Quảng Cáo

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?

10/07/2020

Nổi mề đay ở mặt là một bệnh lý da liễu gây nóng rát hay ngứa ngáy ở vùng mặt, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, khổ sở. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách chữa bệnh tốt nhất như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết ấy. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Nổi mề đay ở mặt do đâu mà có?

Theo như kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, có rất nhiều các nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay trên mặt, bao gồm:

Da mặt bị cháy nắng hay tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu, quá nhiều

Nguyên nhân này có thể gặp ở những người có đặc thù công việc phải tiếp xúc với ánh nắng ở tần suất cao, hay người phơi nắng lâu như đi biển,…Cho dù người bệnh có sử dụng kem chống nắng hay không thì tình trạng này vẫn có thể xảy ra, bởi kem chống nắng chỉ giúp hạn chế một phần nào đó tác dụng của tia cực tím (UV) mà thôi.

Thời tiết, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột

Khi nhiệt độ môi trường hay thời tiết thay đổi đột ngột, da mặt không kịp thích nghi dẫn đến nổi mày đay. Tình trạng này không chỉ xảy ra với vùng da ở mặt mà có thể xuất hiện toàn thân làm người bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu.

Do côn trùng cắn

Côn trùng là tác nhân nổi mề đay ở mặt khá phổ biến với các biểu hiện như da xuất hiện những mụn nước li ti, có cảm giác ngứa ngáy, da mặt căng nóng và ửng đỏ. Một số loài côn trùng thường gây mề đay cho da phổ biến là kiến ba khoang, các loài sâu, bọ,…

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?
Nổi mề đay ở mặt có nguyên nhân do thay đổi thời tiết, côn trùng cắn, dị ứng

Bị dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng khiến nổi mày đay trên mặt, cụ thể là

  • Dị ứng thuốc: Đặc biệt là dị ứng thuốc kháng sinh như: Penicillin, Aspirin,…
  • Dị ứng thức ăn như: Hải sản, thực phẩm nhiều đạm, sữa,…
  • Dị ứng mỹ phẩm như: Các loại kem dưỡng da, sữa tắm, các loại phấn trang điểm, xà phòng, nước hoa, dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc,…
  • Dị ứng với các dị nguyên như: Khói bụi, bụi nhà, phấn hoa hay lông động vật,…

Đặc biệt nguyên nhân dị ứng các loại mỹ phẩm là một nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng nổi mày đay ở mặt hiện nay. Không chỉ do chất lượng các loại mỹ phẩm mà còn do cơ địa của mỗi người có phù hợp với các thành phần của mỹ phẩm đó hay không và cách chăm sóc da mặt khi sử dụng mỹ phẩm đã thực sự đúng hay chưa.

Nhận dạng nổi mề đay ở mặt

Khi da mặt bị mề đay thì thường có các biểu hiện phổ biến như sau:

  • Cảm thấy nóng rát vùng mặt, da mặt đỏ lên.
  • Mặt có thể hơi sưng, một số trường hợp sưng cả ở môi, mắt, tai đỏ bừng.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ở vùng mặt, có thể ngứa lâm râm hoặc ngứa nhiều, nổi các mảng đỏ ở mặt, cổ, vai.
  • Da có thể bị nứt nẻ, bong tróc, kèm theo có các mụn nước trắng nhỏ li ti.
  • Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng sốt nhẹ hay cảm giác ngây ngấy sốt.

Các dấu hiệu này cũng tương tự như nổi mề đay ở cổ, lưng, tay,…Khi gặp các dấu hiện trên, bạn nên tránh các tác nhân gây bệnh rồi sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Nếu thấy tình trạng bệnh nổi mày đay ở mặt nặng và không biến mất sau nhiều giờ thì cần phải đến gặp bác sĩ. Các biện pháp chữa trị chứng bệnh này sẽ được bật mí trong phần tiếp theo, hãy tham khảo để biết thông tin chi tiết.

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?
Khi da mặt bị mề đay sẽ có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy

Da mặt bị ngứa, nổi mề đay phải làm sao?

Hiện nay, có rất nhiều các cách để chữa bệnh nổi mày đay ở mặt bao gồm cả thuốc Tây và cách dân gian. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để được tư vấn cách chữa tốt nhất.

  • Chữa bệnh bằng thuốc Tây

Các loại thuốc điều trị bệnh có thể ở dạng uống hoặc bôi ngoài da như:

  1. Thuốc kháng Histamin (loại không gây buồn ngủ): Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine hay Clemastine,…
  2. Thuốc kháng Histamin ( loại gây buồn ngủ): Diphenhydramine, Brompheniramine, Chlorpheniramine,…
  3. Thuốc có thành phần là Corticoid như: Nasacort, Prednisone, Prednisolone, Cortisol hay Methylprednisolone,…
  4. Thuốc có tác dụng ức chế Leukotriene như Montelukast.

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc Tây này để điều trị bạn nên tới khám bác sĩ da liễu để được bác sĩ kê đơn cẩn thận. Bác sĩ sẽ chọn cho bạn loại thuốc phù hợp nhất, liều dùng có tác dụng nhất, tránh gây các tác dụng không mong muốn khi tự ý mua thuốc dùng, đặc biệt là nhóm thuốc có chứa Corticoid.

  • Can thiệp bằng bài thuốc dân gian

Những cách này có thể áp dụng với bệnh nhân bị dị ứng với các thuốc điều trị Tây y đã nêu trên, hay những bệnh nhân chưa muốn sử dụng thuốc Tây để điều trị. Bệnh nhân có thể áp dụng cách cách sau:

Dùng nha đam (lô hội): Lô hội rửa sạch, để ráo nước sau đó gọt bỏ đi gai và lớp vỏ màu xanh, lấy phần thịt trắng cắt thành từng khúc nhỏ. Xay nhuyễn phần thịt lô hội vừa cắt khúc sau đó đắp lên mặt khoảng 10-15 phút. Lưu ý rửa sạch mặt trước khi đắp. Mỗi tuần làm 2-3 lần, tình trạng sẽ giảm đi đáng kể, hơn nữa còn làm dịu da mặt khi đắp.

Rửa mặt bằng nước lá khế: Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho vào siêu, đun khoảng 30 phút tới khi lá ngả vàng sẫm thì tắt bếp. Chắt lấy nước ra để cho hơi nguội rồi rửa mặt, massage nhẹ nhàng để cho nước thẩm thấu vào da. Có thể chà nhẹ bã lá khể vừa đun lên chỗ da nổi ban. Thực hiện 3 lần/ tuần, sẽ giúp giảm các cơn ngứa ngáy và bớt nóng đỏ do nổi mề đay ở mặt gây ra.

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?
Lá khế trị mày đay rất tốt

Bài thuốc từ quả dứa (quả thơm)

Trái dứa cắt bỏ vỏ, mắt, rửa sạch, để ráo nước. Cắt dứa thành từng miếng nhỏ rồi giã nát, sau đó đắp phần giã nát đó lên mặt khoảng 10-15 phút. Lưu ý rửa sạch mặt trước và sau khi đắp. Thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ giúp giảm ngứa, giảm sưng.

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch, mật ong và sữa chua không đường mỗi loại 1 thìa cà phê, trộn đều lên rồi đắp mặt 10-15 phút. Sau đó rửa mặt sạch. Thực hiện 2-3 lần/ tuần.

Những bài thuốc dân gian luôn được người bệnh tin dùng bởi an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ nên áp dụng khi bệnh nhẹ. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để có được lời khuyên hữu ích nhất.

Bị nổi mề đay ở mặt có nên dùng mỹ phẩm không?

Theo bác sĩ da liễu, khi da mặt bị mề đay thì không nên dùng các loại mỹ phẩm.

Lý do là hiện nay tình trạng nổi mày đay do dùng mỹ phẩm xảy ra khá nhiều. Bởi trong mỹ phẩm cho dù là hóa mỹ phẩm đi chăng nữa cũng luôn có các thành phần có thể gây kích ứng da. Hơn nữa khi bị mề đay có nghĩa là da bạn đang rất nhạy cảm, đang trong tình trạng bị kích ứng, do đó dù chỉ một chất nhỏ thôi cũng có thể gây kích ứng da mặt khiến cho tình trạng lại càng trở  nên nặng nề hơn.

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?
Khi bị nổi mề đay ở mặt không nên dùng mỹ phẩm

Bạn có thể sử dụng nước khoáng hay nước lọc sạch để rửa mặt trong quá trình điều trị bệnh. Hoặc cũng có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Lau khô mặt sau khi rửa.

Còn đối với những bạn hiện tại không bị nổi mề đay trên mặt thì có thể phòng trừ bệnh bằng một số cách như:

  • Đảm bảo sản phẩm mỹ phẩm mà bạn sử dụng là chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng. Không sử dụng mỹ phẩm trôi nổi, rẻ tiền. Khuyến khích nên sử dụng các loại hóa mỹ phẩm.
  • Trước khi sử dụng một sản phẩm mới thì nên đọc kỹ bảng thành phần, để xem trong đó có thành phần mà mình dị ứng với nó hay không. Nếu như không có thì bạn cũng nên test thử trên một diện tích da vừa đủ ở tay xem có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, quá nhiều. Đặc biệt sử dụng kem chống nắng để hạn chế bớt tác hại của ánh nắng vào da.

Trên đây là một số thông tin về bệnh nổi mề đay ở mặt mà bạn đọc có thể tham khảo. Lời khuyên chân thành nhất đó là khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để được khám bệnh và có lời khuyên tốt nhất.

Dứt điểm chứng nổi mề đay ở mặt, mụn đỏ sau 1 liệu trình

Ưu điểm của các bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay ở mặt là tính an toàn, tuy nhiên, hiệu quả thu được lại không cao, đặc biệt là với trường hợp bệnh nhân lâu năm hoặc không phù hợp với nguyên liệu bài thuốc. Để khắc phục vấn đề này, đội ngũ lương y phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược đã mất nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm. Đây là phương pháp điều trị chứng nổi mề đay ở mặt hiệu quả vượt trội với sự kết hợp của 11 loại thảo dược quý hiếm, đặc trị bệnh ngoài da.

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đánh bay nổi mề đay ở mặt

Sử dụng dược liệu tự nhiên lành tính để chữa bệnh chính là tôn chỉ của đội ngũ bác sĩ Tâm Minh Đường. Các bác sĩ nhận định đây là giải pháp an toàn, hiệu quả, kết tinh giá trị y học dân tộc đồng thời phù hợp với cơ địa người Việt hiện đại. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn chỉnh của 3 liệu pháp: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm để tạo nên hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng sau 1 – 3 liệu trình.

Trong đó, bài thuốc uống có vai trò chủ chốt trong điều trị chứng nổi mề đay ở mặt. Thành phần cấu thành lên bài thuốc uống là 11 vị thuốc nổi tiếng trong Đông y gồm: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kim Ngân Hoa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Xích Thược và Cam Thảo. Đây đều là những vị thuốc có mặt trong sách y học cổ xưa với tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng thải độc gan và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bài thuốc bôi phát huy tác dụng trực tiếp trên da, qua đó giảm ngứa ngáy khó chịu và triệu chứng sưng phồng, đỏ rát do nổi mề đay ở mặt gây ra. Bài thuốc ngâm được bào chế theo công thức bí truyền mang đến công dụng tăng cường khả năng miễn dịch, ổn định nội tiết, thải độc cơ thể giúp da khỏe mạnh, chống lại tác nhân nổi mề đay, ngăn tái phát.

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Nhờ đó, hiệu quả đạt được do Ngưu bì giải độc ẩm mang lại vô cùng khả quan. Theo nhật kí điều trị cho 1000 người tại Tâm Minh Đường cho thấy, hết 1 tuần, triệu chứng ngứa ngáy, phát ban đỏ giảm 70%. Từ 1 – 2 tuần tiếp, ngăn chặn tái phát, ổn định nội tiết cơ thể. Chỉ sau vài năm ứng dụng, bài thuốc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh của chứng nổi mề đay ở mặt đồng thời giúp nhà thuốc nhận được cúp và bằng khen thương hiệu Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực và hiệu quả do sản phẩm mang lại cho người bệnh.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để kết nối ngay!

Bị nổi mề đay ở trên mặt phải làm sao, cần phải làm gì để hết cả mụn đỏ?

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

các từ khóa liên quan: - Related searches - nguyên nhân nổi mề đay - cách trị nổi mề đay tại nhà - cách chữa dị ứng mẩn ngứa - thuốc trị mề đay mẩn ngứa - nổi mề đay tiếng anh - hình ảnh nổi mề đay - nổi mẩn ngứa - dị ứng da mẩn đỏ ngứa. Nguồn : bacsydakhoa.com