Quảng Cáo

Bệnh vảy nến thể mảng: Nguyên nhân và cách điều trị không thể bỏ qua

10/07/2020

Vảy nến thể mảng có lẽ không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng đã có những kiến thức đầy đủ liên quan đến nó. Bài viết hôm nay xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề này cùng bạn đọc. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Vảy nến thể mảng là gì và các biến chứng nguy hiểm

Có thể nói rằng, trong các loại vẩy nến thì vảy nến thể mảng là tình trạng phổ biến nhất. Theo các báo cáo y tế hằng năm, cứ 10 ca bệnh thì chiếm đến 8 trường hợp là bị căn bệnh này. Vậy, chính xác vẩy nến thể mảng là gì?

Căn bệnh này đôi khi còn được gọi là vẩy nến trứng cá, tên tiếng anh plaque psoriasis hoặc psoriasis vulgaris. Đây cũng là căn bệnh ngoài da ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, bất kể tuổi tác hay giới tính. Nó hình thành trên bề mặt da của bệnh nhân dưới dạng các mảng gồ ghề có màu hồng đỏ, bao phủ bởi những đốm trắng lấm tấm tế bào chết (hay gọi là cáu cặn). Bệnh có thể xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da dầu vùng lưng hoặc bất kỳ vị trí nào của cơ thể.

Rất nhiều người có suy nghĩ rằng bệnh vẩy nến thể mảng chỉ là bệnh ngoài da và không gây nhiều nguy hiểm, thế nhưng luận điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Theo các bác sĩ, khi bạn mắc phải bệnh lý này thì bạn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng dưới đây:

  • Bệnh lý về thận: Vẩy nến thể mảng làm tăng nguy cơ thận bị suy giảm chức năng lọc và thải loại độc tố, nhất là khi tình trạng bệnh ảnh hưởng đến da này ở mức từ trung bình trở lên.
  • Tiểu đường type 2: Nếu bạn đang thắc mắc vì sao thì lý do là bệnh làm tăng insulin trong máu, khiến nguy cơ tiểu đường type 2 dễ dàng xảy ra, đặc biệt là nếu tình trạng nặng.
  • Các vấn đề tim mạch (CDV): Theo nhiều bác sĩ, vảy nến thể mảng khiến nguy cơ các bệnh tim mạch tấn công cơ thể tăng lên gấp 2 lần. Nguyên nhân là vì hội chứng biến đổi trao đổi chất cùng với thuốc điều trị vẩy nến mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trái tim.
  • Bệnh huyết áp: Vấn đề cao huyết áp cũng dễ có khả năng xảy ra khi bạn bị bệnh vẩy nến.
  • Các bệnh lý về mắt: Có thể nói rằng các mô tế bào mắt rất mỏng manh, vì thế nếu vẩy nến thể mảng tấn công vùng da mặt, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về mắt như: Viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào.

Nguyên nhân gây vảy nến thể mảng

Cũng giống như vảy nến thể giọt, thể mủ, thể móng, cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu có thể khẳng định chắc chắn các lý do gây ra căn bệnh này. Thông thường, các bác sĩ coi nó là một bệnh tự miễn dịch (autoimmune). Nói một cách dễ hiểu thì chính hệ miễn dịch tấn công tế bào khỏe mạnh của cơ thể bạn như thể đang “chiến đấu” với những kẻ xâm lấn ngoại lai nguy hiểm. Kết quả của việc nhầm lẫn này là các tế bào da non mới phát triển với tốc độ nhanh hơn bình thường rồi chúng tích tụ lại trên da tạo thành từng mảng đỏ hồng.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng vẩy nến trứng cá là bệnh lý phụ thuộc vào vấn đề gen và tiền sử sức khỏe của bạn.

  • Yếu tố di truyền: Bệnh vẩy nến thể mảng có thể truyền qua nhiều thế hệ gia đình. Theo bác cáo khoa học, có khoảng 10% số người sinh ra với hệ gen khiến họ dễ mắc bệnh và thực tế là 3% trong đó thật sự bị bệnh.
  • Yếu tố kích hoạt triggers: Giống như luật nhân quả, phải có một yếu tố bên ngoài xảy ra để kích hoạt hệ miễn dịch của bạn phòng vệ. Nó có thể là vết thương hở trên da, cháy nắng hoặc việc dùng các loại thuốc lithium hay thuốc chống sốt rét. Việc cơ thể nhiễm vi khuẩn liên cầu strep cũng dễ khiến bệnh xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến thể mảng

Các triệu chứng của căn bệnh này có thể không giống nhau một vài điểm ở những đối tượng bệnh nhân khác nhau. Khu vực của vẩy nến cũng có thể nhỏ, tại vài vị trí cố định hoặc bao phủ gần như toàn bộ cơ thể.

Bệnh vảy nến thể mảng: Nguyên nhân và cách điều trị không thể bỏ qua

    Triệu chứng của vảy nến thể mảng có thể lan rộng và gây ra các biến chứng

Theo lý thuyết, những mảng bám bì vảy trên bề mặt da là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất của bệnh này, chúng có thể bao gồm:

  • Các lớp bì gồ ghề nổi trên da, viêm và đỏ nhạt.
  • Những đốm li ti màu trắng của lớp tế bào chết bong ra.
  • Các mảng bám đôi khi bị khô nứt nẻ và chảy máu.
  • Cảm giác đau khó chịu, nóng rát hoặc ngứa lâm râm tại các mảng vảy.
  • Móng tay dày, xuất hiện rỗ hoa hoặc tình trạng sưng khớp (hiếm gặp).

Hầu hết những bệnh nhân bị vẩy nến thể mảng sẽ phải trải qua chu trình tuần hoàn của các triệu chứng. Vấn đề này có thể gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, nhưng sau đó chúng thuyên giảm dần, mờ nhạt hơn và khó có thể nhận thấy. Trong một vài tuần tiếp theo hay nếu có sự xuất hiện của yếu tố kích hoạt, các triệu chứng sẽ bùng phát và ồ ạt trở lại. Dù có đôi khi (thật sự rất hiếm), vẩy nến mảng bám thật sự là suy yếu rồi biến mất.

Cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng

Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa cụ thể. Thông thường thì phương pháp điều trị tập trung vào việc giải quyết các vấn đề viêm, mảng vảy và làm chậm tiến trình phát triển của tế bào da. Các cách chữa trị bao gồm:

Điều trị trực tiếp lên các mảng bám

Với tình trạng vảy nến nhẹ hoặc trung bình, các bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc dạng kem và thuốc mỡ bôi da để giúp làm thuyên giảm bên ngoài. Một số loại thuốc có thể kể đến như:

  • Retinoids dạng bôi ngoài da.
  • Corticosteroids dạng bôi ngoài da.
  • Vitamin D analogues.
  • Dithranol.
  • Kem dưỡng ẩm da.
  • Axit salicylic.

Bệnh vảy nến thể mảng: Nguyên nhân và cách điều trị không thể bỏ qua

    Một số loại kem trị bệnh

Với những trường hợp mức độ vảy nến thể mảng từ trung bình trở lên hoặc không có phản ứng tốt với những phương pháp khác, dùng thuốc uống và thuốc tiêm có thể là một lựa chọn hữu ích. Tuy nhiên, chúng thường có những tác dụng bên lề nguy hiểm, thế nên nhiều bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc ngắn ngày.

  • Thuốc methotrexate: Loại thuốc này giúp ức chế hệ thống miễn dịch. Khi sử dụng ở liều thấp, nó ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn các loại khác. Thế nhưng, nếu sử dụng thời gian dài, rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn sẽ xảy ra như gan bị tổn thương, việc sản xuất hồng cầu, bệnh cầu của cơ thể bị suy giảm.
  • Nhóm thuốc sinh học: Đây là nhóm dược phẩm có tác dụng thay đổi hệ thống miễn dịch, khiến nó ngừng tương tác với những tế bào khỏe mạnh mà nó lầm tưởng là vi khuẩn xâm hại gây viêm. Những loại thuốc này thường được tiêm hoặc truyền qua ống thông qua tĩnh mạch.
  • Thuốc cyclosporine: Thuốc làm nhiệm vụ ngăn chặn hệ thống miễn dịch, qua đó giúp giảm triệu chứng của bệnh. Những điều này cũng đồng nghĩa là hệ thống bảo vệ cơ thể bị suy yếu và bạn dễ bị bệnh khác hơn. Vấn đề thận và cao huyết áp là những tác dụng phụ mà thuốc gây ra.
  • Thuốc retinoid: Đây là thuốc giúp làm giảm sản xuất tế bào da mới, nhưng cũng vì vậy mà khi bạn không dùng thuốc nữa, vảy nến sẽ lại quay trở về. Các tác dụng không mong muốn khi dùng nó là rụng tóc và sưng môi. Thuốc cũng khuyến cáo với người đang mang thai hoặc muốn làm mẹ trong vòng 3 năm tới vì dễ gây dị tật cho em bé.

Biện pháp quang trị liệu điều trị vảy nến thể mảng

Đây là cách sử dụng các tia UV hoặc ánh nắng tự nhiên của mặt trời để tiêu diệt những tế bào bạch cầu hoạt động quá mức khiến hệ miễn dịch tấn công tế bào khỏe mạnh và da non phát triển liên tục. Các bác sĩ cũng nói thêm rằng cả UVA và UVB đều hữu ích trong việc khiến các biểu hiện bệnh nhẹ hoặc trung bình suy giảm rõ rệt.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào về bệnh vảy nến thể mảng. Sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vì vậy bạn đừng ngần ngại trau dồi nhiều kiến thức về nó ngay từ hôm nay.

các từ khóa liên quan: