Quảng Cáo

Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai và thuốc sử dụng cho bà bầu

10/07/2020

Đau đại tràng khi mang thai là triệu chứng quen thuộc của nhiều bà bầu hiện nay. Với người lần đầu mang thai, làm thế nào để biết mình đang bị vấn đề này? Chứng bệnh có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Tất tần tật những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai

Đối với nhiều người phụ nữ khi mang thai, khẩu vị ăn uống sẽ thay đổi tùy theo đặc tính của thai nhi. Chính những thói quen ăn uống bộc phát này đã tác động tiêu cực đến hệ đường ruột, vô tình làm rối loạn chức năng của đường ruột. Từ đó, khiến cơn đau ruột già bùng phát mạnh mẽ. 

Nhiều chị em hay nhầm lẫn dấu hiệu thai nghén với đau đại tràng khi mang thai, dẫn đến sự chủ quan và chậm trễ trong việc chữa trị. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tình trạng này:

  • Đau bụng: Triệu chứng này xuất hiện phổ biến ở những người đau ruột già. Riêng với các bà bầu, do vị trí tử cung nằm gần bên khung đường ruột nên khi các cơn đau bùng phát, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, nhiều trường hợp ẩn sau các cơn đau bụng là các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến sản phụ như sảy thai, động thai, rau bong non,… 
  • Đầy hơi, chướng bụng: Khi mang thai cơ thể mẹ rất nhạy cảm với thức ăn và mùi vị. Việc viêm đại tràng khi mang thai sẽ gây thêm nhiều khó khăn trong việc ăn uống, khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, giảm khẩu vị. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bào thai.
Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai và thuốc sử dụng cho bà bầu
Đau đại tràng khi mang thai (ảnh minh họa)

Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giãn nở các cơ bụng, gây chèn ép các bộ phận xung quanh. Điều này giải thích cho việc tại sao bà bầu đau ruột già thường hay khó thở, mệt mỏi, bụng ì ạch, khó chịu. 

  • Tần suất đại tiện cao: Tình trạng này khiến người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày, dẫn đến việc cơ thể bị mất nước. Đặc biệt, tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng, chèn ép các mạch máu, dẫn tới việc hai chi dưới sưng phù. 
  • Rối loạn đại tiện: Nhiều chị em phụ nữ bị táo bón trong quá trình mang thai. Nhưng với những bà bầu bị đau ruột già, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn hẳn. Việc cố gắng rặn khi đi ngoài sẽ khiến người bệnh mất sức, đồng thời tác động mạnh đến thai nhi. 

Đau đại tràng khi mang thai có nguy hiểm?

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, tình trạng này gây ra nhiều tác hại cho các bà bầu. Chúng không những bùng phát trên cơ thể mẹ gây đau đớn triền miên, mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bào thai. Tuy nhiên, cơn đau sẽ không tác động trực tiếp đến thai nhi mà chỉ có một số tác động gián tiếp như sau:

  • Gây bất ổn tâm lý: Vốn dĩ các chị em phụ nữ khi mang thai đã gặp nhiều căng thẳng, lo âu, mệt mỏi,…. Nhưng khi bị đau đại tràng khi mang thai, vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Việc tâm lý người mẹ bất ổn cũng gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe thai nhi.
  • Tăng tỷ lệ sinh non, sảy thai: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi chưa đủ tuổi, chưa bám vững vào tử cung. Thế nên, một khi các mẹ dùng sức rặn sẽ gia tăng nhiều áp lực lên tử cung. Điều này dẫn đến các trường hợp động thai, sảy thai. Nếu tình trạng này kéo dài đến những tháng cuối thai kỳ, các mẹ có nguy cơ sinh non rất cao.
  • Giảm hấp thu dưỡng chất: Biểu hiện đau đại tràng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ đường ruột. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không thể hấp thu hết dưỡng chất có lợi và đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Lâu ngày, sức khỏe bà bầu sẽ trở nên yếu kém do suy giảm hệ miễn dịch. Điều này gián tiếp khiến thai nhi không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai và thuốc sử dụng cho bà bầu
Đau đại tràng khi mang thai khiến phụ nữ bất ổn tâm lý

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể nhận định rằng đau ruột già khi mang thai tương đối nguy hiểm. Chúng có thể để lại nhiều hệ lụy cho đứa bé sau này hoặc gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi ngay trong quá trình mang bệnh. 

Tuy nhiên, bệnh trạng này vẫn có thể được xử lý ổn thỏa nếu bà bầu phát hiện bệnh sớm và điều trị khi vừa mới khởi phát. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì khả năng cao sẽ xảy ra những biến chứng như sảy thai, sinh non. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được chủ quan, nên đi thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng.

Viêm đại tràng khi mang thai phải làm gì?

Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai và thuốc sử dụng cho bà bầu
Bà bầu bị đại tràng phải làm sao
  • Điều trị bằng thuốc Tây:Đây là biện pháp phát huy tác dụng nhanh chóng, giảm tức thì các triệu chứng. Tuy nhiên, uống thuốc tây lại mang đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể mẹ và thai nhi. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp này bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định và liệu trình.
  • Nghệ và mật ong: Người bệnh trộn đều 2 thìa mật ong và 3 thìa bột nghệ. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc vo tròn thành viên sau đỏ bỏ vào hũ thủy tinh để dùng nhiều lần.
  • Mật ong và mè đen: Bên cạnh việc dùng thuốc viêm đại tràng cho bà bầu, bạn có thể đem rang 500g mè đen sau đó bỏ vào hũ thủy tinh. Mỗi lần dùng lấy một ít, hòa chung với 1 thìa mật ong rồi ăn trực tiếp. 
  • Thư giãn, giảm áp lực tâm lý: Người bệnh nên quản lý tốt những áp lực, căng thẳng trong thời gian mang thai. Ngoài ra, bà bầu cũng nên ngủ đúng giờ, không thức khuya sau 11 giờ, hạn chế làm việc quá sức.
  • Thiết lập khẩu phần ăn khoa học: Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần được quản lý một cách nghiêm ngặt. Theo các bác sĩ, điều này góp phần đảm bảo thai nhi hấp thụ đủ dưỡng chất, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng ở trẻ em. Các mẹ nên chọn hình thức chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, rán. Người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều chất xơ, chất đạm, hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, ớt, dầu mỡ.
  • Kết hợp vận động nhẹ nhàng: Theo các chuyên gia cho biết, việc vận động hợp lý có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vì thế, các mẹ nên tập những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… 
  • Bổ sung đủ nước:Bà bầu cần phải đảm bảo lượng nước mình uống mỗi ngày đủ cho hoạt động của cơ thể. Nước có tác dụng làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón. 

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh hiểu thêm về chứng đau đại tràng khi mang thai. Hy vọng qua đó người bệnh đã biết cách nhận biết các dấu hiệu, áp dụng đúng các biện pháp chữa trị và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

các từ khóa liên quan: