Quảng Cáo

Bị bệnh trĩ có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không? Cách đi bộ như nào?

10/07/2020

Bị trĩ có nên đi bộ không là thắc mắc của không ít người. Để biết được đáp án cũng như có thêm nhiều kiến thức về cách vận động sao cho hiệu quả nhất khi bị bệnh lý này thì mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị trĩ có nên đi bộ không?

Bị bệnh trĩ có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không? Cách đi bộ như nào?
Bị trĩ có nên đi bộ không

Nếu bạn đang tự hỏi là đi bộ có tốt cho người bị bệnh lý giãn hậu môn-trực tràng không, hay lại khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn thì câu trả lời là tốt. Tuy nhiên, khi bị bệnh này thì bạn không thể đi bộ giống người bình thường mà cần phải đi bộ đúng cách thì mới cải thiện được bệnh hiệu quả.

Để đảm bảo việc đi bộ hỗ trợ tốt cho bệnh trĩ thì người bệnh cần thực hiện như sau:

  • Thay vì đi bộ như bình thường là cả 2 bàn chân chạm đất ở tư thế bằng thì người bệnh cần gập cong các ngón chân lại bám xuống mặt đất, giữ người ở tư thế thẳng, 2 tay buông xuôi theo thân người, dồn lực vào vùng bụng dưới. Tiếp theo, bạn co hậu môn lại rồi bước chậm từng bước một đồng thời giữ cho hơi thở đều đặn.
  • Bạn cứ đi bộ nhẹ nhàng như vậy trong vòng 3-5 phút, sau đó, bạn cho cơ thể trở về trạng thái như ban đầu. Mỗi lần bạn nên đi bộ tầm 20 đến 30 phút.

Giải thích cho lý do vì sao câu trả lời cho vấn đề bệnh trĩ có nên đi bổ không là có, các bác sĩ cho rằng đi bộ sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm bớt áp lực đè nén vào bộ phận hậu môn trực tràng, từ đó giúp thuyên giảm bệnh. Đi bộ sau khi ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thức ăn sẽ tiêu hóa nhanh hơn, giảm được chứng táo bón, đẩy lùi bệnh tật.

Không những thế, đi bộ còn giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Nếu bạn đang phải chịu áp lực về công việc hay chuyện gì trong cuộc sống thì đi bộ giúp loại bỏ một loại hoocmon gây căng thẳng, khiến cho tinh thần thoải mái hơn. Khi tâm lý vui vẻ thì điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn.

Nói chung, người mắc bệnh trĩ nên đi bộ mỗi ngày vừa mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe vừa cải thiện được tình trạng bệnh.Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng đi bộ là tốt nhưng hoạt động này không thể điều trị khỏi bệnh, vì thế, nếu bạn có biểu hiện của bệnh lý này thì bạn vẫn nên đi khám bác sĩ và uống thuốc theo đơn mà bác sĩ chỉ định. Bạn không nên chủ quan để bệnh kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Bệnh trĩ có nên chạy bộ?

Bị bệnh trĩ có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không? Cách đi bộ như nào?
Bệnh trĩ có nên chạy bộ không

Theo các chuyên gia thì người bệnh nên chạy bộ nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể, một số lợi ích của việc chạy bộ như sau:

Nâng cao sức đề kháng nhờ chạy bộ

Nếu người bệnh chạy bộ đều mỗi ngày thì cơ bắp sẽ khỏe hơn, tăng sức bền và tăng độ dẻo dai cho cơ thể, từ đó sức đề kháng được nâng cao, đặc biệt cải thiện được bệnh lý này.

Bị bệnh trĩ nên chạy bộ để duy trì cân nặng mức hợp lý

Nếu để dư thừa cân nặng ở mức báo động sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến cho bệnh nặng hơn. Vì thế, bạn cần phải ăn uống hợp lý, hạn chế ăn chất béo, dầu mỡ, đường bột, ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp kiểm soát được cân nặng ở mức phù hợp.

Chạy bộ giúp cải thiện lưu thông máu

Hoạt động chạy bộ với người bệnh trĩ giúp máu được lưu thông dễ dàng tới bộ phận hậu môn trực tràng, giảm rõ rệt các cơn đau do bệnh gây ra. Đồng thời, tình trạng máu đông tại búi cơ giãn cũng sẽ không còn, nhờ thế mà búi cơkhông bị sưng to lên, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Người bệnh trĩ nên chạy bộ để kích thích tiêu hóa

Chạy bộ thường xuyên sẽ thúc đẩy hoạt động của bộ phận nhu động ruột, từ đó kích thích hệ tiêu hóa, giúp cho việc đi ngoài dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón. Khi tình trạng táo bón không còn thì bệnh sẽ mau chóng được cải thiện bởi một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh này là táo bón.

Bị trĩ nên chạy bộ để tinh thần thoải mái

Khi chạy bộ, bạn sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, hòa mình vào thiên nhiên nên sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, không lo nghĩ gì nên sẽ nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh.

Có thể thấy chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên, khi chạy bộ thì người bệnh cần chú ý chạy đúng cách, chạy với mức độ nhẹ nhàng, không nên chạy quá sức sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Thời gian chạy bộ tốt nhất mỗi ngày là 20 phút.

Lưu ý khi đi bộ, chạy bộ với người bệnh trĩ

Người bệnh nên khởi động trước

Trước khi bắt đầu đi bộ hay chạy bộ thì người bệnh cần phải khởi động trước bằng một số động tác tay chân cơ bản như xoay cổ tay, cổ chân, xoay đầu gối…Làm như thế để cơ thể quen dần với việc vận động thì khi đi bộ, chạy bộ bạn sẽ không bị đau nhức cơ thể.

Người bị trĩ nên lưu ý về trang phục đi bộ

Bạn không nên mặc những bộ quần áo bó sát người hay đi giày chật chân mà hãy chọn những bộ quần áo rộng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và giày êm chân, nhẹ để thuận tiện khi di chuyển.

Về tư thế đi bộ đung cho người bệnh trĩ

Khi đi bộ, chạy bộ bạn cần giữ người đúng tư thế, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, tay vung tự nhiên, chân bước đều và nhịp thở đều đặn.

Bị bệnh trĩ có nên đi bộ, chạy bộ nhiều không? Cách đi bộ như nào?
Tư thế đi bộ rất quan trọng với người bệnh

Về thời gian đi bộ, chạy bộ với người bị trĩ

Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho việc đi bộ, chạy bộ là tốt nhất. Thời điểm trong ngày thích hợp nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, bạn không nên vận động vào lúc mặt trời lên quá cao hoặc trời quá tối.

Người bệnh cần có sự tập trung

Khi di chuyển, bạn cần tập trung tuyệt đối, không nên nghe nhạc hay nghe bất kỳ thứ gì, cũng không nên nói chuyện với người xung quanh.

Xem thêm >>Bị trĩ có tập gym được không, có nên tập gym và squat không?

Bệnh nhân sau khi đi bộ nên uống đủ nước

Khi vận động nhiều chắc chắn cơ thể sẽ toát ra mồ hôi gây mất nước, vì thế, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi uống nước để tiếp sức cho cơ thể rồi mới tập luyện tiếp. Khi uống nước thì bạn nên uống từ từ, không nên vì quá khát mà tu liền một mạch.

Người bệnh lưu ý không chạy nhanh 

Khi chạy bộ thì bạn cần lựa theo sức của mình để cân đối sức chạy. Bạn không được chạy quá nhanh bởi vì khi đó, bạn sẽ phải lấy hơi nhiều và làm căng cơ bụng, từ đó gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng gấp 2-3 lần. Đặc biệt, đối với những người bệnh cấp độ nặng như sa búi cơ hậu môn thì chạy quá nhanh sẽ làm cọ sát và gây ra đau rát, khó chịu.

Qua những chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã biết được khi bị trĩ có nên đi bộ không. Chúc các bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt và không để cho bệnh làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

các từ khóa liên quan: