Quảng Cáo

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng

10/07/2020

Vảy nến da đầu đã không còn là bệnh lý quá xa lạ đối với nhiều người, thế nhưng không phải ai cũng có nhiều kiến thức liên quan đến nó. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc vùng da đầu bị bệnh tốt nhất. Hãy tham khảo để biết thông tin cụ thể.
Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đặc điểm của bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu (tên tiếng anh scalp psoriasis) là một rối loạn da mãn tính, nhiều bác sĩ cũng coi nó là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh thông thường sẽ phát triển ở những bệnh nhân bị vảy nến thể mảng.

Bệnh khiến bề mặt mọc chân tóc nổi các mảng lớn, gồ lên so với da đầu. Những lớp bì này thường có màu đỏ hồng, lấm tấm phủ trên là các đốm trắng của tế bào chết. Đối với một số trường hợp, bệnh sẽ gây ra tình trạng gàu nghiêm trọng. Nhưng cũng có khi lại là vấn đề đau, ngứa, châm chích ở chân tóc. Bệnh có thể lan rộng xuống tai, cổ và mặt theo các mảng lớn hoặc từng lớp bám nhỏ, rời rạc.

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng
Hình ảnh vảy nến da đầu

Nội Dung Được Quan Tâm

  • Bệnh Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân Và Thuốc Bôi Điều Trị
  • Vảy Nến Thể Mủ Toàn Thân Và Các Thông Tin Chi Tiết Về Bệnh Lý
  • Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh Gọn
  • Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Từ Thuốc Quen Thuộc
  • Viêm Khớp Vảy Nến: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Chữa Tốt Nhất
  • Bệnh Á Vảy Nến Có Chữa Được Không, Có Lây Không Và Cách Chữa

Không giống như bệnh vảy nến ở chân, tay hay mặt, vẩy nến ở da đầu sẽ gây ra nhiều vấn đề trong việc vệ sinh tóc cũng như việc ngứa ngáy khiến bạn gãy đầu quá nhiều, làm tổn thương vùng da trên đó. Về lâu dài, còn có thể dẫn đến nguy cơ stress, căng thẳng tâm lý.

Một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm là liệu bệnh vẩy nến da đầu có lây hay không. Theo các bác sĩ, đây là bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, kể cả là qua đường tiếp xúc vật lý hay quan hệ tình dục. Vảy nến da đầu cũng không phải là do lối sống sinh hoạt, thói quen, chế độ ăn uống hay vệ sinh không sạch sẽ gây nên.

Tuy nhiên, dù nó không thể truyền từ người sang người nhưng lại có khả năng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, đặc biệt là khi để bệnh kéo dài không điều trị. Điều này không phải do nhiễm từ da bị vẩy nến mà là do hệ miễn dịch gây ra bệnh đang trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh vảy nến da đầu và tác nhân hình thành

Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác rằng cái gì đã gây ra bệnh vảy nến da đầu. Thông thường họ chẩn đoán theo thiên hướng rằng hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả là nguyên nhân hàng đầu.

Ở một số bệnh nhân, cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào bạch cầu T cells và bạch cầu trung tính. Nhiệm vụ chính của T cells là đi đến khắp các bộ phận rồi tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại. Nếu tế bào T này có số lượng vượt quá nhu cầu, chúng sẽ bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh do nhầm lẫn đồng thời tạo ra thêm tế bào da mới không cần thiết. Kết quả là các mảng bám gồ ghề được hình thành tại nhiều vị trí, trong đó có da đầu.

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng

    Nguyên nhân vảy nến da đầu phổ biến

Bên cạnh đó, còn có nhiều nguy cơ làm bạn bị vẩy nến da đầu:

  • Di truyền gen: Nếu trong lịch sử gia đình bạn, nhất là người cận huyết với bạn bị vẩy nến da đầu, nguy cơ bị nhiễm bệnh của bạn sẽ khá cao. Tỷ lệ có thể tăng thêm nếu người đó là cha mẹ của bạn.
  • Bệnh béo phì: Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng các chuyên gia nhận thấy rằng những người có cân nặng dư thừa dễ bị căn bệnh này hơn. Họ cũng sẽ có nhiều nếp gấp, nếp nhăn trên vùng da đầu do mỡ thừa, nơi mà các mảng bám có xu hướng phát triển mạnh.
  • Dùng thuốc lá: Những người hút thuốc nhiều thì sẽ có nguy cơ bị vảy nến cao hơn, còn những ai đang đối mặt với bệnh lý này nhưng vẫn dùng thuốc lá thì các triệu chứng sẽ càng thêm tồi tệ.
  • Stress, căng thẳng kéo dài: Căng thẳng ở mức độ cao dễ khiến bạn bị vẩy nến trên da đầu bởi vì stress ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch.
  • Vi khuẩn và virus: Những người bị nhiễm trùng tái phát, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, trẻ nhỏ và bệnh nhân HIV có nguy cơ bị vẩy nến vùng da đầu khá cao.

Nhận biết căn bệnh vảy nến da đầu 

Các triệu chứng của bệnh khá đa dạng, mức độ của chúng cũng trải dài từ trung bình đến nặng. Những biểu hiện phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Bề mặt da đầu bị khô.
  • Các lớp biểu bì trở nên yếu hơn, dễ bị bong tróc tạo thành những mảng gàu lớn hoặc lấm tấm trên đầu.
  • Cảm giác ngứa ngáy, ngứa kèm theo rát hoặc khó chịu như có kiến bò.
  • Vùng da đầu nổi lên các mảng với kích thước nhỏ hoặc lớn, màu đỏ nhạt, lớp vảy trắng phủ lên trên.
  • Có tình trạng chảy máu da đầu dó khô nứt nẻ hoặc do gãi bằng móng tay, lược,..quá nhiều.

Những triệu chứng trên có thể ảnh hưởng đến cả hai bên vùng da đầu hoặc bao phủ hết toàn bộ đầu. Bệnh cũng có khả năng lan rộng sang các khu vực lân cận nếu kéo dài không chữa trị. Chúng bao gồm: Cổ, hai tai, vùng trán, các vùng da khác trên mặt.

Rụng tóc cũng là một ảnh hưởng phụ khá phổ biến khi bạn bị vảy nến da đầu. Nhưng bạn có thể yên tâm vì tóc sẽ mọc lại khi bệnh được điều trị đúng cách cũng như vùng da đầu được vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng

    Ngứa da đầu ở biểu hiện nổi bật của căn bệnh này

Cách trị vảy nến da đầu

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiện nay vân chưa có cách chữa hoàn toàn bệnh vẩy nến da đầu nói riêng. Các phương pháp điều trị hiện nay đa phần xoay quanh việc làm suy giảm các triệu chứng, phòng chống tình trạng viêm mãn tính và rụng tóc. Biện pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào biểu hiện và cường độ của chúng trên cơ thể bạn. Đôi khi, các bác sĩ có thể kết hợp hoặc thay đổi cách điều trị, tuy theo sự tiếp nhận và tốc độ phục hồi.

Các phương pháp chữa bệnh hiện nay gồm có:

Thuốc trị vảy nến da đầu

  • Nhóm thuốc sinh học: Là những loại thuốc có thành phần tự nhiên với tác dụng giảm phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó khiến triệu chứng mảng vảy suy giảm dần. Một số loại như humira hoặc enbrel hay được bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc Cyclosporine: Chúng hoạt động như một chắt làm giảm chức năng miễn dịch, khiến sự sản sinh tế bào bạch cầu trở nên chậm hơn. Nó được khuyên dùng một lần mỗi ngày, trong khung giờ cố định.  Tuy nhiên, bạn không nên uống thuốc này trong thời gian quá dài bởi tính an toàn chưa được kiểm chứng.
  • Thuốc Retinoid dạng uống: Retinoid dạng viên uống có thành phần chủ yếu là vitamin A với tác dụng giảm tình trạng viêm cũng như giúp tế bào tốt sản sinh nhiều hơn, bù cho lượng đã bị hệ miễn dịch tiêu diệt.
  • Thuốc Methotrexate: Nó có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các tế bào da mới. Thuốc nên được dùng theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
  • Thuốc bôi vảy nến da đầu Tazarotene: Thuốc có hai dạng bọt và gel lỏng, bạn có thể dùng nó để bôi lên những mảng vảy trên da đầu.
  • Thuốc Betamethasone và Calcipotriene: Đây là sự kết hợp của corticosteroid cùng với vitamin D có khả năng giảm đau, ngứa và mẩn đỏ vùng mảng bám đồng thời khiến tế bào da mới khó sinh sôi ở vùng bị bệnh.
  • Thuốc bôi Calcipotriol: Thuốc có dạng bọt, kem, gel mỡ và dung dịch lỏng. Với thành phần chính là vitamin D, nó khiến các tế bào da không thể phát triển ồ ạt trên vùng da bị vảy nến.

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng

    Thuốc chữa vảy nến da đầu

Bài thuốc trị vảy nến da đầu tự nhiên

Bên cạnh thuốc tây y, có rất nhiều thảo dược tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Chất gel lỏng tự nhiên từ cây nha đam giúp làm mát, làm dịu khu vực bị bệnh. Bạn nên bôi ngày ba đến bốn lần.
  • Dùng giấm táo tự làm để làm sạch những vùng da đầu bị mảng bám.
  • Dầu dừa hay dầu từ quả bơ giúp vùng da đầu không bị khô rát, đồng thời dưỡng ẩm chân tóc.

Điều trị vảy nến da đầu bằng quang trị liệu

Phương pháp này sử dụng ánh sáng cực tím để loại bỏ tế bào gây bệnh. Bệnh nhân cũng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng việc tắm nắng vào buổi sáng sớm khoảng 10 phút hoặc chữa trị bằng tia UVA/UVB kết hợp với dùng thuốc.

Ưu điểm: Đem hiệu quả cao, có thể tác động lên vùng da rộng và phù hợp với những bệnh nhân vảy nến nặng.

Nhược điểm: Chi phí điều trị lớn và có khả nằng gây ung thư da.

Cách chăm sóc da đầu bị vảy nến

Việc vệ sinh vùng da đầu là rất quan trọng đối với bệnh nhân vảy nến da đầu vì nó không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn khiến tình trạng rụng tóc giảm đi. Khi gội đầu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn dầu gội đầu hợp lý: Mặc dù các bác sĩ sẽ có thể kê đơn cho bạn một số dầu gội đầu dược phẩm để kết hợp điều trị nhưng bạn vẫn có thể tìm mua những loại dầu phù hợp với mình, nhất là khi chúng có thành phần sau: witch hazel (chiết xuất của cây hạt phỉ), coal tar (nhựa than đá), acid salicylic.
  • Cách gội đầu: Một trong những vấn đề tiêu biểu của vảy nến da đầu là tình trạng gàu tồi tệ, chúng tụ thành mảng lớn. Vì thế, bạn nên loại bỏ chúng trước khi gội đầu bằng cách sử dụng khăn mềm để rũ nhẹ tóc. Bạn tuyệt đối không dùng tay gãi, rũ chân tóc để làm sạch.

Việc dùng lược cũng nên được thận trọng vì việc chải tóc sẽ khiến răng lược ma xát mạnh với da dầu. Nếu muốn dùng nó, hãy chọn loại có răng thưa và chải thật nhẹ nhàng. Bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ chiếc lược để tránh gây tổn thương vùng da bị bệnh.

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Cách trị vảy nến da đầu hiệu quả

Theo quan niệm đông y, vẩy nến hay còn gọi là bạch sang là chứng bệnh xảy ra do phong hàn xâm nhập. Do đó, để dứt điểm bệnh lý cần phải khu phong, tán hàn. Vận dụng nguyên lý này, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế ra bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Sản phẩm chủ trị vẩy nến da đầu chỉ sau 1-2 liệu trình.

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đánh bay vảy nén da đầu

Khác với những sản phẩm đông y thông thường, Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự kết hợp 3 trong 1, bao gồm: Thuốc uống, thuốc ngâm và kem bôi. Mỗi liệu pháp được bào từ hàng chục thao mộc quý, mang lại hiệu quả cao, giúp tác động cả trong lẫn ngoài:

  • Thuốc uống: Hoàng Cầm, Kim ngân hoa, Hoàng liên, Kinh giới, Ngưu bảng tử, Xích thượng, Ké đầu ngựa,… mang lại tác dụng điều trị từ sâu bên trong, loại bỏ độc tố, lưu thông khí huyết, đẩy lùi phong tà, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Thuốc ngâm: Có tác dụng giảm ngứa, làm sạch da đầu, tiêu viêm, sát khuẩn, làm mềm da.
  • Kem bôi da: Mang lại tác động trực tiếp tới lớp biểu bì da, dưỡng ẩm da, làm lành tổn thương, tái tạo tế bào mới, liền sẹo.
Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Liệu trình điều trị vảy nến da đầu của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:

  • 3-5 ngày đầu: Tình trạng ngứa đầu, nổi mẩn, bong tróc thuyên giảm 30-45%.
  • 5-10 ngày tiếp theo: Triệu chứng mạnh được kiểm soát hoàn toàn, da đầu trở lại bình lượng không còn hiện tượng bong tróc, ngứa.
  • Sau 1 tháng: Bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, da đầu khỏe mạnh. Bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sản phẩm phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em và phụ nữ mang lại, không gây kích ứng hay tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Bệnh vảy nến da đầu: Thông tin và cách trị bằng thuốc nhẹ nhàng

Hy vọng những thông tin mà bài viết mang lại về chủ đề vảy nến da đầu sẽ hữu ích với bạn đọc. Sức khỏe là nền tảng của chất lượng cuộc sống, bạn hãy luôn dành cho nó sự quan tâm cần thiết nhất.

 

các từ khóa liên quan: - Related searches - thuốc trị vảy nến da đầu - vảy nến da đầu nhẹ - vẩy nến da đầu tiếng anh - dầu gội trị vảy nến da đầu - nấm da đầu - viêm da đầu - cách trị vảy nến - trị vảy nến tận gốc. Nguồn : bacsydakhoa.com