Quảng Cáo

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp

10/07/2020

Mề đay cholinergic không phải là một bệnh hiếm gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả căn bệnh này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Mề đay cholinergic là gì?

Định nghĩa:Nổi mề đay Cholinergic (còn gọi là mề đay do cholin) là một thể bệnh trong nhóm mề đay bởi tác nhân vật lý. Bệnh xuất hiện thương tổn khi cơ thể chịu tác động, kích thích bởi nhiệt và mồ hôi (các yếu tố vật lý).

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Hình ảnh bệnh mề đay Cholinergic

Phân loại: Theo các chuyên gia, căn bệnh này được chia thành 4 loại (thể):

  • Thể có tắc lỗ chân lông
  • Thể giảm tiết mồ hôi do mắc phải và lan tỏa
  • Thể có dị ứng với mồ hôi.
  • Thể tự phát.

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không? Đây là bệnh có các dấu hiệu tương tự như mề đay cấp tính. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân khá nhiều. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm sau điều trị.

Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài thì có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề nguy hiểm đến người bệnh. Một số biến chứng của bệnh có thể kể tới là mụn nước, nhiễm trùng da, sốc phản vệ. Trong đó, sốc phản vệ là tình trạng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Yếu tố gây ra mề đay Cholinergic

Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra,chủ yếu theo cơ chế dị ứng. Sau đây là những tác nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh mề đay:

  • Nhiệt độ: Do acetylcholin kích thích làm cơ thể sinh ra nhiệt và môi trường ngoài cơ thể giảm nhiệt độ. Ngoài ra, vào mùa đông cơ thể tăng sinh nhiệt khi vận động cũng gây ra mề đay do cholin
  • Di truyền: Trong gia đình có người bị bệnh thì khả năng những người khác bị cũng tăng lên.
  • Giảm bài tiết mồ hôi lan tỏa tự phát: Chức năng thần kinh của tuyến mồ hôi bị suy giảm, rối loạn cũng có thể gây ra bệnh.
  • Sử dụng nhiều thuốc: Theo các nghiên cứu cho thấy có tới 52% bệnh nhân mề đay cholin là do Aspirin gây ra. Vì vậy, người bệnh nên chú ý khi sử dụng các loại thuốc có chữa Aspirin.
  • Căng thẳng kéo dài: Cơ chế sinh bệnh:  Acetylcholin là chất trung gian tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh. Ở những người bị mề đay cholinergic, cơ thể có phản ứng quá mẫn với chất này. Trong quá trình phản ứng quá mẫn đó các tế bào mast giải phóng ra Histamin.
  • Vận động nhiều khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi: Theo nghiên cứu, sau khi thực hiện các vận động gắng sức thì nồng độ Histamin trong máu cũng tăng lên, với người bệnh thì đạt nồng độ Histamin đạt đỉnh là 25 ng/mL. Ngoài ra còn có một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể bị dị ứng với các chất có trong mồ hôi. Bệnh nhân đều tăng nồng độ IgE với protein nấm MGL 1304 được tạo ra bởi Malassezia globosa.
  • Các yếu tố bên ngoài khác: Môi trường tăng nhiệt độ lên mức cao, ăn đồ ăn nóng, sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng, tắm xông hơi.
Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Ăn đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Đối tượng hay bị mề đay Cholinergic:

  • Những người bị mề đay thông thường thì khả năng bị mề đay do cholinergic cao hơn.
  • Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 10-30 tuổi
  • Những người bị hen, viêm da do cơ địa hay viêm mũi do dị ứng có nguy cơ bị mày đay cholinergic cao hơn.
  • Trong gia đình có người bị bệnh nổi mề đay.
  • Người hay phải sử dụng thuốc Aspirin.
  • Người bị suy chức năng hệ thần kinh dẫn đến rối loạn bài tiết của tuyến mồ hôi.
  • Người có thói quen ăn đồ cay, nóng.

Nhận biết mề đay Cholinergic dị ứng mồ hôi

Các biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân tiết mồ hôi 5-10 phút. Sau đó xuất hiện ngứa, cảm giác như bị châm chích.

Tiếp đến là ban đỏ có kích thước khoảng 1 – 4 mm với đặc điểm là quầng sáng bao quanh. Ban có thể mọc ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể nhưng thường thấy ở thân mình, tay và chân. Không bao giờ ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hiếm thấy có ở nách.

Đôi khi mề đay cholinergic chỉ có biểu hiện như quầng sáng, ngứa ngáy, không thấy ban đỏ.

Triệu chứng kèm theo bao gồm đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đau đầu, tế bào gan bị hủy hoại, phù mạch, khó thở rít, mạch nhanh, huyết áp tụt. Có những trường hợp nặng có thể xuất hiện phản vệ.

Mỗi lần phát bệnh sẽ diễn ra từ 30 phút cho tới một giờ sau đó tự mất đi hoặc phải dùng thuốc. Sau đó lại có thể lặp lại những cơn giống như vậy. Trong trường hợp các nốt mày đay không biến mất thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị để hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh.

Phân biệt với mề đay do cholin và nổi mề đay thông thường: Các triệu chứng của mề đay thông thường và mề đay do cholinergic gần giống nhau, nhưng điều kiện xảy ra thì khác nhau. Mề đay do cholinergic thường xảy ra sau khi cơ thể tăng thân nhiệt, gây tiết mồ hôi.

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Triệu chứng của mề đay do cholin

Bị mề đay Cholinergic kèm ra mồ hôi và ngứa phải làm sao?

Việc điều trị sẽ ưu tiên phòng tránh, đề phòng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống để loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh đã đề cập ở trên.

Chữa mề đay Cholinergic bằng thuốc

  • Tiêm trong da 0,05mL methacholine 0,02% hoặc thay thế bằng 0,05 mL carbamylcholine 0,002% hoặc  các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng.
  • Pha loãng Acid nicotinic ở độ  1:500000 hoặc đặc hơn 1:100000.
  • Thuốc kháng histamin: desloratadine, loratadin,cetirizin,… luôn được ưa chuộng để sử dụng cho bệnh mề đay cholinergic.
  • Để giảm triệu chứng bệnh có thể sử dụng Danazol. Vì thuốc làm nồng độ antichymotrypsin trong máu tăng cao.
  • Các thuốc khác bổ sung như ức chế miễn dịch ,ức chế leukotriene, chẹn kênh beta (propranolol) hay kháng IgE (Omalizumab).
  • Phương pháp giải mẫn cảm, chườm lạnh có thể giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm và giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh, bạn cần phải tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để hạn chế những tác dụng phụ và phát huy tốt nhất công dụng của thuốc.

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Dùng thuốc để điều trị mề đay Cholinergic

Điều trị bệnh không dùng thuốc

  • Tìm ra nguyên nhân của bệnh nổi mề đay để loại bỏ.
  • Nghỉ ngơi, làm việc điều độ, ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày, tránh bị căng thẳng quá mức, tránh ở môi trường quá nóng hay quá lạnh.
  • Tránh, hạn chế dùng các thuốc có thể gây mề đay như Aspirin, codeine,NSAIDs, ức chế men chuyển hay morphine. Nếu đã biết  bản thân dị ứng với những thuốc đó thì nên báo lại bác sĩ để còn thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Tránh những loại thức ăn mà bản thân đã bị dị ứng khi sử dụng trước đây.
  • Hạn chế sử dụng chất gây kích thích:cà phê, rượu bia, trà,…
  • Khi xuất hiện vết ban, quầng thì không được gãi, chà xát mạnh vào da gây xước, viêm, loét. Thay vì gãi thì có thể chườm lạnh vào da sẽ giúp giảm cảm giác ngứa, khó chịu nhanh chóng. Hoặc có thể  thoa lên da hỗn hợp giấm-nước với tỉ lệ 1:2 hoặc tắm.
  • Đi ra ngoài trời nắng thì cần che kín cẩn thận, sử dụng kem chống nắng loại dành cho da nhạy cảm.
  • Tẩy giun sán định kỳ, ăn bổ sung nhiều chất xơ: hoa quả, rau.
  • Sử dụng quần áo làm 100% bằng cotton, thoải mái, thoáng, đủ ấm vào mùa lạnh.
  • Hạn chế chơi thể thao, các công việc gắng sức khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

Dứt điểm mề đay Cholinergic nhờ Ngưu bì giải độc ẩm

Theo quan niệm của đông y, để điều trị dứt điểm mề đay Cholinergic cần phải giải quyết được hai vấn đề:
– Thứ nhất: Giải nhiệt, trừ tà, chống dị ứng.
– Thứ hai: Bồi bổ, phục hồi chức năng tạng can, thận, tăng thể trạng chống lại tác nhân gây bệnh.
Năm vững nguyên tắc này, phòng chẩn trị YHCT Tâm MInh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm đặc trị mề đay Cholinergic.

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đánh bay viêm da cơ địa

Ngưu bì giải độc ẩm có thành phần gồm nhiều thảo dược quý, bao gồm:

  • Hoàng cầm (Tẩm rượu sao) 10g,
  • Ngưu bàng tử 8g,
  • Kim ngân hoa 12g,
  • Hoàng liên 12g,
  • Ké đầu ngựa 20g,
  • Kinh giới 12g,
  • Liên kiều 15g,
  • Sinh hoàng kỳ 15g,
  • Xích Thược 8g,
  • Bạch hoa xà thiệt thảo 8g,
  • Cam thảo 6g.

Không đơn giản như những bài thuốc đông y thông thường, Ngưu bì giải độc ẩm là tổ hợp sức mạnh của nhiều liệu pháp,tạo ra liên kết bền vững, giúp giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Theo đó, 1 liệu trình của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao gồm:

  • Thuốc uống: Bài thuốc uống chiếm 75% kết quả của quá trình điều trị, giúp giải quyết bệnh từ bên trong, loại bỏ độc tố, làm mát gan, phục hồi chức năng tạng can, thận, bồi bổ, củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể.
  • Thuốc ngâm: Đảm nhận nhiệm vụ cải thiện triệu chứng bệnh từ bên ngoài, có công dụng sát trùng, chủ trị mẩn ngứa, mụn nhọt, đau rát, điều hòa nhiệt độ, kháng khuẩn, khu phong, bổ trợ cho bài thuốc bôi đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc bôi: Tăng cường hàng rào bảo vệ vùng da tổn thương khỏi sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời kích thích tái tạo lớp biểu bì mới, làm lành và phục hồi da nhanh chóng.
Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Kết quả điều trị của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm
Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp
Kết quả điều trị của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Hiệu quả điều trị đã được chứng minh trên hàng ngàn bệnh nhân mề đay cholinergic:

  • 3-5 ngày đầu: Cơ thể bắt đầu đào thải độc tố, các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
  • 5-10 ngày tiếp theo: Dứt điểm hoàn toàn tình trạng ngứa ngáy, đau rát, mẩn đỏ, mụn nước.
  • Sau 1 tháng: Da dẻ khỏe mạnh, hệ miễn dịch được củng cố, kiểm soát bệnh ít nhất 3 năm.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Thông tin và giải pháp can thiệp

Như vậy, bệnh mề đay cholinergic không khó để phát hiện ra, việc điều trị cũng không quá khó khăn và có khả năng khỏi hoàn toàn. Hy vọng, độc giả đã trang bị thêm được những kiến thức hữu ích về bệnh. Chúc bạn và người thân sức khỏe!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Hotline: 0908.84.9669

các từ khóa liên quan: - Related searches - nổi mề đay tiếng anh - mẩn ngứa tiếng anh là gì. Nguồn : bacsydakhoa.com