Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể báo hiệu cho nhiều bệnh lý nguy hiểm về khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, bệnh gout, tràn dịch khớp gối… Vì thế bạn không nên xem thường những biểu hiệu của triệu chứng này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Đầu gối đau khi đứng lên ngồi xuống khó khăn
Tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo đầu gối của bạn đang gặp vấn đề, mức độ tổn thương đầu gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Đau nhức khớp gối
- Sưng đỏ có thể nhìn thấy bằng mắt
- Cứng khớp
- Co duỗi chân đầu gối kêu tiếng lạo xạo khi di chuyển
- Khớp gối bị lõm hoặc cong
- Đầu gối mất cảm giác
- Khó khăn khi uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Trong đó một số nguyên nhân phổ biến gồm:
Nguyên nhân do chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối phổ biến do tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn lao động khiến sụn, xương, dây chằng gặp vấn đề. Chấn thương ở đầu gối có thể sẽ ảnh hưởng đến dây chằng, gân và túi chứa chất lỏng bao quanh khớp gối cũng như là sụn, xương, dây chằng tạo thành khớp. Một số chấn thương phổ biến gồm:
Đau đầu gối khi co chân do chấn thương ACL: Xảy ra khi dây chằng chéo trước (ACL) có vết rách. Trong đó, ACL là 1 trong 4 dây chằng nối xương đùi với xương ống chân. Chấn thương này đặc biệt xuất hiện nhiều ở những người chơi bóng đá, bóng rổ và các môn thể thao thay đổi hướng đột ngột.
Gãy xương: Việc gãy xương đầu gối như xương bánh chè có thể xảy ra do ngã, va chạm giao thông, loãng xương.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể khiến khớp gối đau như bong gân, dây chằng, tổn thương sụn chêm, trật khớp…
Nguyên nhân do bệnh lý xương khớp
Có 3 nguyên bệnh lý phổ biến nhất gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống gồm:
Viêm khớp gối: Bệnh xảy ra khiến xương sụn bị mòn đi, thô ráp và xù xì. Lúc này khớp xương ma sát nhiều khiến xương dễ tổn thương gây đau đặc biệt khi vận động. Cơn đau do viêm khớp gối thường xảy ra dai dẳng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt.
Thoái hóa khớp gối: Thường do vấn đề tuổi tác, tai nạn, vận động quá sức, ăn uống thiếu chất… Người thoái hóa khớp gối có các cơn đau trong khớp và thường nghe tiếng lạo xạo khi gấp duỗi chân, khó khăn khi vận động. Thoái hóa khớp có thể gây ra tình trạng đau đầu gối khi co duỗi chân nên người bệnh cần phải hết sức chú ý.
Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn tổn thương nghiêm trọng đến sụn khớp, đầu xương, màng hoạt dịch gây đau khớp, cứng khớp, dính khớp, khó khăn khi vận động khớp gối.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây đau khớp gối gồm: bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn.
Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống phải làm sao?
Nếu bạn gặp tình trạng đầu gối bị đau khi co chân, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.
Chẩn đoán bệnh
Kiểm tra lâm sàng đầu gối xem có sưng, bầm, ấm hay không, khả năng di chuyển của người bệnh. Nhấn hoặc kéo khớp để đánh giá cấu trúc và tính toàn vẹn trong đầu gối của bạn.
Xem thêm:Bị đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi thấy kêu phải làm sao hết?
Xét nghiệm hình ảnh: Gồm chụp X-quang để phát hiện xương có gãy hay không và bệnh thoái hóa khớp, chụp cắt lớp vi tính (CT) chụp và cắt lớp từ nhiều góc khác nhau để chẩn đoán chuyên sâu về tình trạng bệnh, siêu âm cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối, chụp cộng hưởng từ MRI để tạo ảnh 3D trong đầu gối của bạn, nhìn rõ các chấn thương mô mềm như dây chằng, sụn, gân, cơ.
Phương pháp điều trị đau đầu gối khi co duỗi chân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Thuốc được kê theo đơn để giảm đau và điều trị các bệnh lý gây ra bệnh như viêm khớp dạng thấp, gút…
- Vật lý trị liệu: Giúp xương khớp hồi phục nhanh hơn, giảm đau cho người bệnh. Bài tập điều chỉnh chuyển động với người tập luyện thể thao.
- Tiêm: Một số chất được tiêm trực tiếp vào khớp gối gồm corticosteroid giảm viêm và đau, axit hyaluronic giảm đau, cải thiện tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và tăng cường khả năng vận động, huyết tương tiểu cầu PRP để hỗ trợ chữa bệnh tốt.
- Phẫu thuật: Được chỉ định khi tình trạng bệnh nghiêm trọng. Bao gồm phẫu thuật nội soi, thay khớp gối một phần, thay toàn bộ khớp gối.
- Sử dụng thuốc đông y: Các loại thuốc đông y điều trị bệnh là một giải pháp giúp bạn hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây y, hạn chế nguy cơ phẫu thuật, điều trị chuyên sâu vấn đề gây nên bệnh. Thuốc đông y được kê sử dụng theo đơn phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh.
Đầu gối kêu khi đứng lên ngồi xuống cần lưu ý gì?
Nếu co chân lại bị đau đầu gối, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện cố định khớp khi bị thương, sử dụng nẹp hỗ trợ nếu cần thiết.
- Hạn chế tắm trong nước nóng lâu khi chấn thương cấp tính
- Kiêng ăn thực phẩm mặn nhiều natri muối để tránh giữ nước có thể gây phù nề và tăng áp lực lên trên khớp gối.
- Người bệnh cũng cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều omega 6 có thể khiến bệnh đau đầu gối khi co duỗi chân và khi đứng lên ngồi xuống càng thêm tồi tệ hơn. Các loại thực phẩm chứa hoạt chất saponin cũng cần được hạn chế bao gồm cà chua, ớt, khoai tây.
- Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi tốt, từ bỏ rượu bia thuốc lá để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể do thói quen vận động của bạn. Vì thế bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh đột ngột, mang vác hàng hóa quá nặng. Trước khi vận động cần khởi động và làm nóng người ít nhất 20 phút.
- Bổ sung các thực phẩm nhiều khoáng chất như canxi, photpho, magie, omega 3, vitamin thiết yếu.
Triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là một dấu hiệu bệnh nguy hiểm, báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về xương khớp. Chính vì thế, bạn cần lắng nghe cơ thể, thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm tình trạng bệnh.