Quảng Cáo

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến cụ thể, phù hợp

10/07/2020

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến là một trong những công việc quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị cũng như kết quả chữa bệnh sau này. Vậy làm sao để thiết lập được một bản kế hoạch hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm ra câu trả lời nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến cụ thể, phù hợp
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến là điều rất quan trọng

Trên thế giới có khoảng 1,5 đến 2% dân số mắc bệnh lý ngoài da này. Do đó việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là rất cần thiết. Một vài lưu ý quan trọng giúp người bệnh mau khỏi bao gồm: 

  1. Thăm khám bác sĩ 
  2. Điều trị tại chỗ bằng thuốc 
  3. Chăm sóc da 

Lập kể hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến bước 1: Xác định dạng bệnh

Bệnh này được chia thành nhiều dạng. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể xác định được dạng và mức độ của bệnh. 

Một vài dạng và đặc điểm của các thể Psoriasis bao gồm: 

  • Thể đồng tiền: Là dạng bệnh phổ biến nhất. Các vết vảy trên da hình tròn như đồng xu, đường kính từ 1 – 4 cm và có thể đếm được. Đây cũng là dạng dễ dàng trong việc lập kể hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhất.
  • Thể chấm giọt: Các nốt sẽ rải rác khắp cơ thể, hầu hết ở phần nửa người trên. Da bị mẩn đỏ, các vết bệnh mẩn đỏ, mỏng, màu trắng và dễ bị bong tróc. Thể này thường có liên quan đến bệnh liên cầu hoặc bệnh viêm tai giữa. 
  • Thể mảng: Các mảng vảy lớn tròn xuất hiện nhiều trên da có đường kính lớn hơn 5 cm. 
  • Toàn thân: Các dấu hiệu của thể bệnh này gồm da đỏ, dày cộm hoặc căng bóng, thậm chí bị rớm dịch. Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, rối loạn hệ tiêu hóa, mệt mỏi suy kiệt. 
  • Thể khớp: Các vết vảy xuất hiện tập trung ở vùng khớp. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khớp biến dạng, hạn chế hoạt động đi lại. Đây là dạng khiến việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến gặp nhiều khó khăn,
  • Thể mủ: Dạng bệnh này được chia thành 2 thể nhỏ (mụn mủ toàn thân và mụn mủ bàn tay/bàn chân).
  • Đảo ngược: Các vết bệnh tập trung ở các vùng kẽ, nếp gấp như nách, rốn, kẽ mông, bẹn, ngực,…
  • Psoriasis trẻ em: Các vết vẩy xuất hiện trên da rải rác, thường xuất hiện ở trẻ em đang tuổi lớn. 

Những người mắc bệnh có đặc điểm chung là cơ thể sản xuất quá mức tế bào T. Đây là một loại tế bào trong bạch cầu có chức năng chống sự xâm nhập các vi khuẩn và virus. Để lập kể hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt nhất thì việc bổ sung thêm các yếu tố gây bệnh khác cũng rất cần thiết. Một số vấn đề thường gặp là: 

  • Cháy nắng ở da
  • Da bị nhiễm trùng 
  • Sử dụng rượu bia quá nhiều 
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
  • Phản ứng dị ứng của cơ thể

Như vậy, việc xác định được đặc điểm và nguyên nhân của bệnh thực sự quan trọng. Chúng giúp người bệnh có thể thiết lập lộ trình chăm sóc và đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất. 

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến bước 2: Điều trị bằng thuốc bôi

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến cụ thể, phù hợp
Điều trị tại chỗ bằng các thuốc bôi ngoài da

Nếu người bệnh mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc bôi. Điều trị trực tiếp vào vùng da bệnh là cần thiết và sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. 

Một vài loại thuốc ngoài da mà người lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến nên biết như: 

  • Thuốc mỡ Corticoid: Đây là loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn trên da. 
  • Thuốc mỡ Salicylic: Giúp làm bong lớp vảy màu trắng trên da, đồng thời khiến vết thương nhanh lành hơn.
  • Thuốc mỡ chứa vitamin A: Làm dịu và ổn định các tế bào đã bị sừng hóa trên da. Ngoài ra chúng giúp ngăn ngừa ngứa ngáy và tình trạng khô da. 

Sử dụng thuốc bôi cần được thực hiện theo chỉ định kỹ lưỡng của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng của thuốc. 

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến bước 3: Chú ý làn da 

Kết hợp điều trị bằng thuốc bôi ngoài và chăm sóc da là 2 lưu ý cơ bản giúp bệnh được đẩy lùi. Người mắc bệnh có thể tham khảo một vài biện pháp sau: 

  • Vệ sinh cho da: Giữ sạch da giúp phát huy tác dụng của các loại thuốc bôi và giúp người bệnh bớt khó chịu hơn. Bạn có thể ngâm mình bằng nước ấm để các tĩnh mạch và lưu thông máu hiệu quả. 
  • Giữ ẩm da: Người mắc bệnh thường hay bị khô da. Do đó khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến thì việc sử dụng các sản phẩm giúp dưỡng ẩm sẽ làm dịu vùng da đang bị tổn thương. Người bệnh nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên và bôi vào da ngay sau khi tắm.
  • Tắm nắng nhẹ nhàng: Ánh sáng mặt trời vào lúc 5h30 – 8h sẽ làm chậm sự phát triển tế bào da và kìm hãm các mảng vảy lan rộng. 
  • Không chà xát hay cào mạnh da: Đây là việc làm không có lợi cho da. Chúng khiến các vết vẩy bị tổn thương, khó lành, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn. 

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến cụ thể, phù hợp
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân vảy nến

Bên cạnh chế độ chăm sóc ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Năm nhóm thực phẩm cần bổ sung trong bữa ăn gồm: 

  1. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Giúp loại bỏ độc tố, lưu thông máu, tăng cường miễn dịch và kháng viêm là những ưu điểm của nhóm thực phẩm này. Một vài loại thực phẩm điển hình gồm quả cherry, cam, quýt, quả óc chó, dưa chuột, khoai tây, rau chân vịt, bắp cải đỏ, cà chua, cà rốt,…
  2. Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có tác dụng chống nhiễm khuẩn và đặc biệt phù hợp với người bệnh. Người lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến nên thêm vào thực đơn các loại thực phẩm: Ngũ cốc, đậu, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, rau cải…
  3. Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Nhóm thực phẩm này có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả đối với người bệnh. Axit béo omega 3 có nhiều trong các thực phẩm: Cá hồi, cá ngừ, các loại hạt (hạt hướng dương, hạt óc chó,…) 
  4. Thực phẩm giàu Beta-carotene:Bí đỏ, đu đủ, gấc, ớt đỏ/vàng, cần tây, rau dền,… 

Ngoài các thực phẩm cần được bổ sung trong khẩu phần ăn, người bệnh nên kiêng ăn các loại thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các thức uống như bia, rượu,…Một số biện pháp dân gian như chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt, cây lược vàng, lòng đỏ trứng gà có thể được cân nhắc cho người bệnh khi có sự đồng ý từ chuyên gia.

Người bệnh cũng cần sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi. Người bệnh cũng cần duy trì tập luyện thể dục thể thao để nâng cao vận động và cơ chế miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cùng cần thăm khám đầy đủ để theo dõi tình trạng và có phác đồ điều trị bệnh hợp lý. 

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vẩy nến. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin hữu dành cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh. 

các từ khóa liên quan: - Images. Nguồn : bacsydakhoa.com