Phác đồ điều trị viêm đại tràng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Tùy theo giai đoạn và tình trạng, bệnh được chia thành dạng cấp tính, mãn tính, viêm co thắt và kích thích. Để tìm hiểu sâu hơn về những phác đồ điều trị căn bệnh này, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Phác đồ điều trị viêm đại tràng cấp
Chẩn đoán bệnh đại tràng cấp
Chẩn bệnh lâm sàng: Người bệnh thường gặp những triệu chứng như:
- Đau bụng: Những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở bên trái, bên phải hoặc vùng bụng dưới.
- Đi vệ sinh nhiều lần, thường bị tiêu chảy, phân có máu hoặc chất nhầy.
- Suy nhược cơ thể.
- Sốt cao.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Tiến hành soi đại tràng, trực tràng, xét nghiệm phân, chụp X-quang đại tràng.
Chẩn đoán phân biệt: Cần xác định xem tình trạng bệnh đang ở mức độ cấp tính hay mãn tính.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng- phần điều trị
Dùng thuốc:
- Giảm triệu chứng đau bụng bằng Atropine, Hyoscin, Spasmaverin, Loperamide, Carbogast.
- Hạn chế táo bón: Sorbitol, Macrogol, Lactulose.
Điều chỉnh lối sống là yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị viêm đại tràng cấp:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ nhàng.
- Cung cấp cho cơ thể chất béo có lợi, protein, chất xơ và probiotics.
- Kiêng các loại chất kích thích, đồ ăn chua, cay, nóng, dầu mỡ, hạn chế sử dụng sữa và thức ăn chưa qua chế biến ở nhiệt độ thích hợp.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt
Chẩn đoán bệnh đại tràng co thắt
Chẩn bệnh lâm sàng: Những triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đại tiện nhiều lần: Người bệnh muốn đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân cũng khác thường, khi lỏng, khi táo bón, khi chứa chất nhầy.
- Thường xuyên đau bụng: Trong phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt nêu rõ đây là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân thấy đau bụng sau các bữa ăn và sẽ bớt đau sau khi đi đại tiện.
- Chướng bụng: Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, bụng căng cứng và thỉnh thoảng ợ chua.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Các bác sĩ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác định tình hình bệnh như sinh thiết, chụp X- quang hoặc nội soi đại tràng, chụp khung đại tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT, …
Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt viêm co thắt với dạng cấp/ mãn tính, nhiễm trùng đường tiêu hóa, ung thư trực tràng,…
Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt
Dùng thuốc:
- Giảm triệu chứng đau bụng bằng Atropine, Hyoscin, Spasmaverin, Loperamide, Carbogast.
- Hạn chế táo bón: Sorbitol, Macrogol, Lactulose.
- Thư giãn tinh thần: Diazepam/ Sulpiride.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
- Bổ sung protein, vitamin và chất xơ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và đẩy lùi những ảnh hưởng mà bệnh gây ra.
- Tránh xa những thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, chất kích thích cũng là cách bảo vệ người bệnh khỏi những diễn tiến xấu của bệnh.
Vận động trị liệu theo phác độ diều trị viêm đại tràng co thắt
Người bệnh không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá lao lực. Tuy nhiên, việc kiên trì tập luyện những bài vận động nhẹ nhàng sẽ tăng sự dẻo dai, linh hoạt và sức đề kháng của cơ thể qua đó hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Lựa chọn những môn thể thao như đi bộ, bơi, yoga,…hoặc vật lý trị liệu bằng diện chẩn sẽ phù hợp với người bệnh co thắt đại tràng.
Thư giãn tinh thần người bệnh
Viêm ruột già co thắt gây ra căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh và ngược lại. Do đó, việc duy trì trạng thái tinh thần tốt sẽ đẩy lùi những cơn đau và co thắt đại tràng. Để đạt được điều đó, bệnh nhân cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh để tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng kích thích
Chẩn đoán bệnh đại tràng kích thích
Chẩn bệnh lâm sàng: Những triệu chứng thường gặp là:
- Đau bụng: Đau bụng từng đợt, có lúc dữ dội hoặc âm ỉ. Người bệnh bị chướng bụng và thường muốn đi đại tiện. Sau khi đi, cơn đau sẽ giảm thiểu hoặc biến mất.
- Đại tiện khác thường: Triệu chứng liên quan đến đại tiện trong phác đồ điều trị viêm đại tràng kích thích là rất quan trọng. Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc đan xen tiêu chảy và táo bón.
- Sức khỏe và tinh thần suy giảm, đặc biệt, người bệnh luôn thấy bất an, căng thẳng.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm máu, phân, ion đồ, đường huyết, soi đại tràng.
Chẩn đoán phân biệt: Cần xác định rõ các đặc điểm để phân biệt đại tràng kích thích với đại tràng cấp/ mãn tính, nhiễm trùng đường tiêu hóa, ung thư trực tràng,…
Phác đồ điều trị viêm đại tràng kích thích
Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường protein, vitamin và chất xơ, kiêng lipid, chất kích thích, thức ăn không đảm bảo an toàn.
Liệu pháp tâm lý: Giải tỏa căng thẳng mệt mỏi để người bệnh cảm thấy thư giãn, dễ chịu nhất có thể.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng kích thích bằng cách dùng thuốc:
- Ngừa tiêu chảy: Erceyuryl, Loperamide, Diphenoxylase .
- Ngừa táo bón: macrogol, lactulose, mannitol, sorbitol, muối magnesium, hyoscine, dicyclomine, atropin, scopolamine, mucilage, phloroglucinol, alverine, mebeverine, trimebutine, pinaverine bromide, fenoverine, gôm, hạt Ispaghul, Karaya, methyl cellulose.
- Phục hồi và duy trì ruột khỏe mạnh: Diosmectite, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii, attapulgite mormoiron, bismuth
- Chống trầm cảm: Amitriptyline, sulpiride Benzodiazepam.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính
Chẩn đoán bệnh đại tràng mãn tính
Chẩn bệnh lâm sàng: Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng bệnh như sau:
- Đau bụng dữ dội: Đau bụng từng đợt, có lúc dữ dội hoặc âm ỉ. Người bệnh bị chướng bụng và thường muốn đi đại tiện. Sau khi đi, cơn đau sẽ giảm thiểu hoặc biến mất.
- Phân khác thường: Ngoài đau bụng thì khi đi cầu bệnh nhân cũng sẽ thấy phân “không bình thường” như lỏng, táo bón, chứa máu,…Tình trạng này nên lưu tâm trong việc xây dựng phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính.
- Suy nhược cơ thể: Sức khỏe người bệnh suy giảm, khẩu vị không tốt, cân nặng giảm bất thường, mất tập trung, hay uể oải và cáu giận vô cớ,…
Chẩn đoán cận lâm sàng: Các bác sĩ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác định tình hình bệnh như sinh thiết, chụp X-quang hoặc nội soi trực tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT, …
Xem thêm >>Khám đại tràng ở đâu, bệnh viện nào tốt không cần nội soi?
Chẩn đoán phân biệt: Trước khi lập phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính, cần xét nghiệm để phân biệt bệnh đại tràng mãn tính với:
- Ung thư đại tràng.
- Đại tràng kích thích.
- Hội chứng hấp thu kém.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính
Tùy thuộc vào nguồn gốc gây viêm, người bệnh sẽ được điều trị theo những hướng khác nhau:
Người bị viêm ruột già do Amibe:
- Sử dụng thuốc nhằm loại bỏ amibe mô: Emetin hydrochlorid, Flagentyl, Chloroquin, Dehydroemetin, Ornidazole , Metronidazole, Fasigyne.
- Sử dụng thuốc nhằm loại bỏ amibe ở ruột: Diloxanide furoat.
- Dùng Quinolein kết hợp với Methylées, Tetracycline, Paranomycin, Iodées, Carbanic, Diloxanide.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính do viêm túi thừa
- Nội trú: Cung cấp chất điện giải và sử dụng các loại thuốc như Cephalosporine,, Quinolone, metronidazole hoặc imipenem. (Lưu ý: bệnh nhân bổ sung dưỡng chất bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch chứ không ăn uống).
- Ngoại trú: Bệnh nhân sử dụng sulfamethoxazole, Ampicinin, cephalexin, metronidazole. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn dạng lỏng.
Người bị viêm do lao: Corticoid kết hợp với Prednison.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của độc giả về phác đồ điều trị viêm đại tràng. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc.