Quảng Cáo

Bệnh vảy nến thể mủ toàn thân và các thông tin chi tiết nhất

10/07/2020

Vảy nến thể mủ là một cấp độ nặng nhất, gây nên nhiều triệu chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, người bệnh nên nhận biết sớm về các triệu chứng của loại bệnh này, đồng thời biết cách áp dụng những phương pháp chữa trị kịp thời.  Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ là một trong số các bệnh hiếm gặp, đây là một dạng cấp độ nặng trong các loại bệnh vẩy nến. Các triệu chứng của căn bệnh này đến rất nhanh, gây đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân cốt lõi của loại bệnh này do suy giảm hệ miễn dịch, di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Khi phát hiện có dấu mắc bệnh, nếu người bệnh không đi khám chữa kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn. Vì đây là tình trạng nặng nên bệnh còn kéo theo các biến chứng nặng nề hơn vảy nến thể mảng, thể giọt, cụ thể là:

  • Các hạt mụn mủ mọc quá dày tại một điểm tạo thành hồ mủ, khi hạt mụn mủ vỡ ra sẽ tạo một mảng vết thương hở lớn. Lúc này các mô dưới da bị phá huỷ sẽ dẫn tới hoại tử, có thể ảnh hưởng đến các tế bào sâu trong cơ thể.
  • Ảnh hưởng đến gan, thận: Các vết thương lớn sản sinh ra  nhiều vi khuẩn đi vào máu làm suy giảm chức năng gan và thận.
  • Viêm khớp ngón tay, ngón chân xuất hiện khi người bệnh mắc phải loại vảy nến thể mủ khu trú.
  • Mắc các bệnh phụ khoa, nam khoa: Ở những người mắc loại bệnh lan tỏa, vùng bị bệnh có thể lan tới bất cứ đâu cả ở vùng nhạy cảm như cơ quan sinh dục. Các vi khuẩn ở mụn mủ khi vỡ ra sẽ làm viêm nhiễm, viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu,….
  • Nguy hiểm đến tính mạng: Tình trạng nặng nhất có thể dẫn tới bị kiệt quệ, mạch đập nhanh và ngừng thở.

Đặc điểm của vảy nến thể mủ toàn thân

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến thể mủ rất dễ phát hiện bằng mắt thường. Thông thường các triệu chứng đến rất nhanh và đến hàng loạt, gây khó chịu, mệt mỏi về thể xác. Một số triệu chứng tiêu biểu của loại bệnh này như sau:

  • Vùng da bị bệnh đỏ ửng, có xuất hiện rất  nhiều bọc mủ chi chít màu trắng sữa. Nếu cọ phải vào các bọc mủ này, bọc mủ sẽ vỡ ra và lây lan sang vùng da lân cận. Mụn mọc từng đám rải rác hoặc chụm lại, hết một đợt mụn cũ sẽ mọc thêm một đợt mụn mới. Đợt mụn cũ sau khi khô đi sẽ đóng vảy trên cơ thể.
  • Xuất hiện các vảy trắng bong ra xung quanh nốt mủ. Thông thường các bọc mụn vừa bể sẽ đóng 1 lớp màu nâu vàng trên vết thương, sau 1 thời gian sẽ khô lại thành các vảy trắng.
  • Khắp vùng da bị bệnh sưng phù hơn bình thường.
  • Đột ngột sốt cao, có thể sốt lên đến 40 độ.
  • Người bệnh bị vảy nến thể mủ cảm thấy ngứa, nóng rát tại các vùng bị vảy mủ. Thêm vào đó tại ngay khu vực vảy mủ dày sẽ có cảm giác đau đớn, xót ngoài da.
  • Trong 1 ngày vùng bị viêm sẽ lan rộng, có thể lan khắp người.
  • Các vùng nếp gấp trên cơ thể như nếp gấp khuỷu tay, nách, bẹn sẽ vô cùng đau đớn.

Bệnh vảy nến thể mủ toàn thân và các thông tin chi tiết nhất

    Biểu hiện của vẩy nến thế mủ

Phân loại bệnh vảy nến thể mủ

Bệnh vảy nến thể mủ có hai loại chính là lan tỏa và lưu trú. Các triệu chứng gần như giống nhau, chỉ khác về vị trí mắc bệnh. Cách phân biệt hai loại bệnh này cụ thể như sau:

  • Vẩy nến thể mủ lan tỏa: Bệnh có tên gọi tiếng anh là von Zumbush được phát hiện vào đầu thế kỷ XX. Đầu tiên người bệnh sẽ bị đỏ ửng, căng rát một vùng da nhỏ trên cơ thể, sau đó mọc các hạt mụn nhỏ li ti thành chùm. Sau đúng hai ngày, các hạt mụn khô lại đóng vảy màu trắng nhô ra khỏi bề mặt da. Thêm vào đó người bệnh sẽ bị sốt, ớn lạnh, ngứa ngáy khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan và bị hoại tử da. Vùng bị vảy sẽ lan ra khắp cơ thể ngoại trừ vùng da mặt.
  • Vảy nến thể mủ khu trú: Loại bệnh này đặc biệt xuất hiện tại vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân và 2 bên gót chân. Đây là các vị trí cần hoạt động, va chạm nhiều nên cản trở sinh hoạt của người bệnh rất nhiều. Các đốm mụn màu sữa đục mọc nhiều đám, sau 2-3 ngày các đốm mụn vỡ ra đóng vảy và mọc thêm các đợt mụn mới. Ngoài ra các đốm vảy có thể lan ra các đầu ngón tay và ngón chân gây nên cảm giác đau cho người bệnh.

Những đối tượng dễ bị vảy nến thể mủ

Qua nhiều ca chữa trị cho thấy, số lượng người bị mắc loại bệnh này chủ yếu nằm trong khoảng tuổi từ 25 – 30 tuổi. Tại các độ tuổi nhỏ từ 15 tuổi trở xuống hầu như không ai mắc phải. Tùy vào thể trạng sức khỏe và môi trường sống, các đối tượng sau đây có thể dễ mắc bệnh.

  • Người có tiền sử đã mắc bệnh vẩy nến cấp độ nhẹ: Với các đối tượng từng bị mắc bệnh cấp độ nhẹ nếu không chữa trị dứt điểm bệnh mà lơ là sẽ dễ tái lại. Khi bị tái lại tình trạng bệnh sẽ nặng hơn dẫn đến mắc phải vẩy nến thể mủ.
  • Người bị nhiễm trùng da, có vết thương hở nhưng không điều trị kỹ càng khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng dẫn tới căn bệnh này.
  • Những người tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh trong thời gian dài.
  • Người có tiền sử bệnh hay phải dùng các loại thuốc giảm đau chứa thành phần Steroid quá nhiều. Ngoài ra các loại thuốc điều trị thần kinh, có thành phần Corticosteroid, Aspirin và Lithium cũng có thể gây bệnh.
  • Những người nghiện các chất kích thích như thuốc lá, thức uống có cồn.
  • Người bị thiếu vitamin D lâu ngày có thể dễ mắc phải vảy nến thể mủ.
  • Phụ nữ đang mang thai có thể mắc phải căn bệnh này.

Bệnh vảy nến thể mủ toàn thân và các thông tin chi tiết nhất

    Những người hay tiếp xúc với hóa chất dễ mắc căn bệnh này

Bị vảy nến thể mủ phải làm sao?

Để chữa trị bệnh tốt nhất thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám. Người bệnh có thể tham khảo những cách điều trị bệnh phổ biến dưới đây.

Phương pháp Tây y

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát của bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn để có thể áp dụng điều trị các phương pháp tiếp theo. Các loại thuốc này an toàn và có tác dụng từ từ nên người bệnh cần kiên nhẫn và sử dụng đúng liều lượng đã kê đơn.
  • Sử dụng Vitamin A: Vitamin A đặc biệt có tác dụng điều trị rất tốt cho những người bị vảy nến thể mủ. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi hoặc các bà mẹ đang mang thai.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc bôi ngoài da sẽ trực tiếp sát trùng và làm lành các hạt mủ và các vùng bị đóng vảy. Tuy nhiên cần sử dụng đúng loại thuốc bác sĩ đã kê đơn, không nên tự ý mua thuốc từ bên ngoài về dùng, có khả năng gây bỏng da, ung thư da và làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Điều trị vảy nến thể mủ bằng Đông y

Hiện nay, nhiều bệnh nhân chọn cách sử dụng một số loại thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể mủ. Người bệnh có thể tìm tới các Trung tâm thuốc dân tộc hoặc các cơ sở y tế uy tín để khám và bốc thuốc. Một số vị thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị căn bệnh này là:

  • Kim ngân hoa, Bồ công anh, Tang bạch bì, Lá Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Kinh giới… giúp thanh nhiệt, giải độc và loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên trong.
  • Lá trầu không, Ô liên rô, Mò trắng, Ích nhĩ tử và một số vị thuốc khác… có công dụng làm sát khuẩn, sạch da, kháng viêm, tiêu mủ nhờ đó giảm các triệu chứng mủ khô da, ngứa ngáy.
  • Bài thuốc dùng Thiên mã hồ, Mật ong, Dâu tằm, Bí đao… giúp dưỡng da, phụ hồi tổn thương, tái tạo và tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Bệnh vảy nến thể mủ toàn thân và các thông tin chi tiết nhất

    Chữa vảy nến thể mủ bằng thuốc Đông y

Biện pháp quang trị liệu

Phương pháp này sử dụng các loại ánh sáng đặc biệt để chiếu lên các vùng da bị bệnh. Tác dụng của quang trị liệu giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy. Tuy nhiên nên sử dụng giới hạn, không nên quá lạm dụng có thể gây ung thư da.

Một số biện pháp phòng ngừa

  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Tăng cường luyện tập thể thao.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều Vitamin A và D.
  • Khử trùng sạch sẽ các vết thương hở.
  • Tránh để bản thân bị stress, căng thẳng quá mức.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về loại bệnh vảy nến thể mủ. Đây là một loại bệnh khá nguy hiểm, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị nếu phát hiện triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng chống tái phát bệnh.

các từ khóa liên quan: - Related searches - hình ảnh bệnh vảy nến - bệnh vảy nến có lây không - vảy nến da đầu. Nguồn : bacsydakhoa.com