Chữa vảy nến bằng lá khế không còn là bài thuốc xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân chưa nắm rõ được cách thực hiện mẹo dân gian này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn cụ thể. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Tìm hiểu tác dụng của lá khế chữa vảy nến
Khế là loại cây quen thuộc với mỗi gia đình và cũng là vị thuốc tuyệt vời mà thiên nhiên đem lại cho chúng ta. Các bộ phận của cây khế từ lá, quả, thân hay rễ đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó dân gian hay truyền miệng các bài thuốc chữa vảy nến từ lá khế.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần của lá khế có chứa nhiều sắt, kẽm, magie, photpho, chất chống oxy hóa và các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn. Chính vì thế nó được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua chát, tính bình, không độc, quy kinh can thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu viêm, trị chứng huyết nhiệt gây mụn nhọt, lở ngứa hay chứng phong nhiệt gây dị ứng, mề đay. Chính nhờ các tác dụng trên nên sử dụng lá khế chữa các bệnh về da rất hiệu quả.
Đây thực sự là một vị thuốc an toàn cho người sử dụng, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Hơn nữa lại không gây ra tác dụng phụ như các thuốc tây y mà hiệu quả đem lại cũng không thua kém. Vì thế, biện pháp chữa vảy nến bằng lá khế được rất nhiều người tin dùng.
5 Cách trị vảy nến bằng lá khế
Trong dân gian truyền tai nhau rất nhiều phương pháp điều trị bệnh bằng lá khế, dưới đây là tổng hợp 5 cách đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc số 1: Lá khế và các thảo dược khác
Phương pháp này hiệu quả mang lại cao nên được rất nhiều người sử dụng. Bệnh nhân có thể thực hiện bài thuốc dân gian này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá khế, lá thanh hao, lá thông lượng bằng nhau.
- Bước 2: Các lá trên sau khi rửa sạch thì cho vào nồi, đổ khoảng 3 lít nước sau đó đun sôi chừng 15 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Gạn lấy phần nước để đến lúc còn ấm thì mang đi tắm. Phần bã đắp trực tiếp lên những vùng da bị thương tổn.
Bài thuốc số 2: Đắp lá khế chữa vảy nến
Bài thuốc đắp cũng rất dễ thực hiện nhưng chỉ áp dụng được khi bệnh ở xuất hiện ở trên một vùng da không lớn. Cách làm này không thể sử dụng nêu bị vẩy nến toàn thân.
Cách làm cụ thể như sau:
- Bước 1: Nguyên liệu cần dùng khoảng 15 lá khế tươi, rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Giã nhuyễn lá khế sau đó cho thêm một chút muối hạt vào.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến. Đắp hỗn hợp thuốc lên vùng da này.
- Bước 4: Để khoảng 15 phút cho tinh chất được thẩm thấu sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
Bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả khá tốt nên cũng được nhiều người áp dụng.
Bài thuốc số 3: Uống nước sắc từ lá khế
Đây là cách điều trị vẩy nến bằng lá khế có tác dụng loại bỏ những tác nhân gây bệnh từ bên trong.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, sạch, chọn lá cỡ trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ.
- Bước 2: Đem lá đi rửa sạch, vò nát.
- Bước 3: Cho lá vào nồi đun với 3 lít nước sạch khoảng 10-15 phút.
- Bước 4: Để nước lá vừa đun nguội bớt sau đó mang đi tắm hoặc ngâm rửa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
Kiên trì thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm bớt.
Bài thuốc số 4: Chườm lá khế sao nóng
- Bước 1: Người bệnh vảy nến chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cho tất cả lá khế vào chảo sao nóng đến khi các lá héo đều thì tắt bếp.
- Bước 3: Bỏ lá khế vào một miếng vải sạch sau đó chà xát nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương.
Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Không nên chườm khi lá khế quá nóng vì có thể làm da bị tổn thương.
Bài thuốc số 5: Uống nước từ hoa, vỏ và lá khế điều trị vảy nến
Ngoài lá khế thì hoa và vỏ cây khế cũng có công dụng trong chữa trị bệnh vẩy nến.
- Bước 1: Lá khế tươi, hoa và vỏ cây khế sau khi thu hái thì rửa sạch.
- Bước 2: Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun cùng với khoảng 1 lít nước. Đun sôi cho lá chín kỹ thì tắt bếp.
- Bước 3: Gạn lấy phần nước để uống hàng ngày.
Không chỉ có mẹo chữa bệnh bằng lá khế, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc trị vảy nến bằng dầu dừa, lá trầu không. Đây đều là những vị thuốc quý trong điều trị căn bệnh da liễu này.
Lời khuyên của chuyên gia khi chữa vảy nến bằng lá khế
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, trước tiên bệnh nhân nhân cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra và xác định tình trạng của bệnh. Đồng thời, khi đó người bệnh cũng biết được phương hướng điều trị tốt nhất.
Đối với việc sử dụng lá khế trị vảy nến, các chuyên gia có những lời khuyên như sau:
- Sử dụng lá khế chỉ làm giảm bớt triệu chứng chứ không thể điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy muốn điều trị tốt vẩy nến phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
- Trong đợt bùng phát cấp tính nên dùng thuốc tây y để điều trị. Khi bệnh ổn định hoặc muốn phòng ngừa, hạn chế việc dùng thuốc tây kéo dài gây nhiều tác dụng phụ thì dùng lá khế là lựa chọn số 1.
- Không chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô rát, bong tróc, ngứa ngáy.
- Phải rửa kĩ lá khế trước khi sử dụng vì bụi và các chất bẩn bám trên lá có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Thời gian để phát huy tác dụng của các phương pháp trên khá chậm, nên mọi người phải kiên trì thực hiện, không nên nóng vội.
- Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường sau khi sử dụng lá khế thì nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi dùng.
- Bên cạnh những lưu ý trên, mỗi người phải xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý. Tránh căng thẳng, stress. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Chế độ ăn lành mạnh, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Tất cả các yếu tố trên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt để đẩy lùi bệnh tật.
Bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về mẹo dân gian chữa vảy nến bằng lá khế. Việc áp dụng những phương thuốc này nên được hướng dẫn từ người có chuyên môn để phát huy tối đa hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi.