Dầu gội trị vảy nến da đầu bao gồm những loại gì và cách dùng như thế nào? Đây là những thông tin mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn đọc những loại dầu gội tốt nhất cho bệnh nhân vẩy nến da đầu. Tham khảo ngay để biết thông tin chi tiết. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
8 loại dầu gội trị vảy nến da đầu tốt nhất
Vảy nến da đầu là căn bệnh da liễu rất phổ biến và gây ra rất nhiều khó chịu ở vùng da đầu. Căn bệnh này khá phổ biến và có tính đặc thù bởi xuất hiện ở vùng chân tóc.
Nhiều người thắc mắc bệnh vảy nến có lây không? Theo bác sĩ da liễu, bệnh không lây từ người này qua người khác nhưng dễ lan rộng trên da và cần sự kiên trì trong điều trị. NGoài ra, việc lựa chọn dầu gội cũng như cách gội sẽ tác động không nhỏ đến quá trình chữa trị bệnh.
Dưới đây là 8 loại dầu gội trị vảy nến da đầu mà các bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng.
Dầu gội đầu Coal Tar
Coal tar hay nhựa than đá là chất lỏng có tác dụng giảm ngứa, giảm khô da hạn chế các kích ứng của bệnh. Dầu gội này làm chậm quá trình phát triển của tế bào da tổn thương, từ đó giảm tình trạng đỏ ngứa, giảm bong tróc da trong bệnh vẩy nến. Dầu gội này có tác dụng rất tốt cho người bệnh, tuy nhiên lại có tác dụng phụ khi sử dụng như viêm nang lông, teo da, có thể gây ung thư da. Do đó không tự ý sử dụng dầu gội này mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Dầu gội chứa Keratolytic
Cũng như dầu gội đầu có chứa axit salicylic thì dầu gội đầu keratolytic gồm có các thành phần có khả năng tẩy da chết, giúp làm bong lớp sừng, lớp vảy ở da đầu. Từ đó giúp da đầu sạch sẽ hơn.
Dầu gội đầu chứa Selenium sulfide
Selenium sulfide là một chất có khả năng chống nấm, giảm triệu chứng kích ứng và ngứa da đầu. Trong bệnh vảy nến nó giúp hạn chế sự bong các lớp vảy, lớp sừng. Một số loại dầu gội có chứa chất này như: Dầu gội Head & Shoulder, dầu gội Selsun Blue.
Dầu gội đầu chứa Axit salicylic
Acid salicylic là một chất có tác dụng rất tốt cho việc chữa bệnh vẩy nến. Tác dụng của chất này đó là làm bong lớp sừng, lớp vảy, loại bỏ các tổ chức da chết ở vùng tổn thương.
Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều các loại dầu gội có chứa thành phần này như: Dầu gội Neutrogena T/Sal Ther Treatment, dầu gội Avalon organics,…Tuy nhiên acid salicylic cũng có một số các chống chỉ định và tác dụng không mong muốn, do đó bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại dầu gội này trước khi lựa chọn một sản phẩm bất kỳ nào.
Gội đầu bằng dầu dừa và tinh dầu sả
Pha lẫn 5ml dầu dừa với 2-3 giọt tinh dầu xả, sau khi làm ướt tóc thì bôi hỗn hợp trên vào da đầu. Ủ tóc trong vòng 10 phút rồi gội sạch lại với nước.
Với cách gội đầu này sẽ giúp cho da đầu tăng độ ẩm, làm mềm tóc, hạn chế sự bong tróc da đầu. Nên gội 2 lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất.
Dầu gội chữa vảy nến da đầu bằng giấm táo và tinh dầu sả
Trộn 1 thìa giấm táo với 2-3 giọt tinh dầu sả. Sau khi làm ướt tóc và da đầu thì bôi hỗn hợp trên vào da đầu và tóc. Ủ trong khoảng 10 phút rồi gội lại bằng nước sạch.
Thực hiện 2 lần mỗi tuần cũng sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da đầu, hạn chế các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu.
Gội đầu bằng bồ kết
Nướng 4-5 quả bồ kết cho thơm vàng rồi cho vào siêu nước đun nóng lên. Chắt nước để gội đầu. Thực hiện như vậy 2 ngày một lần để giúp da đầu được sạch sẽ và cấp ẩm cho da đầu.
Dầu gội trị vảy nến da đầu chứa Kẽm Pyrithione
Kẽm pyrithione là một chất có tác dụng loại trừ các loại vi khuẩn, nấm có hại trên da đầu, giảm bong tróc các lớp vảy do bệnh gây ra. Một số các sản phẩm chứa thành phần này như: Dầu gội đầu và dầu xả Equate, dầu gội đầu Schauma.
Tuy nhiên để lựa chọn sản phẩm nào thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua dầu gội về để trị bệnh để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn khi lựa chọn sai sản phẩm cho mình.
Cách gội đầu cho người bị vảy nến da đầu
Đối với những người bị vẩy nến da đầu, không chỉ lựa chọn cho bản thân loại dầu gội phù hợp mà việc gội đầu như thế nào cho đúng, tần suất gội ra sao và phải lưu ý những gì, đó cũng là những vấn đề mà người bệnh cần thiết phải tìm hiểu.
Vậy người bệnh vảy nến da đầu nên gội đầu như thế nào là hợp lý?
- Bạn chỉ nên gội đầu từ 3-4 lần mỗi tuần nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trên da đầu, giúp cho da đầu được sạch sẽ thoáng mát. Nếu như bạn gội đầu quá nhiều lần thì có thể sẽ gây mất đi lớp ceramide là chất giúp bảo vệ cho da đầu.
- Không dùng các loại dầu gội đầu có chứa các chất có khả năng tẩy rửa mạnh vì các chất đó có thể làm kích ứng, da đầu tăng tiết dầu khiến dễ bị bẩn và bám bụi, vi khuẩn vào da đầu. Hơn nữa còn khiến cho các lớp vảy bong tróc nhiều hơn, mất đi độ ẩm tự nhiên của da đầu.
- Nên gội đầu bằng nước sạch, nước ấm vừa phải. Không dùng nước nóng quá có thể gây tổn thương da đầu (bỏng), và cũng không dùng nước quá lạnh để gội đầu.
- Khi gội đầu, không nên chà sát, gãi quá mạnh có thể làm tổn thương da đầu. Da đầu tổn thương là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào. Nên mát xa nhẹ nhàng, vừa phải để tạo cảm giác thoải mái, giúp cho da đầu được thư giãn.
Bên cạnh việc gội đầu bằng dầu gội đặc trị, người bệnh cũng nên lưu ý tới việc bảo vệ da đầu tránh các tác nhân kích thích, gây bệnh như khói bụi, bụi bẩn,…như đội mũ,đi ô khi đi ra ngoài trời. Không sử dụng các loại thuốc hóa chất như thuốc nhuộm, gel tạo hình tóc, thuốc làm tóc, thuốc tẩy tóc,…vì các chất này có chứa các thành phần gây hại cho da đầu, làm yếu xơ tóc.
Ngoài việc gội đầu, chăm sóc tóc cho phù hợp thì người bệnh cũng nên chú ý tới chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý như:
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin và chất khoáng tốt cho da đầu và tóc như vitamin H, A, D, C, kẽm và protein,…
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì độ ẩm cho da.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng kích thích gây sản sinh ra gàu như cà phê, chất béo, thực phẩm đóng gói, đóng hộp,…
Trên đây là các thông tin về 8 loại dầu gội trị vảy nến da đầu hiệu quả nhất. Tuy nhiên để có lời khuyên tốt nhất thì bạn nên tới bác sĩ da liễu để khám bệnh và có được phác đồ điều trị cũng như lời khuyên hợp lý nhất cho bản thân. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm: Giải pháp cho người bệnh vảy nến da đầu
Sử dụng các loại dầu gội trị vảy nến da đầu là liệu pháp cần thiết nhưng về lâu về dài người bệnh vẫn cần ưu tiên hơn đến việc điều trị.
Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh vảy nến xuất phát từ huyết nhiệt, cảm phong hàn sinh bệnh, lâu ngày khiến huyết táo, mất dinh dưỡng và gây bệnh thể hiện qua da. Vì vậy, để kiểm soát được bệnh vảy nến thì không thể chỉ chăm chăm chữa triệu chứng mà quan trọng nhất là cần giải quyết căn nguyên từ bên trong. Đây chính là lý do Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự hội tụ sức mạnh toàn diện của thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da.
Cơ chế điều trị từ trong ra ngoài toàn diện của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm
Thuốc uống
- Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, dưỡng huyết, nhuận táo.
- Thành phần gồm 11 vị thuốc quý, trong đó có 6 vị chủ dược và 5 vị bổ trợ. Các vị thuốc được phối trộn với nhau theo nguyên tắc “Quân – thần – tá – sứ” để phát huy công dụng tốt nhất.
- Với mỗi mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh và thể trạng thực tế mà gia giảm liều lượng cho phù hợp để hiệu quả đạt được tối ưu nhất.
Thuốc ngâm rửa
- Có tác dụng làm sạch da, giảm ngứa ngáy, làm mềm da, giảm bong tróc da. Đây cũng chính là bước tiền đề cho thuốc bôi tác dụng tốt hơn.
Thuốc bôi
- Giúp giảm ngứa, làm lành da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Hiệu quả điều trị trên lâm sàng
Trong nghiên cứu lâm sàng cho thấy kết quả điều trị bệnh vảy nến bằng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm rất khả quan với:
- 2-3 ngày dùng thuốc: Giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc da đến 30%
- 5-7 ngày: Tổn thương da hồi phục đến 60%
- Sau 10 ngày: Giảm ngứa, mảng vảy nến giảm kích thước, giảm bong tróc da đến 85%.
Mỗi một liệu trình dùng thuốc gồm 10 ngày, người bệnh không uống quá 30 ngày thuốc. Đối với thể vảy nến nhẹ, cho thấy hiệu quả điều trị thành công sau 1-2 liệu trình là 85%.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để được tư vấn trực tiếp!
Tâm Minh Đường là thương hiệu chữa bệnh bằng YHCT uy tín lâu đời, đã chữa khỏi nhiều bệnh lý cho hàng ngàn người bệnh trên cả nước. Một số trường hợp tiêu biểu như MC Quyền Linh, Nghệ sĩ Mạc Can đã tin tưởng và được điều trị thành công tại đây. Năm 2018, với những đóng góp cho cộng đồng Tâm Minh Đường đã được trao tặng danh hiệu “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0908849669