Cách trị vảy nến bằng dầu dừa đã được nhiều người bệnh áp dụng thành công. Vậy nguyên nhân tại sao dầu dừa có thể chữa vẩy nến và cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Dầu dừa trị vảy nến có tốt không?
Dầu dừa được biết đến rộng rãi nhờ tác dụng chữa được rất nhiều bệnh như: Dưỡng da, dưỡng môi, trị mụn, cải thiện tình trạng rạn da sau sinh, khử mùi, xoá quầng thâm mắt và trị bệnh vảy nến.
Thành phần của dầu dừa có chứa rất nhiều các axit béo tự nhiên như: axit lauric, axit palmitic, axit oleic. Khi da bị vẩy nến, lớp sừng của cơ thể ngày một dày lên khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Các axit này vừa có công dụng chống viêm vừa giúp loại bỏ đi lớp tế bào chết, rất thích hợp để điều trị bệnh.
Hơn nữa dầu dừa còn có tác dụng cung cấp độ ẩm và ngăn ngừa mất nước, giúp da mềm mại, mịn màng, phòng ngừa tái phát bệnh.
Tóm lại, cách trị vảy nến bằng dầu dừa giúp giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, da khô, bong tróc, giảm sưng nề và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Thật là một dược liệu quý hiếm trong trị liệu các bệnh về da liễu.
Cách trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc bị vảy nến tắm lá gì? Ngoài dử dụng lá trầu không, lá khế thì bẹn có thể dùng mẹo chữa bằng dầu dừa.
Các bài thuốc chữa vẩy nến bằng dầu dừa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà rất an toàn. Việc kết hợp dầu dừa và các nguyên liệu khác sẽ tạo ra những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo những cách chữa dưới đây.
Cách 1: Dầu dừa và giấm táo
Giấm táo có tác dụng chống nhiễm trùng, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Kết hợp 2 loại này sẽ vô cùng tốt trong điều trị vảy nến.
- Bước 1: Lấy 2 thìa dầu dừa và giấm táo lượng bằng nhau, trộn đều lên.
- Bước 2: Dùng bông hoặc vải sạch thấm đều hỗn hợp sau đó nhẹ nhàng lau khắp vùng da bị tổn thương.
- Bước 3: Giữ nguyên khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Đây là cách làm đơn giản, tiện lợi, an toàn, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Cách 2: Trị vảy nến bằng dầu dừa và tỏi
Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Tác dụng của tỏi cũng rất nhiều, trong đó phải kể đến công dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Dầu dừa kết hợp với tỏi quả là một công thức hoàn hảo để điều trị bệnh.
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ tỏi đã rửa sạch, bóc vỏ, giã nát, bỏ vào bát.
- Bước 2: Tiếp đó cho một ít dầu dừa vào bát, trộn đều hỗn hợp.
- Bước 3: Cho hỗn hợp vào nồi để hấp cách thuỷ trong vài phút.
- Bước 4: Để cho hỗn hợp nguội bớt, sau đó thoa lên vùng da bị vảy nến. Lưu ý massage nhẹ nhàng, không chà xát mạnh. Để khoảng 5 phút thì rửa sạch lại với nước ấm.
Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cách 3: Kết hợp dầu dừa và lô hội (nha đam)
Lô hội được biết đến nhờ tác dụng cấp ẩm, cấp nước, làm sáng da. Chính vì thế sử dụng cùng dầu dừa sẽ làm tăng tác dụng chữa bệnh.
- Bước 1: Lô hội sau khi rửa sạch, cắt bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt.
- Bước 2. Cho phần thịt vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Bước 3: Đổ một lượng dầu dừa vừa đủ vào hỗn hợp, sau đó trộn đều.
- Bước 4: Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên vùng da bị bệnh. Giữ nguyên ít nhất một giờ hoặc để qua đêm sẽ phát huy tác dụng tối đa.
Một số cách chữa vảy nên bằng dầu dừa khác
Việc điều chế dầu dừa cũng khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà để tiết kiệm chi phí điều trị.
Nguyên liệu: 1 trái dừa (càng già càng tốt), một khăn sạch để lọc, máy xay sinh tố và những vật dụng cần thiết khác.
Các bước thực hiện như sau:
- Dừa mua về bổ đôi, dùng dụng cụ chuyên nạo để nạo cùi dừa thành những sợi nhỏ.
- Cho dừa vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước nóng, xay nhuyễn đến khi được hỗn hợp cơm dừa thì dừng lại.
- Đổ nước sôi vừa đủ sấp với lượng cơm dừa, đun trong 15 phút rồi tắt bếp.
- Tiếp tục xay nhuyễn để được hỗn hợp sánh mịn, dùng khăn xô để lọc vắt lấy phần nước cốt.
- Cho phần nước cốt này vào chảo đun nhỏ lửa từ 60 đến 90 phút bạn sẽ thấy phần dầu nổi lên. Dung dịch thu được có màu vàng nhạt hoặc hơi đậm với mùi thơm ngậy của dừa.
Đây là cách làm dễ thực hiện và được nhiều người áp dụng nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh. Người bệnh vảy nến có thể tham khảo cách làm này để tự điều chế dầu dừa tại nhà.
Một số lưu ý khi điều trị vảy nến bằng dầu dừa
- Trước khi sử dụng bạn nên thoa một ít dầu dừa lên một vùng da nhỏ để xem có bị kích ứng không. Nếu thấy có tình trạng ngứa tăng hoặc mẩn đỏ thì không nên sử dụng.
- Không thoa một lượng lớn dầu dừa lên da, chỉ nên dùng vừa đủ vì nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông, khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
- Vệ sinh sạch sẽ da trước khi áp dụng các phương pháp trên.
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên khiến bệnh bùng phát.
- Thay đổi lối sống sinh hoạt và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh rất có lợi cho cơ thể.
- Sử dụng dầu dừa chỉ có tác dụng chữa triệu chứng chứ không phải điều trị nguyên nhân. Vì vậy, khi bệnh tiến triển nặng phải đi khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa. Hy vọng bạn đọc có thêm những kiến thức giúp ích cho bảạn thân và những người xung quanh.