Quảng Cáo

Bệnh chàm khô đầu ngón tay làm thế nào, bị ở tay có hết sạch không?

10/07/2020

Bệnh chàm khô đầu ngón tay là một trong số những bệnh lý da liễu phổ biến nhất. Nếu vô tình gặp phải, bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thấu hiểu được vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng này trong bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay nguy hiểm không?

Bệnh chàm khô đầu ngón tay làm thế nào, bị ở tay có hết sạch không?
Bệnh chàm khô đầu ngón tay

Bệnh eczema chỉ xuất hiện các triệu chứng bên ngoài bề mặt da, không hề ảnh hưởng bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Nguyên nhân có thể do dị ứng thuốc, lạ thời tiết, lạ nước, tiếp xúc trực tiếp với nhiều chất hoá học có tính bào mòn,… 

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là nhiều lớp da xung quanh đầu ngón tay bị bong, tróc vảy. Sau đó da ửng đỏ, nổi bọng nước, nổi mủ viêm màu vàng, nứt da tay, khô da,… Ở giai đoạn nặng, người bệnh chàm khô đầu ngón tay sẽ bị đau đớn khi cử động các cơ ngón tay.

Theo thống kê từ bộ y tế, có khoảng 20% người dân Việt Nam từng bị eczema trong đời, đa số là phụ nữ mắc bệnh. Có khoảng 40% số ca mắc bệnh sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn, 30% người bệnh ở mức độ vừa chỉ cần bôi thuốc 1-2 lần là khỏi. Còn lại 30% ở mức độ nặng, bạn sẽ cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi trong khoảng 1,5-2 tháng mới có thể điều trị dứt điểm được bệnh.

Người bệnh không cần lo lắng vì bị chàm khô ở tay không hề nguy hiểm đến sức khoẻ. Loại bệnh này chỉ gây mất thẩm mỹ ngoài da và mang đến những cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đầu ngón tay là bộ phận phải thường xuyên cử động, vì vậy mọi sinh hoạt bị cản trở không hề nhỏ. Thêm vào đó, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính và rất khó điều trị, mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh trong suốt thời gian dài.

Tay bị chàm phải làm sao?

Tuy không nguy hiểm, nhưng bệnh rất dễ tái phát, nhất là khi vị trí ảnh hưởng là ở đầu ngón tay. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện các cách sau để trị bệnh hiệu quả và phòng chống bệnh tái phát:

  • Chế độ sinh hoạt: Người bệnh cần hạn chế để các đầu ngón tay đụng vào nước. Nếu nhất thiết phải làm việc liên quan đến nước, bạn hãy chuẩn bị một đôi bao tay cao su để bảo vệ vết thương.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Người bệnh chàm khô ở tay nên giữ cho tay được sạch sẽ, lau khô tay và bôi thuốc sau mỗi lần bị đụng nước. Thêm vào đó, tuyệt đối không tiếp xúc với hóa chất, nước bẩn hoặc những nơi ẩm mốc.
  • Giữ ẩm: Để giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ quá trình điều trị, bạn nên giữ ẩm vết thương bằng kem bôi, mật ong, dầu dừa hoặc nha đam.
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày, người bệnh cần uống đủ 2 lít nước. Điều này sẽ giúp cơ thể giữ được độ ẩm cần thiết cho da từ bên trong.
  • Không đeo trang sức trên tay: Các đồ trang sức như vòng tay, nhẫn,…dễ mang vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Từ đó có thể gây viêm loét lan rộng trên da, tạo sẹo. Vì thế, bạn nên cởi bỏ hết trang sức trên tay trong thời gian bị chàm da tay.
  • Ăn nhiều rau xanh: Việc bổ sung các loại rau, củ, quả sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, mát gan. Nhờ đó, độc tố không tiếp tục đào thải lên da, ngăn chặn sự phát triển của vết thương.
  • Bổ sung Vitamin:Vitamin E cực kì tốt cho quá trình hồi phục làn da. Người bệnh nên bổ sung nhiều chất này trong quá trình ăn uống. Khi da bắt đầu hết ửng đỏ, chuẩn bị lên da non, bạn cần hấp thụ thêm nhiều vitamin E hơn. 
  • Mang bao tay giữ ấm:Khi trời chuyển lạnh hoặc vào buổi tối, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ vết thương. Nhiệt độ xuống quá thấp làm da bị thiếu độ ẩm, trở nên khô căng, bong tróc và nứt nẻ nặng nề.
  • Dùng thuốc:Nếu thấy chàm bàn tay mọc dày đặc, da bị phá hủy nặng nề, bạn sẽ cần đến thuốc đặc trị.
Bệnh chàm khô đầu ngón tay làm thế nào, bị ở tay có hết sạch không?
Nha đam và mật ong giúp cải thiện tình trạng viêm da ở ngón tay

Kem bôi tay bị chàm

Bệnh chàm khô đầu ngón tay làm thế nào, bị ở tay có hết sạch không?
Bị chàm khô ở tay có thể dùng loại kem bôi nào
  • Người bệnh nên bôi kem Eumovate Cream

Sản phẩm này có tác dụng kháng sinh, ngăn cản ổ viêm lây lan và phát triển. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy tại các vết viêm da. Lưu ý rằng, thuốc có tác dụng đặc trị bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Nếu bệnh nặng hơn, thuốc sẽ không đủ hàm lượng để điều trị khỏi bệnh.

Xem thêm >>Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh lên ở mặt, người như thế nào, tắm lá gì?

Cách dùng thuốc rất đơn giản, bạn chỉ cần bôi một lớp mỏng ngoài da, mỗi ngày bôi 2 lần, cách nhau 5-6 tiếng. Nếu thuốc có thể làm thu nhỏ diện tích của các vết viêm, trị khỏi các nốt đỏ trên da, người bệnh sẽ ngừng bôi thuốc. Sau đó chuyển sang dùng thuốc làm mềm da hoặc thuốc uống điều hoà cơ thể. Ngược lại, sau 2-3 tuần bôi thuốc mà tình trạng bệnh không được cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được kiểm tra.

  • Cách trị chàm tay bằng Corticoid

Thuốc có tác dụng trị viêm và giảm ngứa, được dùng trong những ngày đầu tiên của việc điều trị. Hầu hết các trường hợp bị eczema ở mức độ vừa và nặng đều cần dùng đến loại thuốc này. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể không cần đến Corticoid mà chỉ sử dụng thuốc kháng sinh loại thường để bôi.

Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nếu sử dụng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì vậy, liều dùng Corticoid phải theo chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng.

  • Kem bôi mềm cho da tay bị chàm khô

Bệnh viêm da này gây nên nhiều vết nứt và làm mỏng da ở các đầu ngón tay. Vùng da tại đây sẽ dễ bị khô, nứt, khi đụng nước sẽ bị xót và rát, gây nên cảm giác rất đau đớn. Kem mềm da giúp vết thương được cung cấp đủ độ ẩm, tránh tình trạng nứt nẻ, rách da.

Người bệnh chỉ cần bôi 2 lần 1 ngày, bôi sau khi vết thương đã được vệ sinh sạch sẽ và thấm khô nước trên da. Bạn nên dùng cọ mềm hoặc muỗng chuyên để thoa, tránh dùng tay tiếp xúc lên miệng tuýp thuốc sẽ làm bẩn kem và gây nhiễm trùng da.

  • Chữa bệnh chàm khô ở tay nhờ Histamin

Nếu da ngứa nhẹ, tình trạng tổn thương có thể kiểm soát được, bạn chỉ cần dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị mà không cần đến Histamin. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị kích ứng quá nặng, người bệnh ngứa ngáy dữ dội không thể chịu nổi, các bác sĩ sẽ kê Histamin vào trong đơn thuốc.

Bạn dùng thuốc để bôi trên tay mỗi ngày 2 lần, có thể bôi trước hoặc sau khi bôi kháng sinh 2 tiếng. Nếu triệu chứng ngứa đã thuyên giảm, bớt dữ dội, bạn có thể ngưng dùng thuốc hoặc theo ý kiến của bác sĩ.

Hy vọng các thông tin về bệnh chàm khô đầu ngón tay trên đây sẽ giúp bạn yên tâm và tìm được cách chữa phù hợp. Đây là một loại bệnh không hề nguy hiểm, bạn chỉ cần thực hiện một số phương pháp đơn giản là có thể điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả.

các từ khóa liên quan: