Quảng Cáo

Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt và cách can thiệp xử lý bệnh

10/07/2020

Vảy nến thể giọt là một thể trong bệnh vảy nến nói chung. Bệnh có biểu hiện như nào, nguyên nhân là gì và cách điều trị ra sao. Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về những vấn đề trên. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Hình ảnh vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt (Guttate) là một bệnh thuộc hệ thống các bệnh tự miễn. Bệnh là biểu hiện của sự gia tăng tốc độ sinh sản các tế bào da rải rác khắp cơ thể vì vậy các tế bào chồng chất lên nhau tạo các mảng vảy hình giọt nến, trắng đục trên bề mặt da.

Trên bề mặt da của người mắc bệnh vẩy nến quá trình tổng hợp ADN gia tăng kéo theo đó các lớp tế bào sừng, màng đáy cũng được tăng sinh. Không có sự cân bằng giữa quá trình sinh sản và tiêu hủy nên các lớp tế bào mới sứ chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp tạo thành vảy.

Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt và cách can thiệp xử lý bệnh
Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt có lây không? Theo các chuyên gia da liễu cho biết, căn bệnh này không lây từ người này sang người khác qua con đường tiếp xúc da, niêm mạc, dịch tiết, máu.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt chung, sử dụng đồ cá nhân chung, ôm hay thậm chí là hôn, quan hệ tình dục với người bệnh mà không sợ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có tính chất di truyền. Trong gia đình có người mắc vẩy nến thì những người khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh sẽ hơn những người khác.

Yếu tố hình thành vảy nến thể giọt

Cũng như viêm khớp vảy nến, thể giọt, mủ…, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh:

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ những người mắc bệnh vảy nến thể giọt sẽ cao hơn khi trong gia đình họ cũng có người mắc bệnh. Và các nhà khoa học đã tìm ra gen gây ra bệnh vẩy nến thể giọt nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan tới các yếu tố sau: BW57, DR7, B17, CW6, HLA, B13.
  • Rối loạn các quá trình chuyển hoá trên da: Da người bị bệnh sử dụng oxy tăng cao đột biến so với người bình thường, có khi tới 400%.
  • Rối loạn quá trình tạo lớp sừng (quá sừng và á sừng) gây ra bệnh.

Ngoài ra, bệnh vẩy nến còn gia tăng do một vài yếu tố như:

  • Stress kéo dài, mất ngủ, ngủ ít thường xuyên, không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Các chấn thương vật lý: Ảnh hưởng không nhỏ đến sự xuất hiện của bệnh (14%)

Nhận biết tình trạng vảy nến thể giọt

Bệnh có nhiều triệu chứng từ nặng tới nhẹ, tùy vào từng giai đoạn và cơ địa của người bị bệnh. Các triệu chứng thường gặp như:

Đỏ da

  • Có các mảng đỏ da kích thước đa dạng to nhỏ khác nhau từ vài milimet tới một vài centimet, có những mảng có thể tới hàng chục centimet
  • Giới hạn rõ với xung quanh, nền cứng, gồ cao, vẩy nến trắng choán chỗ gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp da bị bệnh.
  • Khi bị vảy nến thể giọt thì mảng đỏ xuất hiện rải rác khắp cơ thể, có thể thành đám.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt và cách can thiệp xử lý bệnh
Da bị mẩn đỏ hình giọt nước là một biểu hiện của bênh vẩy nến thể giọt

Vẩy trắng

  • Vảy trắng đục phủ trên mảng đỏ.
  • Vì vẩy nến giọt có nhiều tầng nhiều lớp và dễ bong nên khi cạo lớp vảy vụn sẽ ra bột trắng phấn giống như vết nến.

Phân loại vảy nến thể giọt với các thể khác:

  • Thể đồng tiền (nummular psoriasis): Có kích thước 1- 4cm. Hình dạng tròn như đồng tiền.
  • Vẩy nến thể mảng (psoriasis en plaques): Các đám mảng lớn 5-10 cm có khi lớn hơn, tập trung chủ yếu ở vùng như lưng, ngực, xương cùng, khuỷu tay, đầu gối, mặt trước cẳng chân. Cộm hơn các thể khác.
  • Vảy nến đỏ da toàn thân: Là thể nặng so với các thể khác và hiếm gặp. Da cơ thể đỏ tươi, phù nề, căng và rớm dịch, gần như không còn da vùng nào lành, rớm dịch mủ và nứt nẻ khiến người bệnh đau rát.
  • Thể khớp: Các khớp tổn thương kiểu viêm đa khớp mạn tính rồi đến thấp khớp, biến dạng khớp.
  • Thể mụn mủ (pustular psoriasis): Có 2 thể nhỏ: Vẩy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch: Người bệnh sốt cao, đột ngột,  người mệt mỏi, da xuất hiện các đám đỏ lan toả và nổi lên rất nhiều các mụn mủ đường kính khoảng 1-2 mm, rát bỏng, có thể bị rụng tóc, móng. Vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân: Có các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân thường gặp ở mô út và mô cái. Đôi khi có phù nề các chi, nổi hạch vùng bẹn, sốt cao.
  • Thể đảo ngược: xuất hiện nhiều ở các nếp kẽ như nách, nếp kẽ mông, bẹn hay nếp dưới vú, rốn. Tổn thương có thể bị trợt ra, có vết nứt.

Cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Có nhiều phương pháp điều trị từ hóa học, vật lý đến sinh lý. Thầy thuốc có thể dùng thuốc đơn thuần hoặc phối hợp nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị và giảm các tác dụng phụ.

Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt và cách can thiệp xử lý bệnh
Điều trị vảy nến thể giọt bằng quang trị liệu

Các thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh:

  • Điều trị bằng quang hoá trị liệu: PUVA  là phương pháp kết hợp giữa vật lý và hóa học. Người bệnh sẽ uống thuốc 8-methoxypsoralen cùng với đó là chiếu tia cực tím.
  • Thuốc corticosteroid như: Betamethasone, clobetasol,…có tác dụng chống viêm.
  • Thuốc retinoid như: Tazarotene, acitretin,…Khi người bệnh đã đề khác với các loại thuốc khác.
  • Dẫn xuất của vitamin D3: Calcitriol, calcipotriol,…
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: methotrexate, cyclosporin, , adalimumab,… Sử dụng với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng.
  • Methoxsalen: Dùng để tăng tác dụng của tia UV.
  • Acid salicylic: Làm mềm da do có tác dụng tiêu lớp sừng.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học: Đây là phương pháp mới chưa được áp dụng rộng rãi vì giá thành còn cao, ít cơ sở y tế có đủ trình độ để tiến hành. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này ngày càng được chứng minh.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp Đông y để trị vảy nến thể giọt như:

  • Cây vòi voi: Dùng lá cây vòi voi đã được rửa sạch đem giã cùng với muối trắng. Sau đó, lấy lá đã giã nhuyễn đó đắp lên vùng da bị bệnh, để qua đêm đến sáng hôm sau thì bỏ đi, rửa lại thật sạch bằng nước ấm.
  • Lá lốt: Dùng lá, thân và rễ đã rửa sạch đem vò nát rồi đun sôi với nước, sau đó để cho nguội. Dùng nước này rửa, lau vùng da tổn thương 2-3 lần/ tuần.
  • Lá trầu không: Dùng lá trầu không đã rửa sạch đem đun sôi với một ít muối đến khi lá nát hết. Dùng nước đó để uống, tắm hoặc ngâm mình.

Các phương pháp tây y sẽ gây ra một vài tác dụng phụ nên trong quá trình sử dụng cần có sự giám sát của bác sĩ, nhân viên y tế. Không được lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau vì sẽ gây ra những biến chứng về lâu dài.

Vảy nến thể giọt nói riêng là căn bệnh mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

các từ khóa liên quan: