, trị viêm rất hiệu quả. Bạn có thể ăn sống hoặc xay nước rau má để uống. Ngoài ra, có thể đắp trực tiếp rau diếp cá xung quanh hậu môn. Cách làm như sau:
- Lấy 200 gam rau diếp cá đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho thêm 1 ít muối, giã nát.
- Lấy phần bã đắp lên hậu môn, dùng khăn sạch quấn cố định.
- Giữ nguyên trong 30 phút sau đó đi rửa sạch với nước.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Mỗi tối sau khi đi ngoài, vệ sinh hậu môn thật sạch. Dùng ít lát gừng, chanh và muối nấu với 3 lít nước. Đun sôi trong vòng 10 phút sau đó để nguội vừa phải. Ngâm hậu môn trong chậu nước trên cho đến khi nước nguội hẳn.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn tìm hiểu vấn đề bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao. Hy vọng bạn có thể tìm được phương pháp phù hợp và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.