Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi là một bài thuốc dân gian đơn giản nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng đúng nên thường làm mất đi công hiệu của chúng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về mẹo dân gian này.
Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Uống nước lá ổi có tác dụng gì không?
Rất nhiều người truyền tai nhau về bài thuốc dùng lá ổi chữa bệnh dạ dày của ông cha ta thời xưa. Nhưng dùng lá ổi làm bài thuốc điều trị đau dạ dày có thực sự hiệu quả như lời đồn không thì ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn.
Cây ổi vốn đã quen thuộc với người dân Việt, trừ ở núi cao trên 1500m (so với mực nước biển) thì ở đồng bằng hay vùng núi đều trồng được. Rễ ổi, thân ổi, quả ổi, lá ổi đều có thể sử dụng được.
Đặc biệt, trong trái ổi có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, chống lão hóa, giảm huyết áp,… Tuy nhiên, ít ai biết ngoài ra lá ổi cũng có công dụng thần kỳ trong việc chữa các chứng bệnh về dạ dày.
Theo y học cổ truyền, lá ổi tính ấm, chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất chống viêm, khử khuẩn nên được dùng nhiều trong điều trị viêm loét, chữa lành vết thương. Đau bao tử là do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây viêm vì vậy thực chất cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi là vô cùng chính xác và hiệu quả.
Đặc biệt, trong lá ổi có chứa hoạt chất tanin – một hoạt chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Thời xưa, khi bị rắn cắn, trong tình thế cấp bách cần sơ cứu, thầy lang có thể ấy lá ổi để dịt vào vết thương do trong lá ổi có tanin sẽ kết tủa với protein trong nọc rắn giúp cầm máu, kháng khuẩn.
Tương tự cùng cơ chế này, chất tanin trong lá ổi sẽ kết hợp với protein trong dịch vị dạ dày tạo thành một lớp màng phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, làm cho người bệnh giảm đau, tiêu viêm.
Ngoài ra, lá ổi còn bao chứa axit malonic và axit guajava l’c – kẻ thù của vi khuẩn có hại ẩn trú trong dạ dày. Hai chất này gây ức chế vi khuẩn có hại, giúp nhanh chóng làm lành điểm bị viêm loét ở niêm mạc. Để hiệu quả nhất, người ta thường sử dụng búp lá ổi non bởi nó có chứa nhiều chất kháng viêm nhất mà ít bị sâu bệnh hại.
Cách dùng lá ổi chữa dạ dày
Sau khi biết được công dụng của lá ổi chắc hẳn bạn đang rất muốn biết các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi như thế nào để đạt được hiệu quả. Rất may là các bài thuốc này đều dễ áp dụng và bạn có thể làm ngay tại nhà.
Trà lá ổi chữa đau dạ dày
Để có thể sử dụng linh hoạt hơn và dễ uống hơn, ta có thể điều chế lá ổi dưới dạng pha thành trà. Có rất nhiều cách pha trà từ lá ổi, kể cả người không bị bệnh cũng có thể thưởng thức.
Một số loại trà dễ hãm là: Trà lá ổi tươi, trà lá ổi khô, trà lá ổi bột khô, trà lá ổi thanh nhiệt. Công thức chung của các loại trà này là đều sử dụng lá ổi non, ngâm nước muối loãng cho sạch trước khi chế biến.
- Với cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi tươi làm trà và trà lá ổi thanh nhiệt có thể dùng luôn lá mà không cần sơ chế. Hãm lá ổi non rồi cho thêm chút mật ong (có thể không cần), uống ấm hoặc uống lạnh đều được. Cách này phù hợp với những ai có sẵn cây ổi trong vườn và cũng là thức trà tốt nhất bởi giữ được giàu hoạt chất trong lá tươi.
- Trà lá ổi khô dành cho những người có ít thời gian hơn và cũng không sẵn lá ổi quanh năm. Cuộn 5-10 lá ổi vào 1 túi lưới treo chỗ có nắng, thoáng gió hoặc đem nhiều lá phơi trên sân cho lá ổi rút hết nước, không cần khô giòn. Pha tương tự với cách pha trà thông thường và uống nhiều lần trong ngày.
Muốn tích được lá ổi khô lâu hơn, bạn có thể phơi kỹ lá cho khô giòn rồi tán thành bột, cho vào lọ để quanh năm. Khi uống thì hòa bột lá ổi với nước nóng, để nguội, lọc cặn bột cho đỡ khé cổ khi uống.
Uống nước lá ổi vào lúc bụng đói sẽ giúp làm se bề mặt vết loét ở dạ dày, tạo một lớp màng trên niêm mạc, chống viêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ đá vào nước trà uống như một loại nước thanh nhiệt cho cả gia đình.
Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi và gạo lứt
Kết hợp lá ổi và gạo lứt sẽ tạo ra bài thuốc cải thiện tình trạng đau nhức do căn bệnh dạ dày này gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 100gr lá ổi non rửa sạch để ráo, gạo lứt chừng 1 nắm và 800ml nước tinh khiết.
- Thái nhỏ lá ổi và đem sao khô với gạo lứt. Chú ý sao nhỏ lửa, đều tay vì gạo rất dễ cháy, sẽ bị đắng và không tốt cho sức khỏe.
- Sau khi sao khô thì cho thêm 800ml nước đã chuẩn bị vào đun sôi lăn tăn đến độ cạn còn 200ml thì tắt bếp, chắt lấy nước để ấm vừa rồi uống.
Xem thêm:Đau dạ dày ăn tỏi được không, thành phần & tác dụng của củ tỏi?
Uống nước lá ổi trước bữa ăn 30-45p (uống khi no sẽ không có tác dụng). Một ngày bạn có thể sử dụng 2 -3 lần tùy mức độ bệnh và thời gian cho phép.
Nước lá ổi và gạo lứt không đắng nhưng hơi ngang, có vị nhạt nhưng cũng không nên cho thêm đường hay mật ong vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng nguyên chất của thuốc. Tốt nhất nên uống lúc ấm vừa tốt cho dạ dày lại vừa dễ uống hơn.
Lưu ý nếu dùng búp ổi non chữa bệnh dạ dày
Điều chế thuốc từ lá ổi không khó nhưng khi chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau để đạt hiệu quả nhanh nhất.
- Nên sử dụng lá ổi non bởi trong búp lá non có chứa nhiều hoạt chất tanin hơn cả.
- Uống lúc đói để lá ổi phát huy công dụng tốt nhất
- Nếu bệnh dạ dày nhẹ thì kiên trì sử dụng lá ổi kết hợp chế độ ăn uống khoa học sẽ thấy thuyên giảm bệnh rõ rệt, tùy theo cơ địa từng người có thể khỏi hẳn. Nhưng với trường bệnh nặng thì lá ổi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
- Nước lá ổi kỵ với một số loại thuốc tây nên trước khi uống cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
- Khi bị táo bón nên tạm ngưng sử dụng lá ổi để không làm tình trạng nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cân nhắc trước khi uống nước lá ổi.
Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ 100% thảo dược tự nhiên
Chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi tuy là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện nhưng hiệu quả đạt được không cao do dược tính thấp. Bên cạnh đó, với người có cơ địa nóng trong thì dùng lá ổi nhiều cũng không tốt vì có thể gây táo bón. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng bài thuốc thảo dược đang được đánh giá rất cao mang tên Cao Bình Vị Tâm Minh Đường.
Mỗi một vị thuốc trong thành phần Cao Bình Vị đóng một vai trò riêng trong điều trị, khi chúng được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ thích hợp sẽ hỗ trợ nhau tốt nhất.
Theo đó, không chỉ chuyên tâm giải quyết triệu chứng đau dạ dày, Cao Bình Vị còn có những thành phần phụ trợ giúp: làm lành vết viêm loét niêm mạc, ức chế vi khuẩn gây hại và củng cố chức năng tỳ vị nhằm tăng sức đề kháng.
Nhắc tới quy trình bào chế Cao Bình Vị không thể không nhắc tới những lợi ích tuyệt vời của phương pháp cô cao cổ truyền:
- Cô đọng tối đa dược chất
- Bẻ gãy hoàn toàn tối đa liên kết thảo mộc cơ thể khó hấp thụ
- Không chứa corticoid gây hại cho dạ dày vì quá trình chiết xuất tinh chất ở nhiệt độ 100 độ C trong khi chất này bay hơi ở 80 độ C.
Còn nhiều ưu điểm khác của thuốc dạng cao, bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm trong video sau:
[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/XwmS2sz-eHg” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Khi dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau dạ dày thuyên giảm từng ngày như sau:
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Với việc sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ cùng với những kinh nghiệm dày dặn trong điều trị thực tiễn của những bác sĩ có tay nghề, Cao Bình Vị là một trong những nghiên cứu thành công nhất tại Tâm Minh Đường. Hàng ngàn người bệnh đau dạ dày đã được điều trị thành công, nhiều năm không tái phát bệnh. Đây cũng chính là cơ sở để Nhà thuốc được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
Rõ ràng, so với phương pháp chữa bệnh đau dạ dày bằng lá ổi, Cao Bình Vị đã cho thấy hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Bạn đọc còn thắc mắc cần tư vấn, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc: